Monday, September 19, 2011

VÕ THUẬT


Nói đến võ thuật, ai cũng nghĩ ngay đến những quyền cước đẹp mắt của Lý Tiểu Long, võ nghệ cao cường nhưng qua đời tuổi còn quá trẻ, người Tây Phương khi nói đến Đông Phương thì họ nghĩ ngay đến Shaolin, một loại võ thuật nổi tiếng Trung Quốc, nhưng họ chưa biết về võ thuật của chúng ta vì có rất ít người Việt nổi tiếng thế Giới về môn võ thuật này.



Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật, các võ phái, bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc do người Việt làm chưởng môn, gây dựng sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay, có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh với các võ phái nước ngoài khác. Võ thuật Việt Nam có nội hàm khái niệm rộng hơn thuật ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Trung Quốc) vốn thường dùng để chỉ những võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về trước trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn phái mới sinh thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam.
Kể từ bình minh của lịch sử, dân tộc Việt đã luôn phải chinh phục thiên nhiên hoang dã để mở cõi và đấu tranh chống ngoại xâm, nhất là những đạo quân từ phương Bắc tràn xuống. Những vũ khí bằng đồng của tổ tiên được tìm thấy, có niên đại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên, như dao găm, giáo, rìu, gươm là những vũ khí đánh gần. Việc sử dụng chúng đòi hỏi phải có sự can đảm, khéo léo kỹ thuật thành thạo. Chính những yếu tố đó lại rất cần thiết để phát triển các hình thức chiến dấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của vũ khí. Tuy nhiên, các sử gia đã không thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào minh chứng cho sự tồn tại của những kỹ pháp võ thuật, hiểu theo nghĩa hiện đại, trong nền văn hóa buổi đầu của lịch sử dân tộc.
Những sự kiện lịch sử trong suốt hai thiên niên kỷ tiếp theo đã thúc đẩy dần sự hình thành không chỉ binh pháp mà cả những kỹ thuật sử dụng binh khí: đại phá quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang năm 938, phá Tống năm 9811077, chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288, khởi nghĩa chống đô hộ của nhà Minh những năm 1418 đến 1428, chiến thắng nhà Thanh năm 1789.
Trong suốt hai thời kỳ nhà Lýnhà Trần từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, Phật giáo trở thành quốc giáo. Những phương thức nghiêm ngặt nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần, khí, ý, lực đã giúp các nhà sư không chỉ am tường tôn giáo mà còn rất giỏi . Thời Lý, các nhà sư thường tổ chức lễ hội ở chùa chiền và đền miếu, nơi có những hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ nghệ tay không hoặc có binh khí.


Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, Việt Nam tồn tại ở hai dạng: bình dân (tại các lễ hội) và triều đình (chương trình chuyên rèn luyện và thi võ). Các hoạt động võ thuật bình dân được tổ chức rộng rãi trong dân chúng, thường tại các lò võ và các lễ hội truyền thống, để giải trí, gia tăng tinh thần thượng võ, nâng cao kỷ luật và tự vệ. Nổi tiếng trong các lễ hội này là các hình thức võ vật, đặc biệt là vật Liễu ĐôiNam Định. Những đô vật tài giỏi được dân gian phong là "trạng Vật". Nhiều người trong số họ sau này trở thành những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, như Phùng Hưng, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Cừ, Lê Lợi, Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) và các đô đốc tài ba của họ v.v.
Trong khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra do những bậc công thần treo ấn từ quan để thể hiện sự phản đối của mình với chính sách của triều Nguyễn. Suốt thời kỳ này võ thuật phổ biến rộng rãi. Thậm chí khi phong trào chống Pháp suy yếu thì các lò võ vẫn âm thầm hoạt động và các võ sư vẫn bí mật truyền thụ võ thuật cho học trò, tạo nên những chương trình luyện tập võ nghệ của quần chúng tồn tại song song với võ kinh của triều đình. Tuy nhiên, đương đầu với những hỏa khí (súng, đại bác) hiện đại từ Tây phương, bạch khí (gươm, giáo, mác) tỏ rõ sự hạn chế. Trong quân sự, võ thuật đột nhiên không còn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến. Dưới thời thuộc Pháp, triều đình ngừng việc đào tạo võ nghệ và trong dân chúng, các môn thể dục thể thao phương Tây dần ngự trị. Tuy nhiên, rèn luyện võ thuật nhằm phát dương quang đại tinh thần thượng võ, kỹ thuật tự vệ, vẫn âm thầm nở rộ trong dân chúng, hình thành các trung tâm võ thuật với nhiều lò võ lừng danh ở Thăng Long - Hà Nội (miền Bắc), Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định (miền Trung), Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam).
Cũng từ cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20, nhiều trường phái võ thuật khác nhau đến từ các nước Châu Á khác du nhập dần vào Việt Nam như Judo, Aikido, Karate (Nhật Bản), Wushu, Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Nga Mi phái, Thái Cực quyền (Trung Quốc); Pencak silat (Malaysia), Taekwondo (Triều Tiên), quyền Anh (Châu Âu) v.v. Người Việt đã tiếp nhận, chuyển hóa, kết hợp với võ thuật bản địa, làm phong phú thêm kỹ thuật tự vệ của võ học dân tộc. Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam được thành lập năm 1991 với tinh thần gìn giữ và phát huy tinh hoa võ thuật của tổ tiên, giới thiệu quảng đại đến bè bạn năm châu một phần vốn liếng di sản văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ người Việt. Liên đoàn cũng đang hướng tới mục tiêu xây dựng một môn quốc võ, mà trọng tâm là sự đầu tư cho các võ phái như Bình Định cũng như các hệ phái võ thuật cổ truyền khác như, Nam Hồng Sơn Thăng Long võ đạo Tân Khánh Bà Trà v.v.
KUNG FU SHAO LIN


