Monday, June 13, 2016

THƯƠNG AI HƠN HỌ THƯƠNG MÌNH HƠN AI



Trên đời ai cũng thế, không ai thương mình bằng bản thân mình thương mình và ngược lại, không ai thương họ bằng chính họ thương họ.
Dân gian thường nói
Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông
Thực tế không ai thương người khác hơn bản thân họ, nói thì nói vậy chứ thực tế đúng chăng?! Mình thương mình chưa đủ vì mình chạy theo ngoại cảnh quá nhiều, chỉ biết làm sao giàu hay giỏi như người khác, để được cho xung quanh biết đến mình, quên lấy chính mình không biết thương thân mình, cho thân xác làm tơi tã, cuối cùng thì được gì chăng? Thân xác thì mang bệnh tật từ những điều không cần thiết mang vào thân. Thay vì thương lấy thân mình chăm sóc cho phần hồn ấy nhẹ nhàng hơn bớt động loạn hơn, lui về với thanh tịnh, họa chăng tìm ra được bản thân mình từ thanh tịnh và tình thương, hãy tin tưởng mọi thứ ta có thể làm được, mọi thứ đến và đi đều do sự sắp đặt có trật tự, kỳ điệu của Thượng Đế mà ta lãng quên nó đã sẵn có.
Không thương lấy thân mình, lúc nào cũng cầu mong điều gì đó từ ông Trời, mà quên tìm đến ông ấy, làm sao ông ấy xuất hiện, vái trời vái phật. Khi trong tâm không thực hành và nghĩ đến ông ấy sao ông Trời hay ông Phật đến với mình?!
Khó khăn bệnh hoạn lúc nào cũng mong Trời mong Phật giúp mình, thế lúc còn khỏe mạnh hãy tìm đến và nghĩ đến ông ấy, chắc chắn rằng ông Trời, ông Phật trong ta không bao giờ bỏ ta.
Hãy tập cho vạn linh trong ta không lười biếng, cho chúng có thói quen tốt như sự từ bi và sáng suốt sẵn có, đừng để nó bị lu mờ do tánh hư tật xấu từ nhiều nhiều năm tháng qua.
Khi ta trần trược mọi việc đến rất khó khăn vì ta không hiểu đó là bài học là nghiệp đến từ trong nhiều kiếp và quá khứ mình phải trả. Muốn hiểu tốt hơn mọi sự việc đến và đi theo định luật Trời định hãy tìm đến ông ấy, ông ấy rất gần nếu ta hiểu và rất xa nếu ta không hiểu điều này. Khi mai mắn  đến với ta đều do ông Trời cho mà ta có,  hưởng được những mai mắn này là do phúc đức từ xưa mang đến, nhưng khi ta không thể tận hưởng hết chúng, chắc chắn rằng do ta đã lãng phí quá nhiều thứ mà ông Trời ân ban, phá hủy nó nhanh chóng hơn ta tưởng. Hãy quí lấy thân xác khó khăn lắm mới được tạo thành này.
Nhơn nhơn giai thành Phật
(Lời Thiền sư Lương Sĩ Hằng)
Ai ai cũng có thể thành Phật, vì Phật cũng là nhân tại thế, có điều khác là Phật tu đã quá nhiều nghìn kiếp mà đạt, hãy theo bước chân của ngài mà đi, lấy bài học mà nhắm đến nếu ta hiểu rằng khi ta hiểu được chút ít tâm đạo, thì ông Trời cũng sẽ gửi cho ta nhiều món quà quí giá và ta sẽ phải đón nhận mà học hỏi và tiến hóa theo những gì Phật đã làm. Không kỳ thị với chính bản thân mình, không nên cho rằng mình không làm được, tất cả là do ý chí mà thôi, dù ít hay nhiều mình cũng có chút ít quà mang theo khi ra đi.
Một ngày thiên đàng bằng một năm thế gian, một ngày thế gian bằng một năm địa ngục.
Hãy chọn cho mình hướng đi mà theo những bước chân ngài đã làm. Chúng ta sẽ làm được, với bi trí dũng và tự tin với chính mình. Hãy thương lấy chính mình, cho thân xác làm việc đúng chừng mực, cho hồn được thanh tịnh để tìm ra chính mình và tìm được vía của mình. Hãy thương lấy vía, vì vía đã cực khổ nhiều năm qua mà không được tu tập đúng mức, chỉ tham trần tục rước những trần trược xung quanh, rồi quên lấy mình, quên là mình còn có vía. Đừng cho tánh hư tật xấu nó có cơ hội làm chủ phần sáng suốt là phần hồn của chính mình, phần hồn trở về vị trí tự chủ và điều khiển tánh vía của mình.
Mình có thương họ thì đâu bằng họ thương chính họ và có lo cho họ cũng không bằng chính họ lo cho họ.
Khi mình ra đi tự mình lo cho mình đâu ai lo cho mình được, khi bệnh hoạn xảy đến đâu ai thấu hiểu và hứng chịu nỗi đau thể xác của mình bằng chính mình. Tự mình cứu độ mình để cố đạt được di thiện tối lạc.
Chúng ta sẽ làm được như câu nói
Hãy tu hành thực sự, có tu là có hành để tìm được nguyên căn sẵn có từ thanh tịnh và tình thương.
Hạnh phúc là chính mình hiểu lấy mình.

 (Lời Thiền sư Lương Sĩ Hằng)
Snowynguyen le printemps 2016


Đọc tiếp →

Friday, November 13, 2015

PHÀM NGÃ




Cha mẹ sinh ta ra, dạy cho ta lễ giáo trần gian, học làm người tốt có ích cho gia đình hay xa hơn là xã hội, hay mang chút tiếng tăm cho dòng họ vv và vv.

Thế nhưng không phải ai cũng được dạy dỗ cặn kẽ những điều này, do trình độ điều kiện hoàn cảnh ta được sinh ra…

Sư thanh tịnh không phải ai cũng được giáo huấn từ cha mẹ mà ra, cha mẹ không dạy ta lui về với chính ta chính sự thanh tịnh từ khi lọt lòng, từ quang trong những đứa trẻ dần mất đi từ khi ta lớn lên trưởng thành, sự ham muốn và dục vọng ngày càng lớn hơn, rồi ta tự đánh mất đi cái bản năng ngây ngô, tự nhiên hồn nhiên và từ quang tốt đẹp ấy cũng dần thay đổi theo thời gian, vì ta tự đánh mất từ những gì xảy ra xung quanh mình.

