Tuesday, October 4, 2011

ĐẠI NHẠC HỘI VIỆT NAM


Ca vũ nhạc kịch, trích đoạn cải lương, nhiều khi còn có thời trang, võ thuật và chương trình này ở hải ngoại còn có thêm phần xổ số, quảng cáo, giới thiệu nhân vật nổi tiếng hay giới thiệu cả nhạc sỹ ca sỹ thành danh tại hải ngoại vv.


Nói chung là đủ thứ, mà cái này không có ở phương Tây, hay nói đúng hơn là cái gì ra cái đó, music festival hay concert, theatre, comedy, fashion show vv. Chẳng bao giờ lẫn lộn như các chương trình này của người Việt Nam. Khi các shows biểu diễn đa số nghệ sỹ hay ca sỹ độc quyền cho show của mình vé bán cũng đủ làm giàu rồi mặc dù kinh phí quảng cáo là không nhỏ, còn người Việt ở hải ngoại do ít khán giả hay vì số lượng người mua CD hay DVD không đủ trang trải, nên chương trình thường mang tính tổng hợp, thỉnh thoảng có các shows nhỏ của ca sỹ hải ngoại ở các nước nhưng lượng khán giả cũng hạn chế, nên các shows lớn tại hải ngoại hầu như cứ thế mà tiếp tục từ mấy chục năm qua.




Rồi các chương trình fantaisie thêm như Diva, khiêu vũ, thi thố ca nhạc tìm ca sỹ trẻ vv. Đa số các chương trình tại hải ngoại âm thanh, thiết kế, phần đệm vũ hay kỹ thuật quay vv tiến bộ hơn các chương trình ca vũ nhạc kịch trong nước, Nhưng vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, điều dễ hiểu vì lượng khán giả hạn chế và thị trường âm nhạc yếu ớt cũng như vấn nạn copy DVD của người Việt trên toàn thế giới là không tránh khỏi. Mà DVD giá cũng như một phim Mỹ nổi tiếng thế giới chứ đâu rẽ gì, vấn nạn này không có lối thoát đòi hỏi các chủ sản xuất các chương trình này phải mở rộng ngành nghề kinh doanh như đài truyền hình vv để tồn tại.
Chủ các hãng đĩa băng nhạc nhạc hiểu rất rõ giá cả trên thị trường là khó chấp nhận nhưng không có lối thoát, nghĩa là chưa giải quyết được vấn đề về giá các dĩa DVD này!. Hiểu và thực hiện là hai chuyện khác nhau, thế nhưng để tìm ra giải thoát để tồn tại, thấy mà không làm đó là điều để nói. Ai cũng cho nhiều lý do, thế nhưng nhiều lý do mà không tìm cách giải thoát để tồn tại, nghĩ rằng làm kinh doanh như thế thì hãy xem lại liệu có nên tiếp tục không?. Nạn copy hay post trên YouTube càng ngày càng có tác dụng với mọi người, điều để tồn tại không phải chỉ riêng lên án những kẻ copy DVD này mà hãy tự tìm cách giải quyết vấn nạn thì hay hơn. Tại sao vẫn copy hay post lên YouTube mà họ vẫn tồn tại còn mình thì cứ lên án mãi những người copy làm cho mình điêu đứng và phải gần như đóng cửa?.



Chương trình ca nhạc của mình còn phải học rất nhiều ở giới chuyên nghiệp phương Tây, khán giả họ cuồng nhiệt thế nào ở các chương trình này, chắc ai cũng biết chỉ có đứng xem hay phải nằm đó chờ cả tuần vv, vì mình cứ cái gì cũng tận dụng và làm từ mấy chục năm. Nhạc thì chẳng chuyên là nhạc, kịch cũng chẳng là kịch vv. Cái gì cũng nửa vời, rồi nhạc cũng chẳng mới mẻ gì cứ lặp đi lặp lại rồi cho rằng phải giữ lấy cái cũ, mà người xem thì càng già và càng ngày càng vắng bóng, người trẻ cũng ngán ngẫm chẳng có gì mới mẻ.
Các chương trình trong nước, cũng bắt chước các chương trình hải ngoại hay nước ngoài như ca sỹ nổi tiếng hát cùng giới trẻ, các ca sỹ hay nghệ sỹ nhảy cùng vũ sư nước ngoài vv, chương trình Sao Mai điểm hẹn, Idol, vv nhưng âm thanh, thiết kế và kỹ thuật quay vẫn chưa tiến bộ mặc dù đã học hỏi khá nhiều từ nước ngoài hay hải ngoại vv. Đài truyền hình VTV4 âm thanh thì dễ sợ đến phát khiếp, khi phát các chương trình ca nhạc của các ca sỹ nổi tiếng trên đài vv. Khi nào người Việt mới thực sự có một chương trình có thể so sánh với Hàn Quốc hay Trung Quốc vv, lúc đó mới có thể bảo đảm tính độc quyền và kinh phí cho chương trình không bị hạn chế. Với tình hình các chương trình như hiện nay, thiết nghĩ chắc còn vấn nạn này dài dài, và có khi người Việt cũng hết còn các chương trình mới lạ để mà xem.




Snowynguyen 2011 

Hiệu ứng tuyết rơi