Kung fu hay gongfu hoặc theo âm Hán Việt công phu (chữ Hán: 功夫 Gong Fu) là một thuật từ tiếng Hoa thường được người nói tiếng Anh sử dụng để chỉ chung chung võ thuật Trung Hoa. Tuy nhiên nghĩa gốc của thuật từ này thì hơi khác một chút. Nó ám chỉ chuyên môn trong bất cứ tài năng nào của một người đạt được nhờ rèn luyện hay làm việc siêng năng nhưng không nhất thiết là tài năng đạt được từ võ thuật (thí dụ như chúng ta nói "công phu" lắm tôi mới tập nấu được món ăn này). Thuật từ văn hoa tiếng Hoa dùng để chỉ "Võ thuật Trung Hoa" là 中國武術 hay Trung Quốc võ thuật.
Nghĩa gốc của thuật từ công phu có thể là chỉ bất cứ tài năng nào. Công phu (功夫) là một danh từ kép gồm hai từ: từ (công) có nghĩa là "thành tựu" hay "giá trị", và (phu) có nghĩa là "người" như vậy theo nghĩa văn hoa thì thuật từ "công phu" có nghĩa là "thành tựu của con người". Nghĩa rộng của nó có thể được hiểu đây là thành tựu đạt được nhờ nỗ lực lớn. Theo Hòa thượng Thiếu Lâm tự Shi Yan Ming, công phu cũng còn có nghĩa là "từ sáng sớm đến chiều tối mài sắc lưỡi kiếm".
Ban đầu, nói đến tập luyện "công phu" thì không phải để ám chỉ tập luyện võ thuật Trung Hoa mà thôi. Thay vì thế, nó ám chỉ một tiến trình rèn luyện của một người - rèn luyện sức mạnh thân thể và trí tuệ, học tập và hoàn hảo năng khiếu của mình - hơn là ám chỉ đến những gì mình đang luyện tập. Nó ám chỉ đến sự xuất chúng mà đạt được qua luyện tập lâu dài trong bất cứ thử thách nào. Bạn có thể nói công phu của một người nào đó rất giỏi trong nấu ăn hay người kia có công phu viết chữ đẹp. Khi nói một người có công phu trong một lĩnh vực nào đó thì có nghĩa là đang ám chỉ đến tài năng của người đó trong lĩnh vực đó mà người đó đã làm việc gắng sức mình để phát triển. Một người nào đó có "công phu tồi" vì có thể họ đã không dành nhiều thời giờ và cố gắng để rèn luyện hay họ thiếu động cơ cố gắng để rèn luyện.
Thuật từ Kung fu không thông dụng để chỉ "Võ thuật Trung Hoa" cho đến thế kỷ 20 vì thế khó tìm ra bất cứ tài liệu xưa nào dùng thuật từ này để chỉ Võ thuật Trung Hoa. Thuật từ này không thông dụng trong tiếng Anh cho đến cuối thập niên 1960 khi nó trở nên phổ biến nhờ vào phim võ thuật Hồng Kông, Lý Tiểu Long, và sau đó là loạt phim truyền hình Kung Fu.
Chùa Thiếu Lâm (Hán tự: 少林寺; bính âm Hán ngữ: Shàolínsì; phiên âm Hán-Việt: Thiếu Lâm tự; dịch nghĩa: "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất") là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tôngvõ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" (mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).
Taekwondo, Tae Kwon Do, Taekwon-Do (跆拳道), hay Đài Quyền Đạo theo âm Hán-Việt (trước kia thường được gọi là Thái Cực Đạo), là môn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Triều Tiên, Tae (, hanja đài) có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon (, hanja , quyền) nghĩa là "đấm bằng tay"; và Do (, hanja , đạo) có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật." Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."