Có ai đó mai mắn được sinh ra từ cha mẹ đã chuẩn bị trước cho ta mọi thứ từ lễ giáo cuộc sống, rồi sự giáo dục xã hội và trở về thanh tịnh chính mình, có mấy ai?! Hay tự bản thân nó thanh tịnh từ thuở lọt lòng đó là con số nhỏ nhoi trong xã hội này.

Phàm tâm sinh ra cho rằng mình biết mọi thứ do mình đã được tôi luyện từ giảng đường hay xã hội. Thế nhưng điều gì chúng ta cũng chỉ biết một ít, cái gì cũng biết không tường tận nhưng thích cho mình là uyên thâm?! Con người sinh ra từ bản ngã phàm trần nhiều tham vọng thích mọi thứ theo ý muốn của mình, thích làm phiền người xung quanh, không tự cứu lấy chính mình, không tự tôi luyện khi có cơ mai được nhận thức, thích mang sự hiểu biết nhỏ nhoi ra phô trương trước mọi người, thích mang lý do nào đó để tự mình lui về với cái sẵn có tự nhiên trong mình là thiếu siêng năng tôi luyện. Phàm ngã thích nói hơn làm.

Ta sinh ra từ khôngtất cả từ vật lộn chống chọi với cuộc sống hàng ngày, rồi ta lại trở về không được những hạt cát chôn vùi mà ta giẫm đạp nó hàng ngày.

Điều khó nhất là nói dễ hơn làm, cái làm cho ta sợ nhất là người làm trong siêng năng và nghiêm túc, kẻ nói luyên thuyên chỉ là điều sáo rỗng mà thôi.

Con đường trước mặt chông chênh khó nhọc, phải tôi luyện nhiều và nhiều hơn, học nhiều và nhiều hơn từ những mai mắn ta nhận thức, để được tốt hơn ở ngày mai thoát ra sự đau khổ tâm thân mà ta có từ xa xăm mang đến hay từ ta mà ra.

Chơn ngã được tôi luyện nghiêm túc và lý trí sắc đá sẽ mang lại niềm vui cho phàm tâm, nó cuốn hút ta như lực nam châm khó rời vì từ tâm trong họ. Nếu phàm ngã được cơ hội thức tâm cố gắng điêu luyện nó vì thượng đế trong ta đã có cơ hội trỗi dậy, rồi từ tâm trong ta sẽ sáng, không gì có thể đánh đổi dù có vạn kim cương cũng chỉ là hư vô.

Snowynguyen herfst 2015




Đọc tiếp →

Tuesday, November 3, 2015

CHƠN TÂM



Nó từ suy nghĩ cao thượng, bao dung và vị tha, muốn hướng mọi sự việc từ phàm trần và đưa nó đến chơn tâm cho nhẹ nhàng thanh thãn, điều này không phải dễ, ví như bay lên tận chín tầng mây không được chấp cánh, điêu luyện.

Phàm trần ai cũng mang trong mình sự cân nhắc cho mọi việc, làm gì cũng nghĩ tại sao phải làm?! Liệu nó mang lợi ích cho mình chăng? Sợ rồi làm mà chẳng được gì như công dã tràng mà dân gian thường nói

Công em bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò cò bay?!

Như chim mang gánh nặng ngàn vàng bay qua biển khổ đời thường rồi rơi vào đấy, đó là sự trần tục mọi việc cưu mang, mang trong mình sự nặng trược thế gian, nhiều khổ lụy tình tiền duyên nghiệp. Biển khổ nặng nhất là tình khó qua, tiền cho ta sự tham muốn thống trị mọi thứ. Nếu không có nó ta sẽ khổ hay ta phải mang nó ra đối chọi xung quanh mình, để được gì chăng?!

Chung qui con người vướng phải phàm tâm, sự khó khăn xung quanh từ ta mà ra, sự buồn phiền cũng thế, cố gắng vượt qua mọi thứ, hãy cho nó vào chơn tâm, vào sự thanh nhẹ quảng đại bao dung, nó giúp ta nhẹ nhàng hơn, ta phải học những bài học khó nhất mà trường đời cho ta, trở về thanh tịnh với chính ta, chắc chắn ta sẽ nhận ra chân tướng của nó rõ ràng hơn. Hướng về chính mình đó là thượng đế trong tâm ta, tình yêu bao dung quảng đại nó sẵn có từ khi ta mới chào đời.

Khi ấy chơn tâm ta nhẹ nhàng làm việc gì cũng nhẹ nhàng, khi ấy

Công em bắt tép nuôi cò

Cò ăn cò lớn cò lên thiên đàng

Ta thấy vui hơn không vướng bận không rúc mắc nào trong tâm, khi ta bỏ công vào điều gì đó, vì điều đó có ích cho ít nhất một người, nó làm cho vạn sinh linh trong ta vui theo, cho cuộc sống tinh thần ta khoan khoái an lạc, có gì mua được chăng?!

Snowynguyen Automne 2015
Đọc tiếp →

Tuesday, October 20, 2015

KHÔNG MANG THEO



Bài học Ông Trời cho mọi người qui chung là sự khổ đau rồi đến hạnh phúc khi thức tâm, hạnh phúc không vĩnh cữu, vật chất không mang theo khi ta ra đi. Tâm thức là điều cốt yếu cần chăm sóc.

