Monday, July 11, 2011

KÝ ỨC VỀ TABERD SÀI GÒN


Để tưởng nhớ về sư huynh Félicien Huỳnh Công Lương, Edmond Nguyễn Văn Công , Bonnard Hồ Đình Bá và những sư huynh và bạn bè khác đã vĩnh viễn ra đi…

Tất cả đều trôi qua.
Tất cả đều mất đi.
Chỉ có kỷ niệm là còn…


Lasan Taberd không phải một tên dể nhớ cho mọi người, nhưng ai ở lứa tuổi tôi đều biết Lasan Taberd nằm giữa lòng thành phố Sài Gòn số 53 đường Nguyễn Du là đồng nghĩa với “du-học”. Mong ước từ mái trường này chúng tôi có thể tự tin sau khi tốt nghiệp, du học nước ngoài mà không nhiều lo lắng như những sinh viên từ mọi nơi.
Tôi rời trường Hoàng Diệu Sóc Trăng vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, sau khi lệnh Tổng-Động-Viên vừa được ban hành cho những nam học sinh sanh trước năm 1955. Nhiều bạn chấp hành lệnh này và lên đường nhập ngủ. Một vài bạn trai khác, trong đó có tôi, chọn con đường khác đó là học nhảy lớp và luyện thi Tú-Tài 1 cuối cùng ở Việt Nam (kỳ thi Tú-Tài này được bải bỏ vào năm 1973). Vì lệnh nầy được ban hành ra một cách đột ngột cho nên tôi chỉ có 2 tháng để luyện thi Tú tài 1. Hai tháng chuẩn bị thi tú tài thật là gay go. Tôi lên Saigon tìm giáo sư giỏi và nổi tiếng ở Sài Thành để học luyện thi. Ba ngày thi tú tài 1 ở Trung Học Vĩnh Long, tôi vẫn còn nhớ mãi cha và anh trai tôi tháp tùng đến Vĩnh Long để xem tôi thi. Vì giai đoạn này là giai đoạn quyết định tương lai của tôi sau này, cho nên cha tôi không ngần ngại bỏ công việc trong 3 ngày chạy lên chạy xuống Vĩnh Long để theo dỏi việc thi cử của tôi. Sau khi đậu tú tài 1 với hạng Bình, tôi xin chuyển lớp 12B2 ở Lasan Taberd Saigon.
Vì anh tôi có ước mơ từ thuở nhỏ là mong được đi du học cho nên anh khuyên tôi nên nộp đơn vào Taberd Sàigòn vì đa số học sinh trường này khi học xong trung-học đều đi xin du-học. Đầu tháng bảy năm 1972 tôi và ông anh tôi đến gặp sư huynh Edmond Nguyễn Văn Công để xin vào học lớp 12B2 Tư Thục Taberd Sàigòn.  Sư huynh cho biết muốn vào Taberd phải thỏa mãn 3 điều kiện - thứ nhứt đậu Bình tú tài 1, thứ hai phải có giấy giới thiệu của sư huynh hiệu trưởng trường Lasan Khánh Hưng Sóc Trăng về hạnh kiểm tốt và thứ ba nộp Học bạ với điểm và phê bình tốt. Tôi nản lòng và nghĩ “ôi cha ơi sao mà khó khăn quá anh hai ơi, hay ta thử nên nộp vào trường công như Pétrus Ký xem sao chứ bây giờ em chỉ hội đủ có điều kiện thứ nhứt thôi à”. Chúng tôi hẹn với sư huynh sẽ trở lại trong một tuần để nộp đơn đầy đủ. Nói cho có lệ chứ theo tôi cái chance chỉ có 50%. Giấy giới thiệu của sư huynh Hiệu trưởng thì mình còn cố gắng tìm cách chứ cái học bạ làm sao tôi có được vì từ lớp đệ tam tôi đã nhảy ra ngoài để thi tú tài 1 thì làm sao có học bạ đệ nhị được….
Chúng tôi quay về Sóc Trăng và cố gắng tìm cách thỏa mãn 2 điều kiện kia. Tôi đến gặp thầy Phan Văn Nhiều, lúc ấy đang dạy Tóan tại Hoàng Diệu và Lasan Khánh Hưng. Tôi trình bày sự việc với thầy. Thầy Nhiều là thầy dạy Toán cũ lớp 10B1 tôi ở Hoàng Diệu và tôi là học sinh giỏi nhất lớp của thầy nên thầy không ngần ngại nhận lời cố thuyết phục sư huynh hiệu trưởng - frère Gabriel Nguyễn Đăng Quang và hẹn tôi ngày mai trở lại để lấy đơn giới thiệu của sư huynh Hiệu trưởng Lasan Khánh Hưng. Trong lúc đó anh tôi tìm cách sửa cái học bạ 10B1 của tôi thành 11B1 trường Hoàng Diệu. Từ Lasan Khánh Hưng về đến nhà, vừa gặp tôi ông anh bảo “xong rồi, có học bạ rồi”. Tôi mừng quá đổi như vừa trúng số vì không ngờ mọi việc tiến triển tốt đẹp ngoài trí tưởng tượng của tôi. Thế là như dự định chúng tôi đến gặp frère Edmond ở Taberd để nộp đơn. Định mệnh và tương lai của tôi bắt đầu từ đây. Frère Edmond nhìn xong tất cả hồ sơ và nói “rất tốt”. Hú vía. Tôi xin thưa thêm với sư huynh “thưa sư huynh em không có đạo xin sư huynh được miễn làm những nghi lễ trong lớp như những bạn có đạo khác”. Sư huynh trả lời “mặc dù đây là trường tư thục với xu hướng Công giáo nhưng ban giảng huấn luôn rộng mở để đón những người ngoại đạo, em đừng lo sư huynh cho phép em được miễn làm những nghi lễ của công giáo trong lớp học nhưng ngòai ra cũng như tất cả các học sinh khác em phải tuân theo qui luật chung của trường có  nghĩa là mặc đồng phục quần tây đen áo trắng với phù hiệu Lasan Taberd, mang giầy, đi học đúng giờ và tất cả những qui luật khác của nhà trường…”.
Những ngày đầu ở Taberd tôi rất bỡ ngỡ cho nên các bạn mới làm quen và giúp đở tôi rất nhiều như Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Quang Nam, Lý Thanh Bình, Nguyễn Quang Thành, v.v.v. vì tôi là học sinh từ dưới tỉnh ra thành thị nên vẫn còn rất bỡ ngỡ với trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới và nhứt là cách dạy học cũng mới lạ …
Đa số những cours của lớp 12B2 được các sư huynh đảm trách ngọai trừ môn Toán do thầy Lê Mậu Thống (Chu Văn An), Địa lý với thầy Đặng Đức Kim, Vạn vật với thầy Nguyễn Văn Đàng và Triết với thầy Trương Đình Tấn. Sau kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt tên tôi chỉ được ghi vào bảng học sinh ưu tú môn Công dân (SH Trần Quang Nghiêm) mà thôi.