Người Việt hải ngoại nổi tiếng tại Mỹ như Võ sĩ Cung Lê
(sinh ngày 25 tháng Năm, 1972 tại Sài Gòn) là võ sĩ quyền cước môn Tán Thủ, Taekwondo và cũng là võ sĩ võ thuật tổng hợp người Mỹ gốc Việt. Hiện anh đang giữ chức vô địch hạng trung giải Strikeforce.
Cung Lê được tôn vinh là võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới tại lễ trao giải thưởng giải trí Châu Á 2004.
Ngoài sàn đấu, anh còn xuất hiện trên màn bạc với nhiều vai diễn võ thuật. Năm 2009, anh hợp tác cùng ngôi sao Chân Tử Đan trong bộ phim của Trần Đức Sâm "Thập nguyệt vi thành".
Cung Lê bất bại trong sự nghiệp Tán Thủ chuyên nghiệp của mình với 17 trận thắng, không có hòa hay thua. Anh giành được ba huy chương đồng ở các giải Tán thủ không chuyên thế giới. Anh đã ba lần làm đội trưởng của đội Mỹ tham gia giải Vô địch Wushu Thế giới. Anh còn là đội trưởng Mỹ tham dự Giải Vô địch Võ thuật Thế giới tổ chức tại Ý năm 1997 và ở Hong Kong năm 1999.
Ngày 15 tháng 12 năm 2001, anh đánh bại Shonie Carter ở San Jose, California để giành danh hiệu vô địch Tán thủ Chuyên nghiệp Thế giới Hạng nhẹ của Liên đoàn Kickboxing Quốc tế.
Tháng Năm năm 2003, anh tham gia giải K-1 và thêm vào bộ sưu tập thành thích ba trận toàn thắng của mình, trong đó có một lần hạ đo ván (knock out).
Cung Lê tham gia giải đấu võ thuật hỗn hợp đầu tiên ở giải Strikeforce vào ngày 10 tháng 3 năm 2006 tại San Jose, hạ đo ván đối thủ kickboxing Mike Altman ở phút thứ 3:51 hiệp đầu tiên. Ba tháng sau, anh đấu với đối thủ từng trải giải King of the Cage (tạm dịch: Vua võ đài) Brian Warren và hạ đo ván anh này bằng hàng loạt cú đấm ở phút 4:19 hiệp đầu.
Tiếp theo ở giải Strikeforce vào ngày 8 tháng 12, 2006, anh đánh bại Jason Von Flue ở giây thứ 43 vì giải phải bị dừng do một vết cắt.
Anh đánh bại đối thủ kỳ cựu môn võ thuật hỗn hợp Frank Shamrock vào ngày 29 tháng 3, 2008 trong giải rất được mong đợi do Strikeforce kết hợp với EliteXC ở San Jose. Anh thắng hạ đo ván kỹ thuật Frank Shamrock bằng các cú cước liên tiếp làm gãy cánh tay phải anh này để giành danh hiệu Vô địch hạng trung.
Anh được cho là võ sĩ có lối tấn công đa dạng, hiệu quả và chính xác, đặc biệt những cú đá của anh (dựa trên phong cách chiến đấu của Taekwondo và Muay Thai) cú đá của anh được gọi là vũ khí nguy hiểm nhất ( the most dangerous weapon) . Wrestler Bill Goldberg mô tả cú đá hậu quay vòng của anh như "đụng phải xe tải" và cũng là cách đá tấn công nguy hiểm nhất của Cung Lê.
Kung Fu Cinema xác nhận rằng Cung Lê sẽ cộng tác với hãng trong phim Tekken trong vai Marshall Law ( một cao thủ Jeet Kune Do trong game Tekken ) vào năm 2009.
Sumo (相撲, sūmo, tương phác) là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản. Hai lực sĩ Sumo sẽ phải đấu với nhau trong một vòng tròn gọi là dohyo (土俵, thổ biếu) có đường kính khoảng 4,55 mét (hay 15 shaku theo đơn vị đo chiều dài ở Nhật Bản). Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.