Hạnh phúc đang có không từ ta tạo ra, sự phồn vinh ta nắm không từ sự thông minh giỏi giang mà có. Mọi thứ chủ yếu là từ ông trời mà ra, sự sắp đặt huyền diệu, khó ai cưỡng lại. Sự tranh giành, đua đòi, tranh đấu… Cũng chỉ trở về không, điều mang theo cho mỗi chúng ta là tâm thức nhận biết sự huyền diệu từ ông trời cho ta, phải biết chăm sóc lấy chính mình, yêu thương thân mình, không ai yêu mình bằng bản thân mình. Nói yêu ai đó mà sợ mất mát đi điều gì đó thì không nên nói ra, muốn chăm sóc ai đó mà bản thân mình không tự chăm sóc cho mình, mang thêm phiền muộn, khổ lụy thân, không tha thứ yêu thương, cho xung quanh mình chỉ rước vào tâm thức mình ngoại cảnh không thanh tịnh làm cho thân mình cứ suy tư đau khổ hay bực bội khó tả… Đó từ tâm thức mình mà thôi, yêu thương thân mình không mang vào sự lụy phiền, tranh đua ngoại cảnh, điều hạnh phúc vui vẻ sẽ mang vào cho ta sự khỏe mạnh, vui sống tránh nhiều bệnh tật từ ta mang vào chính ta.

Khi ra đi mang theo gì?! Chẳng điều gì cả duy nhất là tâm thức ta sáng với sự thiêng liêng từ ta mà ra, trở về với chính ta, yêu thương thân ta, vật chất trước mắt chỉ cho ta màu sắc không mang theo và cho ta mất đi sự thanh tịnh trong tâm hồn, không gì quí hơn sức khỏe ta mạnh mẽ từ những điều vui sống xung quanh mình, đó là điều duy nhất mang theo khi ra đi.

Ai cũng có bài học của riêng mình, hành trang mang theo là hướng về nơi mà ta nghĩ là không, nhưng nó hiện hữu chỉ có điều ta có nhận thấy nó không nếu ta không trở về với chính mình, đó là sự thanh bình trong tâm trí, Phật trong ta, mọi người đều là tâm Phật chỉ có điều không ai nhận thấy nó khi bản thân mình quá chạy theo xung quanh mình, mà quên đi mình đang hiện hữu.

Mở tâm thức yêu thương, hòa nhịp vào tình yêu sẵn có trong tâm mình, tình yêu ấy sẽ cao hơn đó là chơn tâm. Xung quanh đều cho ta bài học, bài học nhẫn mà ta phải đối diện nó, dù nó có chua cay.

Thế giới bên ngoài đều là những bài học, sự sắp đặt từ ông trời, chúng ta không cần quá chạy theo nó mà quên đi mình, cái nhà nhỏ của mình hãy chăm sóc nó, nhà quá lớn không chăm sóc như những mãnh vườn hoang không chủ, không lợi ích cho ai, chỉ mang về cho bản thân mình sự hướng ngoại không cần thiết. Mất đi sự thanh tịnh sẵn có khi ta sinh ra từ những đứa trẻ thanh cao ngây ngô  không màu sắc động loạn.

Mở cửa thiên đàng đóng cửa thế gian để ta trở về với thế giới nhỏ của mình hướng về tâm Phật sẵn có đã ngủ yên trong ta đó là sự vĩnh cữu trong tâm thức sáng ngời. Không phải ai cũng hiểu được những điều khó nói này.

Hành trang đẹp đẽ mang theo từ thế giới này là tâm thức tu hướng về sự thiêng liêng nhất cho tâm mình nhẹ nhàng hơn.



Snowynguyen 2015
Đọc tiếp →

Saturday, August 15, 2015

CHUYẾN XE TƯƠNG LAI



Mỗi con người như những chuyến xe đến từ nơi xa, qua bao nhiêu trạm dừng, rồi lại chuẩn bị cho chuyến xe rời bến. Đi về đâu và phải chuẩn bị gì khi xe dừng đến một nơi an toàn xa xôi?!

Hành trình mà chúng ta đến và chuẩn bị ra đi, nó trãi qua bao thăng trầm, như những tài xế giỏi, lái chuyến xe mình vào thế giới này theo quỹ đạo mà thiên cơ đã định. Phải học những bài học khác nhau, cũng như những cỗ xe mới cũ, cũ thì phải bão trì nhiều và lâu hơn, những cỗ xe mới. Những gì mình có được từ thực tế ví như những chuyến xe phải chạy đến những trạm xe rồi tiếp nhận cái mới mẻ của thực tế, phải gặp những trắc trở trên chuyến xe mình lái đó là những bài học, nhiều hay ít, do tâm thức của mình nhận biết, nặng nhẹ, dễ khó, sướng khổ… Thiên định, từ kiếp nào, chẳng ai biết trước, những gì mình nghĩ và làm, rồi dẫn đến kết quả đều có căn cơ của nó, không thể cưỡng lại những gì mà mình cho là đúng, có những việc đến mà mình không biết tại sao?! Ai cho mình những bài học mà mình cũng không thể biết trước được, cũng như những chuyến xe, cứ thẳng tiến theo hành trình đã vạch sẵn, thế nhưng không phải lúc nào nó cũng đi theo quỹ đạo và hành trình mong đợi, vì sao?! Dân gian hay nói ‘ý trời’, ông trời là ai? Ông trời ở xa lắm chăng? Gần ngay trước mặt?! Vì những bài học ông cho ta mỗi ngày cứ khác nhau, chua cay, ngọt bùi…

Những chuyến xe đông khách, rồi xảy ra những việc đáng buồn… Vì sao?! Vì con người không kiểm soát chuyến xe mình, con người còn quá nhiều lòng tham, tham trên sự giả tạo, phù du… Cuộc sống là những bài học, cho ta thấy nó quá nhiều màu sắc sặc sỡ để ta lao vào, rồi ta được gì và mang theo gì ở tương lai từ chuyến xe mình.

Chuyến xe tương lai mà ta phải chuẩn bị đó là phần thiên liêng, tâm hồn thanh thãn, thân xác ta để lại không mang theo, cái mang theo ta là sự trong sáng thanh nhẹ trong tâm hồn, phải chuẩn bị cho mình những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn, đó là tâm thức tu. Khi ấy mọi việc không còn là những trò tham lam của thế giới này, sự ganh ghét bon chen, đua đòi, không còn là sự tham muốn. Những gì ta làm được có ích cho ai, hãy giữ nó cho tâm hồn mình thanh thãn, khi ta ra đi thế gian này còn có cái mang theo, cái thân xác nặng trược này chỉ là chùm gửi từ xa xăm ta tìm thấy và sử dụng cho tâm hồn tối tăm, bước ra ánh sáng từ nơi xa kia.