Sư huynh Edmond dạy pháp văn kiêm giám học (tutor) lớp tôi vì thế sư huynh rất nghiêm khắc. Trong lớp sư huynh chỉ nói chuyện bằng tiếng pháp với học trò mặc dù chúng tôi đang học chương trình Việt của trường Taberd Sàigòn - là trường song ngữ dạy 2 chương trình – pháp (100% cours dạy bằng tiếng pháp như Marie-Curie, Jean-Jacques Rousseau, Fraternité, v.v.v.) và việt ngữ. Hai buổi học 3 giờ pháp văn mỗi tuần nhưng trong lớp sư huynh nói chuyện trăng gió gì đâu không. Dạy sinh ngữ pháp thì ít nhưng bàn chuyện đức hạnh, thời sự trong ngày và chính trị thì nhiều…nhưng bằng tiếng pháp…Và mỗi buổi học sư huynh chỉ cắt nghĩa và đào sâu 1 vài chữ văn phạm tiếng pháp nhưng chúng tôi hiểu rất rõ và tường tận sau đó. Học ít nhưng hiểu rất sâu xa và vững chắc từng chữ tiếng pháp…
Sau kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, tôi cảm thấy lo lắng vì chỉ vừa học xong vài chapter của cuốn cours de langue 2 và không biết đến bao giờ mới xong quyển sách này để có khả năng thi tú tài 2 …Nhưng đến cuối năm rồi tôi cũng học khá nhiều từ vựng tiếng Pháp, văn phạm vững chắc…