Muay Thai (
tiếng Thái:
มวยไทย, phát âm như Mui Thái trong tiếng Việt) là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền anh Thái (Thai boxing), tuy nhiên nó khác nhiều so với môn quyền anh của phương Tây. Môn thể thao này đã hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran ( Ancient Boxing ) dưới triều đại quốc vương Naresuan, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này, xem như điển hình trong cuộc chiến, tay không chống trả với địch. Binh sĩ Xiêm La phải ôn luyện thực hành để tranh tài với nhau tại từng địa phương hay từng vùng. Không chỉ riêng Thái Lan mới có có Muay, ở mỗi quốc gia trong khu vực Châu Á cũng có Muay, thế nhưng ở mỗi quốc gia, tên gọi Muay có sự khác biệt. Nhưng cũng có nguồn cho rằng Muay Thai do Nai Khanomtom - một binh sĩ Xiêm La sáng lập khi bị bắt làm tù binh Miến Điện. Khi bị bắt, ông đã được yêu cầu giao đấu với 10 võ sĩ hàng đầu Miến Điện và ông đã thắng toàn bộ bằng cách sử dụng những chiêu thức được học trong quân đội. Người ta cho rằng đấy là trận đấu Tharshanning chính thức đầu tiên.


  • Campuchia gọi là Kun Khmer, Pradal Serey hoặc Bokator
  • Malaysia gọi là Silat
  • Indonesia gọi là Tomoi
  • Myanmar gọi là Lethwei
  • Lào gọi là Muay Lào
  • Việt Nam có hai môn võ hay sử dụng cùi chỏ và đầu gối gọi là Bình Định giaViệt Võ Đạo
Riêng về nguồn gốc của Muay xuất phát và khởi nguồn từ quốc gia nào nhưng cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Võ thuật là kỹ thuật tấn công, phòng thủ và tránh né có tính toán trước, hay theo phản xạ tự nhiên do sự tập luyện lâu ngày mà có được.
Võ thuật gồm nhiều loại kỹ thuật chiến đấu và tự vệ như tay không : đấm, đá, quăng quật, chém xỉa..., sử dụng vũ khí như : côn, kiếm, đao, xích … . Từ xa xưa,
khi mà xã hội loài người chưa có một nền văn minh khoa học như hiện nay. Không có luật pháp che chở, nên yếu tố Khỏe, có Kỹ Thuật và Gan Dạ là ba điểm buộc phải có để con người tồn tại và phát triển.
Cả 3 yếu tố đó được bao gồm đầy đủ trong Võ thuật.  
Thuở xưa, khi xã hội loài người còn sống theo định luật tự nhiên "Mạnh được yếu thua" thì sức khỏe và có võ thuật là những yếu tố để tranh quyền, đoạt vị. Người nghèo tập luyện võ thuật để được khỏe, và có khả năng tự vệ khi bị ức hiếp. Người giàu tập luyện võ thuật để bảo vệ của cải, và dùng võ thuật lấn đất, lấn quyền hầu được giàu hơn... Vì thế không ai bảo ai, không có chính quyền nào cổ võ, không có phim ảnh, sách báo quảng cáo rầm rộ, hay khuyên dạy người ta tập võ, nhưng võ thuật là nhu cầu bức thiết trong đời sống nên người ta đã tự động luyện tập võ thuật như một khí giới cho sự sống còn. Thế nên, võ thuật trong thời điểm này đã được tập luyện, có thể nói hầu như tuyệt đỉnh...
Võ thuật tự nó không xấu, không tốt. Tốt xấu là do cách con người sử dụng nó. Tập luyện võ thuật, để có một sức khỏe dẻo dai, có một thân hình cân đối để đẩy lùi những bệnh tật thông thường. Tập võ để có một kỹ thuật tấn công hay tự vệ khi cần thiết. Tập võ để bênh vực kẻ cô độc, yếu thế. Tập võ để tạo cho mình một kỷ cương trong đời sống, trui rèn nhân cách, làm ngọn đuốc cho những người chung quanh cùng soi chung. Như thế, ta đã đưa võ thuật lên vị thế võ đạo. Võ Đạo là một phần trong văn hóa dân tộc, mà văn hóa dân tộc thì rất cần thiết cho cuộc sống như khí trời, như dưỡng chất: cơm ăn, nước uống. Võ Đạo chính là một trong những triết lý giáo dục nhân bản nhất hiện nay.
Snowynguyen sưu tầm
Tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Thi%E1%BA%BFu_L%C3%A2m
file:///C:/Users/JENNYT~1/AppData/Local/Temp/News-3062.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_L%C3%AA
http://vi.wikipedia.org/wiki/Taekwondo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Sumo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Muay_Th%C3%A1i
http://killman007.blogspot.com/2010/08/vo-thuat-co-tac-dung-gi.html



Hiệu ứng tuyết rơi