Snowynguyen Summer 2015
Đọc tiếp →

Saturday, March 28, 2015

RỔ CÁ


Thuở nhỏ, khi ấy tụi tôi khoảng 5-10 tuổi, mỗi sáng người phụ nữ khơ me lớn tuổi hay có cái khăn rằn quấn ngang đầu rồi mang rổ cá đủ loại nào là cá lòng tong, cá bóng... đến cho má, những con tôm tươi lắm, những con cá con cũng cứ thể nhảy lung tung. Má nói ' cá tươi kho quẹt ăn rất ngon'.

Không biết sao cứ mỗi lần mua như thế chỉ có vài ngàn mà người này có thể nuôi sống cả gia đình mình, nhưng khi ấy quá nhỏ tôi không suy nghĩ nhiều, chỉ thấy rằng rổ cá má mua mỗi ngày mang đi kho tiêu, ngon lắm ăn sáng với cháo hay má nấu canh ăn trưa với rau đắng hay canh chua đều thấy ngon. Món ăn má làm từ những điều đơn giản nhất cũng thấy ngon cả đời.

Con người ta ở cái hoàn cảnh khó khăn nhất là hoàn cảnh tôi luyện hay nhất, con người không thể làm ở hoàn cảnh tốt nhất, nhưng với hoàn cảnh khó khăn nhất họ đã làm được xấu sắc nhất.


Ai cũng thế cái điều đơn giản nhất là học hỏi để vượt lên hoàn cảnh, nhưng sẽ bị trùng bước bởi hoàn cảnh quá tốt hay lý do cản trở là biện luận cho bản thân mình.

Nhưng đối với tôi má lúc nào cũng muốn con cái đoàn tụ dưới ngôi nhà của má, mong rằng ngôi nhà ba má vẫn nằm đó, là nơi mà chúng tôi sẽ lại được gặp nhau.

Tâm ai tốt xấu rồi ông trời sẽ phán xét, lương tâm con người là tòa án tốt nhất phán xử những gì mình đã làm. Hạnh phúc bền lâu, 'nhân quả' đều được quán trả rõ rệt. Cuộc đời ngắn ngủi, nhưng biết làm bằng cái tâm đẹp thật thụ không màu mè, sẽ là cái quả ngon, ngọt mà ông trời ban tặng.

Hãy vì cái chung, cũng đừng vì lợi riêng rồi tạo nhiều điều 'độc địa nhất' mà sau này tòa án lương tâm sẽ mang nó ra phán xét.

Mình không giúp ai được thì nên ngồi yên đấy mà ngắm nhìn, lo cho mình chưa xong không nên lo cho ai khác. Không cần thiết đã kích cho việc riêng của họ, vì không là cuộc sống của mình. Chăm sóc tốt nhất cho cái tâm của mình, mình chưa xong đừng gọi họ theo mình.

Rổ cá má ngày xưa nhắc nhở chúng tôi rằng, những món ăn ngày xưa má làm cho chúng tôi ăn, nó chất phác tươi nguyên, không màu sắc bên ngoài, nhưng nó bổ và không hại gì cho sức khỏe, má mong chúng tôi lại được đoàn tụ nơi ngôi nhà mà ba má đã tạo cho chúng tôi và mong chúng tôi gìn giữ nó, mong rằng ai đó đừng quá vì cá nhân mình mà hãy vì cái chung nhất mà giữ gìn nó, là ngôi nhà tổ còn em tôi trong ấy không ai muốn chăm sóc nó khi má tôi ra đi.

Tôi chỉ mong trời đất cho tôi cái mai mắn nhất là được thấy lại ngôi nhà ba má tôi tạo ra, được chăm sóc cho em tôi, thấy lại rổ cá ngày xưa nhưng tự tay tôi sẽ làm nó dù tôi không được học từ má những món ăn ngon nhất và được thăm ngôi mộ, đốt nén nhang trước mộ ba má tôi và nói với ba má rằng 'con đã trở về như trong mơ con thấy'.


Snowynguyen Spring 2015
Đọc tiếp →

Monday, March 9, 2015

MẸ CHỊ TÔI





Khi nghe hai ca khúc này tôi rơi lệ, chắc vì người truyền tải nội dung của nó, có tâm tư thật sự, mới có thể làm người khác suy tư.

Gần 30 năm qua, nhớ ngày chúng tôi xa quê, ngày chị tôi quyết định ở lại chăm sóc chúng tôi, vì chúng tôi còn ngu ngơ giữa đất SÀI THÀNH nhiều mưu mô cám dỗ, tụi tôi nhỏ quá dù đã ở tuổi mười tám còn lo ăn học, bỏ đi tình cảm của riêng mình, vì người ấy cũng chẳng xứng đáng với chị dù có yêu thương nhiều những năm ĐH, rồi chia tay người ấy, hy sinh tình cảm riêng để được gần gũi gia đình em út, cái TÂM này đẹp lắm, nó làm chúng tôi suy nghĩ cầu mong trời cho chị hạnh phúc mai sau.

Rồi những ngày ấy cũng đến chị được lại trong hạnh phúc ngắn ngủi lo âu, không biết hạnh phúc ấy giã thật vì cái màu bên ngoài ai cũng muốn. Sự thật lúc nào cũng thế, sống với TÂM THẬT của mình, yêu thương thân mình, nghĩa là yêu thương người gần nhất, chắc chắn rằng chẳng ai bỏ mình cả.

Sống từ TÂM chắc chắn rằng tình yêu chân thật sẽ đến, đến với mình trăm tuổi không vụ lợi, biết chia sẻ khó khăn cùng nỗi lo âu người phối ngẫu chắc chắn rằng ít nhiều mình sẽ có tình yêu đích thực.

Mẹ tôi ra đi, hưởng hạnh phúc là gần gũi ba tôi, tuy nhiên ba mẹ tôi chắc chắn trên cao kia cũng nhiều lo lắng cho con cái mình, ngày nay ngôi nhà ba mẹ tôi lại vắng bóng ba mẹ, nhưng hình ảnh ba mẹ lúc nào cũng trong tâm trí chúng tôi, anh em tôi sẽ cố gắng gìn giữ nó, nhà hương quả, hy vọng nó sẽ giữ mãi trong không khí đầm ấm ngày ba mẹ tôi còn đấy, nó không đỗ vỡ bởi bất cứ sự mưu tính sai lầm nào, đó là cái TÂM THẬT của chúng tôi.

Mẹ tôi quá lo lắng, đau buồn, mẹ tôi ngã bệnh mà không nói được, mẹ lúc nào cũng muốn những đứa con mình không thiếu thốn thua thiệt bất cứ ai, nên tất cả đều được sắp xếp kỹ lưỡng, thế nhưng nếu cần mẹ giúp đỡ hay nói thật với mẹ, mẹ là người hiểu con cái mình nhất không ai có thể hiểu hơn mẹ. Không nên lừa dối mẹ và đối xử không như cái TÂM của người con hiếu thảo, để cho riêng mình mục đích nào cả, nó mới là cái TÂM THẬT mà ai cũng thương mến ghi nhớ về sau.

Những gì mình làm hãy nghĩ đến TÂM, nó mang đến sự đau buồn cho người khác chắc rằng cái TÂM mình phải xem lại và sẽ nhiều ưu tư về sau.

Mong rằng chị tôi lại được hạnh phúc thật sự, mai mắn sẽ đến mọi việc sẽ ổn thỏa sau những lo lắng của mình, mong rằng trên cao kia ba mẹ tôi giúp đỡ chị tôi có được hạnh phúc thực sự ở tương lai.

Tương lai phía trước không ai đoán được, nhưng cái TÂM ngày nay là TÂM THẬT chắc chắn rằng sự yêu mến xung quanh là câu hỏi nhanh nhất cho đáp án ngày hôm qua mà người đời hay nói GIEO NHÂN GẶT QUẢ.

Nơi xa xăm kia ba mẹ tôi đang trông ngóng chúng tôi trở về quê ngày TẾT đến, ước muốn ấy sẽ có một ngày chúng tôi sẽ gặp nhau cùng 10 anh chị em, và đứng trước mộ ba mẹ nói rằng chúng con 10 đứa lại được đoàn tụ được gặp lại ba mẹ nơi hai nắm mộ kia được gần nhau và ba mẹ sẽ vui nhìn thấy chúng tôi đang cùng con cháu đoàn tụ ngày TẾT về trong ngôi nhà ba mẹ tạo nên từ sự vất vã nhiều năm của đời mình. Ước mơ dù xa xăm nhưng nó sẽ đến, ngày ấy sẽ đến gần mẹ ơi,


Snowynguyen tuần thứ hai 13/03/2015 ngày má mất 
Đọc tiếp →

Monday, March 2, 2015

KHÔN LỚN



Gần Tết khoảng mồng 28, má hay thức rất sớm khi trời chưa rạng sáng, đi chợ sớm để được mua thức ăn ngon, để cúng Tết, nào rau cải tươi, thịt cá, gà, trái cây...

Má dạy chúng tôi, muốn ăn ngon phải thức sớm, lúc ấy trời chưa sáng người ít đông đúc thì chọn được những thứ ngon nhất. Tôi thích theo má đi chợ từ lúc nhỏ được má cho ngồi 'xe lôi', mua nhiều thứ đầy cả xe, về đến nhà em và chị tôi chạy ra đón và cùng la lên 'má về'. Cả nhà chạy ra mang đồ má mua từ chợ về, rồi má tự tay sắp xếp, vì má khó tánh lắm, không ai được đụng vào sợ không ngăn nắp và hư đồ trong giỏ. Má lam gì cũng tính toán trước, má hay chê ba, làm gì cũng tệ, văn mùng ngủ cũng thấp chủng dù người rất cao, nói chung là má hay chê cao mà làm cái gì cũng thấp thấp nhỏ nhỏ... Ngược lại má thấp mà làm cái gì cũng cao và to, cắt thịt kho hột vịt cúng Tết má cắt rất to, má nói hâm lại thức ăn nhiều lần cắt nhỏ sẽ nát. Không biết đúng hay sai, nhưng nhìn cục thịt to quá ăn cũng mấy đứa mới hết, má mua trái cây to lắm, cá cũng thế, cá rô thì to đùng, má dạy làm sao lựa trái cây ngon, xoài, dưa hấu... tôi nhớ rất rõ và không bao giờ quên.

Còn nhớ lúc ấy tôi chỉ mới lớp năm, má bảo đi mua bí về nấu canh, chiều hôm đó chạy xe mini ra chợ và bảo bà bán rau bán cho con một trái bí, bà bán rau đưa trái bí già ngắt, mang về má giận quá quăng ra hàng rào bên hông nhà, bắt đi đổi, tôi phải lẽo đẽo ra bên hông nhà tìm lại mà chạy hối hả đi đổi, nếu không má nỗi trận lôi đình, khóc sướt mướt vì bị la oan ức.

Má lúc nào cũng dặn tôi, con à tiêu xài ít ít nhe con, phòng bệnh hoạn, má sợ tôi xài phung phí, và hay bị người khác lợi dụng. Nhưng tôi nghĩ khác, cái gì mình làm được thì làm đâu cần quá tính toán chi ly, keo kiệt chỉ mang sự khó chịu xung quanh mà thôi, mà theo tâm đạo hay nói 'khi người ấy đi đâu cũng mang điển tốt lành. Hay người ấy đi đâu cũng mang điển xấu làm xung quanh khó chịu'. Cái này mới đáng sợ hơn.

Con tôi ngày nay đã mười tuổi chỉ biết rửa chén phụ mẹ việc nhà, nhưng rất khéo tay, bé chủ động mọi việc từ việc học đến việc nhà, vì mẹ khen hoài 'bé giỏi'. Nó vui lắm, nên lúc nào cũng muốn mẹ giao việc cho mà làm. Làm mà đến lúc nhiều quá cũng 'bội thực', mẹ ơi nhiều quá, con rửa hỗng nỗi, cũng vui lắm.

Có những điều hãnh diện cho riêng mình, rồi tâm tư thấy vui khi mình còn có chút hạnh phúc mang theo, đứa con mình là niềm vui lớn lao nhất, nó làm mình vui lúc nào cũng thế, nó ngoan và mọi người yêu mến. Nó biết giúp đỡ việc lặt vặt cho người mới gặp lần đầu, nó tự mang đến.

Người mẹ nào cũng mong con mau lớn, thế nhưng cái xứ sở này bé càng lớn thì mình phải chuẩn bị tâm lý nó xa mình khi nó lấy chồng hay hết ĐH, cái này thì lúc ấy buồn lắm. Nhớ con thuở còn bé cứ quấn quít mình. Tôi cứ mong rằng bé cứ thế, cứ ngây ngô và dễ bảo, còn hơn nó càng lớn, nó chuẩn bị chấp cánh bay. Bay đi nơi mà mình cố chạy theo để được giữ cháu. Đó là lúc phải nhìn lại ngày qua. Rồi lại than rằng, Sau nó nhanh quá, lớn khôn nhanh quá. Mình thì già quá.

Lúc ấy thì măng mọc rồi lớn mình thì lại chuẩn bị sang tuổi lục tuần


Snowynguyen Tết Ất mùi 2015
Đọc tiếp →

Tuesday, February 24, 2015

XA THẬT RỒI



Giờ này má lại sắp được kề ba, trong lòng đất mẹ, chắc má vui lắm vì đã trãi qua những ngày buồn mất ba, những ngày đau đớn nhất từ căn bệnh hiễm nghèo. Rồi má vui vẻ ra đi trong cơn ngủ dài, không nói lời đau.

Má đã gặp lại tất cả người thân mà má mong đợi, chỉ có tôi là không thể nhìn má bằng xương bằng thịt ngày cuối đời. Nỗi buồn mang theo suốt cuộc đời ngày cha mẹ ra đi tôi không thể cận kề. Có phải là hết duyên nợ như người đời hay nói chăng?!. Đối với tôi, lúc nào cũng trông về quê mẹ từng ngày, dù có tất bật thế nào, trong tôi vẫn chất chứa ngày về quê mẹ xa xăm kia.

Trong đời rồi chỉ có hai lần khóc thật nhiều và nhiều nhất, ngày cha mẹ ra đi, cũng không thể ngăn được nỗi đau mà mỗi người tự nhiên phải có. Người ta hay khuyên bảo nhau để ngăn bớt nỗi đau, già rồi, ra đi sớm thì bớt đi sự đau đớn mang theo từng ngày. Má đau lắm chứ, nhìn từ xa nhưng lòng tôi đau cắt, má nói không nên lời, chỉ nhìn vẻ mặt thôi cũng đủ hiểu rằng nỗi đau đến thế nào, đối với mình cơn đau đầu nhẹ cũng đủ làm tâm cang bấn loạn, cơn bệnh hiễm nghèo nào cũng là cả nỗi chịu đựng không thể tả những cơn đau quằn oại của cơ thể phải chống chọi với nó hàng ngày.

Má vẫy tay chào tôi, và hẹn ngày gặp lại, những làng nước mắt ứa ra vì tôi biết ngày má ra đi tôi không thể cận kề, nỗi đau đớn đó còn hơn những nỗi đau nào trong đời.

Giờ này mọi người lục đục, kèn trống sẽ vang lên, làm xung quanh thức giấc với cái đám tang gần nhà, như thuở nhỏ tôi được nghe sáng sớm những ngày cận Tết hay sau Tết, má hay nói, người lớn tuổi hay ra đi thời khắc này.

Rồi ngày hôm nay má được đi thăm lần cuối, thăm lại xung quanh nơi mà mình sinh sống bao nhiêu năm. Tôi có thể hình dung rằng anh tôi sẽ mang di ảnh má tôi đi trước xe, rồi đến hai em trai tôi ngăn cản đầu xe tang, anh rể và em rể cũng đi bên cạnh, những người con gái lại được đi sau xe tang, người thân bạn bè... cũng đưa tiễn trước lúc má rời quê hương, nơi có hồ nước ngọt gần nhà, có cầu Thiên Hộ... Có món ăn mà má hay nấu cho chúng tôi ăn 'bún nước lèo' nó xa và xa mãi món 'bún nước lèo ' má nấu, rồi má được thấy lại xung quanh hàng xóm, lại thấy lại cả thành phố mấy mươi năm vất vả sớm hôm cho chúng tôi những bữa ăn ngon miệng, cùng những ngày Tết về.

Má lại được đưa về nơi mà ba tôi nằm yên đấy chờ đợi má tôi, hôm nay má mĩm cười được gần ba, ba đứng đấy chờ má tôi trong thương nhớ. Không có nỗi vui nào hơn má và ba gặp nhau nơi xa xăm ấy mà người đời hay nói 'suối vàng'.

Tôi tự nhũ rằng má lại được gặp ba, từ bao nhiêu năm nhung nhớ, má cứ nhớ ngày hai người lúc nào cũng kề bên, rồi ba tôi đột xuất ra đi mà không lời từ biệt má, ngày nay má chuẩn bị ra đi cũng là điều báo trước rằng má sắp xa chúng tôi. Nhưng má lại mang trong mình những cơn đau thể xác khôn cùng. Ngày má ngủ say rồi ra đi giữa đêm khuya cũng là kết thúc những cơn đau mà má phải mang theo trước khi lìa xa chúng tôi.

Má đã về với lòng đất, nơi mà người đời hay nói về bên quê cha đất tổ, má nằm đấy với cơn ngủ dài, cùng nhìn lại những hành trang mà ba má tôi đã tạo cho chúng tôi, rồi chúng tôi lại mang hành trang ấy, người đi có vui chăng mà kẻ ở lại buồn luyến tiếc, rồi những tiếng khóc vang lên từ khi má rời tất cả chúng tôi ra đi mãi mãi, nhưng trong tôi hình ảnh ba má, vẫn nguyên vẹn ấy theo tôi đến cuối cuộc đời này.

Cám ơn tất cả người thân đã cận kề những ngày má lâm bệnh, anh chị em tôi lúc nào cũng trực chờ lo lắng cho má tôi ngày cuối đời, cám ơn anh chị bạn bè gần xa, đã cùng chia sẻ với gia đình chúng tôi, cám ơn tất cả những gì mà mọi người đã làm tốt nhất cho gia đình những ngày má ra đi.

Rồi tôi sẽ trở lại quê mẹ, với những nén nhang lòng bên mộ ba má tôi những ngày Tết đến buồn không nguôi. Quê mẹ giờ có xa xăm, nhưng những mơ ước trong mỗi con người đều có thể thành hiện thực, hãy mong ước và điều ấy sẽ đến. Ngày về lại quê hương.


Snowynguyen 6.00 sáng Mồng bảy Tết VN Ất mùi 2015


Đọc tiếp →

Sunday, February 22, 2015

MỒNG BỐN TẾT



Ngày buồn ảm đạm, người dân Việt vẫn còn vui chơi, còn thăm viếng bạn bè người thân, tụ họp. Còn tôi, ngày này sẽ làm gì?, mai mắn còn được nghỉ ngày Chủ Nhật đầu năm âm lịch, đi lễ chùa, lòng buồn vô hạn, nhìn Lân Tây múa mà sao cứ nghĩ ngày qua sao trôi nhanh quá, ngày mà mỗi sáng mồng bốn Tết, má vẫn thức sớm, luộc gà, chuẩn bị mọi thứ để cúng đất đai ông bà, khai trương cho ba ngày đầu năm làm việc.

Công việc trước sau, nhờ vào một tay má tôi lo toan, ba tôi thì kiếm tiền cho chúng tôi ăn học, cái thuở vui chơi ấy ' ăn chưa no, lo chưa tới ' ngày nay giờ này nhìn lại sao nó xa xa quá, mình chắc cũng đã qua tuổi tứ tuần. Thời gian trôi nhanh quá, cái mình muốn thì không thể làm. Rồi cũng sẽ đến lúc mình làm được những mơ ước, đó là nhưng ước mơ khó thực hiện nhưng với quyết tâm mọi việc sẽ thành công.

Ngày mồng bốn vẫn còn có người vui chơi thoải mái, mình thì buồn da diết, với cái nỗi 'xa quê biền biệt' bao giờ trở lại?!.

Mồng bốn Tết quê nó xa và xa mãi, nó sẽ không trở lại trong tôi như xưa, để tôi ngồi quây quần cùng ba mẹ. Nó xa rồi cái ngày mà má tôi bắt ăn chay mồng một Tết, rồi mồng hai được ăn bánh Tét tôm khô dưa kiệu má làm, ngon lắm, khéo lắm. Với tôi những món ăn má làm ngày xưa nó xa mãi nhưng trong tôi chẳng bao giờ quên và không gì ngon bằng cái mà má vất vả đã làm cho chúng tôi những ngày chúng tôi khôn lớn. Với  má lúc nào chúng tôi cũng nhỏ bé, nhưng má cứ nhắc tôi trước ngày ra đi bằng một nụ cười, mong rằng nụ cười ấy sẽ đến với tôi trong tương lai, để tôi được tưởng nhìn lại cái nó xa mãi trong tôi ấy.

Cái Tết đau buồn mà chúng tôi phải mang theo, tôi là người mang theo nó cả đời mình, với những giấc chiêm bao ngày má mất đoàn tụ cùng ba tôi ngày Tết đến, má đã thỏa lòng nơi xa xăm ấy, đã gặp lại ba tôi những năm vắng bóng, chỉ có tôi, còn lại những nỗi nhớ xa xăm không bao giờ trở lại cái thuở Tết quê nhà được nhìn thấy ba mẹ ngày Tết đến với lời khuyên răng của ba mẹ mình.

Quê nhà trong tôi sao nó quá xa, sao không phải là ai khác mà là tôi?! Ông trời trớ trêu lắm. Cho cuộc sống con người những bước thăng trầm, lo âu buồn tủi, cái có được trong đời là gì? Cái hạnh phúc chăng? Cuộc đời còn lắm nỗi lo toan và những khó khăn phía trước, nhưng điều chắc chắn rằng ngày nay ba má tôi đã đoàn tụ và tôi sẽ trở về những ngày Tết, để được gợi nhớ lại ngày xưa, cái ngày mà chúng tôi lúc nào cũng bên nhau ngày Tết đến, chỉ có khác ngày nay, ba má tôi nhìn chúng tôi với niềm hãnh diện cái mà trách nhiệm của ba má đã xong. Gánh nặng cưu mang khó khăn cả cuộc đời đã hết, ra đi thanh thản và vui cười nơi xa xăm kia.


Snowynguyen mồng bốn Tết Ất mùi 2015
Đọc tiếp →

Saturday, February 21, 2015

TẾT VỀ



Tết năm nay buồn lắm, nỗi buồn không thể tả, mọi người ai cũng quây quần đông đủ nhưng lòng thì buồn tanh. Ngày ba còn đó, má nấu ăn chuẩn bị trước Tết cả tuần nồi bánh tét, ai cũng quây quần gói bánh phụ má, nào thịt mỡ, đậu..., má ướp sẵn, mứt mãng cầu, mứt cà, mứt dừa... má làm, còn thèo lèo má phải đi mua, lau chùi lư đồng, rửa cửa sơn khung cửa sổ, chuẩn bị lau chùi bàn thờ, tôi phải lo treo đèn nhấp nháy trang trí cái không gian đón khách ngày Tết của cả nhà...

Ngày nay, nó xa rồi cái Tết cha, tết ông bà, tết Thầy. Mọi người sống tha hương, còn tôi thì ly hương, ngày trở về sao xa quá. Ngày tôi còn nhỏ, má hay bảo tôi đọc quyển 'Tử vi đẩu số', tôi chẳng hiểu nó đúng sai thế nào chỉ đọc và đọc cho má nghe. Quyển tử vi này của Tàu, má hay nói, nó dày lắm và rất hay. Đọc hoài mà không biết nó hay đến thế nào, chỉ nhớ trong đầu, ngày cha mẹ tôi ra đi, tôi 'ly hương' biền biệt, cái ly hương mà tôi biết thật sự thuở ấy nó mông lung lắm, chẳng hiểu sao lại 'ly hương'. Thời buổi này việc như con chim trời là không quá khó, nhưng đối với ai kìa, còn tôi, sao nó nặng nề đến thế, cuộc sống có những điều không lường trước, có những nỗi lòng nó xa nhưng gần, nhưng cha mẹ tôi hiểu rằng tôi đã làm hết khả năng của mình, vị trí của mình những ngày gần gũi cha mẹ tôi đã làm hết chữ 'hiếu thảo' của một người con.

Con người có 'số phận''nhân duyên' đưa đẩy, nhưng cái hiện tại mình làm là cái chứng minh cho mọi việc ở phía sau ấy. Có những số phận mà chẳng ai có thể thay đổi được, cố gắng nhiều nhưng cuộc sống cho mình cái mà mình đã hy sinh vẫn chưa thể gọi là đủ. Nói đủ hay thiếu cũng chẳng biết nó sẽ ra sao? Chỉ thấy mình chấp nhận nó thì nó sẽ đủ và là niềm hạnh phúc mà có khi người khác không thể với tới hay chỉ là những mơ ước của họ cả đời. Nói thiếu khi nó mang đến ta những nỗi lòng.

Tết đến xứ Tây vẫn như thường lệ, rồi tôi cũng phải làm. Ngày mồng một theo mình nghĩ thì lại được nhận gói lì xì đỏ, một bao lì xì mai mắn từ Tây. Họ cũng cố gắng hiểu phong tục của mình, dù họ chẳng biết nhiều ngoài cái thông tin mỗi sáng, vào ngày mồng một là ngày thứ năm thông tin Tây nói ' Bonne année asiatique'.

Tết về khi tha hương ai còn mai mắn trên xứ sở đông đúc người Việt để được hưởng những ngày chợ hoa nghe tiếng pháo Tết, ngôn ngữ Việt vẫn xài ở cái xứ mà mình sống, còn xứ Tây này phải đi tìm cái chợ Việt nhỏ tí tẹo để mua 'cầu dừa đủ xoài', thêm cái chợ nhỏ của Trung Hoa nằm ngay trung tâm mà mua ít mứt về nhà, đến chùa gần nhà mua ít đồ chay cúng và sau đó ăn, nhưng nó đắt lắm, trái cây bánh mứt được trưng trên bàn thờ trong nhà để cho có chút hương vị tết cha, tết ông bà...

Cái Tết về mà lòng ngươi vẫn ưu lo, những nỗi buồn vẫn vương vấn. Nỗi buồn và hạnh phúc nó vẫn xung quanh ta hàng ngày, rồi người đời hay nói ' quẵng gánh lo đi mà vui sống' liệu có mấy ai làm nỗi điều này?!.


Snowynguyen mồng ba Tết Ất mùi 2015
Đọc tiếp →

Wednesday, January 28, 2015

CHIẾC NHẪN CỦA MẸ



Khi tôi hai bốn tuổi, mẹ đưa tôi chiếc nhẫn mà mẹ cho là quý nhất mà mẹ từng thấy, và mẹ nói  'con đeo nó bên mình, khi nào nó cũng mang mai mắn cho con'. Tôi chỉ thấy nó không có gì đặc biệt là chiếc nhẫn bình thường như những chiếc nhẫn khác chỉ có điều nó không tròn trịa mà thôi, cộng thêm nó không như những thứ đồ quí giá khác.

Nhưng tôi lúc nào cũng đeo nó bên mình không thì má tôi rầy, dù tôi không thích đeo thứ gì khi ngủ, nó cứ theo tôi nhiều năm, rồi đến lúc tôi lại tháo nó ra cho vào cái hộp của mình, vì nó không thích hợp nơi xứ xa này, vì họ  ở hoàn cảnh tốt thì họ mới dám mang chiếc nhẫn như thế, còn mình, làm lụng quanh năm. Sao lại khoe khoang cái nhẫn mà không đúng thời điểm phải mang nó.

Thỉnh thoảng tôi vẫn bị nhắc nhỡ bởi má nói ' không mang thì trả cho má' , tôi thấy nó làm sao ấy, khi phải mang nó theo bên mình ăn, ngủ, nghỉ, vì nếu không tôi hay tháo nó ra khi ngủ, lỡ mất thì còn tệ hại hơn. Má tôi hay lo. Đó là tấm lòng của mẹ, người mẹ nào cũng sợ con mình dù bao lớn vẫn là con, đến lúc lâm bệnh cũng lại lo cho những đứa con của mình. Những giọt nước mắt của má mà tôi thấy được từ xa, nó ăn sâu vào tâm khảm tôi, nó xa quá cái quê nhà mà tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được quay lại cái nơi ấy, nơi mà má tôi ngồi ngóng trông con những ngày Tết củng ba tôi.

Ai cũng có tâm tư của riêng mình, có những tâm tư khó nói, rồi lại được thêu dệt bỡi sự tò mò, thế nhưng con người cái qúy nhất là cái mà ta có được từ tâm và sự yêu mến từ xung quanh. Nó mãi sáng ngời và làm cho sự ích kỹ, ganh ghét khó chịu hơn.

Cái quí của một món quà không là giá trị mà tấm lòng má tôi trong ấy. Có thể gia đình tôi ai cũng được má tôi cho một món quà dù nhiều hơn tôi, nhưng tôi vẫn không buồn vì nó là cả tấm lòng má tôi trong ấy.

Xa rồi cái quê mẹ mà tôi được má lo cho từng ngày, lúc tôi bệnh cũng bàn tay ấm áp của má sờ lên trán tôi, tôi cảm thấy những cơn bệnh dù có thế nào cũng tan biến, bàn tay mẹ là thế, nó ấm áp, nó bao dung và như biển trời.

Những gì từ quê mẹ, món quà từ má tôi, nó sẽ mãi trong tâm tư mà tôi được giữ lại trong đời mình đó là 'chiếc nhẫn của mẹ'.

Snowynguyen le 28 Jan 15


Đọc tiếp →
Hiệu ứng tuyết rơi