Sư huynh Bonnard Hồ Đình Bá dạy anh văn. Mỗi buổi học sư huynh mời một bà người Mỹ (Marian Thompson?) vào lớp để trò chuyện thời sự bằng tiếng Anh và sau đó bà dọ hỏi một vài câu hỏi để hỏi ý kiến của học trò. Tôi nhớ một lần cô ấy nói xong một đề tài và hỏi trong lớp có ai có ý kiến hay hỏi gì không. Do dự đắn đo một vài giây mà không thấy ngón tay nào đưa lên, sư huynh chỉ vào anh bạn ngồi cùng bàn dãy thứ hai với tôi, anh chàng nầy sợ không biết trã lời thế nào nên nghiên đầu qua một bên thế là ngón tay của sư huynh chỉa hướng trúng anh bạn ngồi bàn thứ 3 phía sau. Anh bạn bàn thứ ba này lắc đầu ngần ngại không đứng lên trả lời làm sư huynh có vẻ không hài lòng lắm. May mắn thay một anh bạn khác khá tiếng anh hơn đưa tay trả lời hộ. Sau giờ đầu, cô người Mỹ ra về, sư huynh mắn trong lớp bằng tiếng Trung “đéo mẹ chúng bay, đứa nào cũng muốn đi du-học hết thế mà chỉ có một câu tiếng anh mà không trả lời nỗi”. Sư huynh Bonnard nói với một giọng trầm trầm miền Trung. Sau tháng 7 năm 1975 tôi có dịp gặp lại sư huynh Bonnard ở một nhà dòng Montréal và tôi có nhắc lại chuyện cũ này, sư huynh bảo “nhờ mắn như vậy mà tụi bây mới được đi du học đó đây đấy nhé…”. Vài năm sau sư huynh Bonnard dọn về Maryland và mất tại đây, khoảng năm 1998.
Trong lúc học ở Taberd Sàigòn, tôi cảm thấy một sự cạnh tranh mảnh liệt giữa các học sinh đến từ mọi miền trên đất nước. Cũng ở đô thị Sài Gòn này người ta mới thấy đây là môi trường rất tốt để học trò ganh đua, thi thố tài năng giữa các trường trung học nổi tiếng như Pétrus-Ký, Chu Văn An, Trưng Vương, Võ Trường Toản, Gia Long, Taberd, Jean-Jacques Rousseau, Marie Curie, Fraternité v…v… Các học sinh từ những trường nổi tiếng của Sàigòn thời ấy, họ có rất nhiều động cơ thúc đẩy để học tập hăng say. Tất cả họ đều muốn đi nước ngoài để tiếp tục học đại học vì có nhiều học bổng dành cho những học sinh đỗ đạt cao Tú tài II.
Thiết nghĩ, mọi người khi sinh ra đều có trình độ trí tuệ như nhau, khi trưởng thành nếu có sự khác biệt về tài năng và sự cao thấp là nhờ môi trường và ý chí phấn đấu, điều kiện được hấp thụ từ môi trường học tập và thực tiễn…Sự cách biệt về kiến thức giữa học trò đô thị và tỉnh thành rất rõ rệt trong những bộ môn như sinh ngữ, thực tập vạn vật và hóa học. Cuối năm ấy, tôi  đứng hạng thứ 5 trên 60 học sinh lớp 12B2, nhưng lại dẫn đầu ba bộ môn: toán, vật lý và công dân. Cũng tại đây tôi được thực tập mổ xẽ mấy con chuột và hiểu được phần nào những bộ phận sinh học trong cơ thể sinh vật, nhưng tôi lại ghét làm thí nghiệm trong phòng láp với những ổ điện chằng chịt và khó hiểu…
Đậu Tú-Tài II với số điểm 15/20 môn pháp văn, khá cao so với tiêu chuẩn được đi du học, anh tôi hối thúc tôi nộp đơn và được bộ giáo dục thời ấy chấp thuận qua Canada du học. Trước khi lên đường du học, tôi cũng đậu khá cao nghành cán sự Phú Thọ. Vì tôi có dịp thực hành và tiếp thu với máy móc trong công xưởng của cha từ thuở nhỏ cho nên tôi rất thích ngành cơ khí. Tôi hứa với cha là sẽ cố gắng học về cơ khí để cha được hãnh diện. Sau tú tài 2 là giai đoạn để lo cho tương lai. Tôi cố thi vào ĐH Phú Thọ nhưng lại trượt đành phải học cán sự Phú Thọ rồi sau đó tiếp tục lên kỹ sư cơ khí. Vì nghĩ rằng sau 2 năm Phú Thọ thì sẽ có cơ hội để tiếp tục học kỹ sư tại đây thêm 4 năm nữa. Một phần cũng vì tôi luyến tiếc về việc đi du học với tương lai mù mờ…
Gia đình tôi nói rằng học ở Việt Nam thì khó có hi-vọng mà tiến thân vì gia đình tôi là một gia đình không có giai cấp trong xã hội thì là một vấn đề khó khăn lắm. Vã lại gia-đình tôi không khá giả cho lắm, cố gắng mua được cho tôi cái vé máy bay để lên đường du học là đã quá sức của bố mẹ. Phần còn lại tôi phải cố gắng lo liệu sinh sống và tự lập nơi xứ lạ quê người…
Đặt chân đến Canada, tôi mới thấy sự cạnh tranh lại càng mảnh liệt bội phần khi phải chung đụng với nhiều sắc tộc khác như Tàu, Nhật, Phi, Arabe, Pháp, Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Nam Mỹ, Phi Châu và Canada. Sinh ngữ anh và pháp văn không phải là tiếng mẹ đẻ cho nên việc học hành của tôi có phần giảm sút chút đỉnh so với các cựu học sinh chương trình pháp như Marie Curie, Fraternité và Jean-Jacques Rousseau.
          Trong bốn năm học, thật vất vả về mặt vật chất vì phải đi làm bán thời gian để cung cấp cho việc học hành và cuộc sống hàng ngày, tôi ra trường với mảnh bằng kỷ sư về cơ khí và vẫn tiếp tục đi làm để sinh sống. Với tấm lòng ham học và muốn có cơ hội để tiến thân, tôi tiếp tục học lên cao học. Sau bốn năm học bán thời gian, vừa đi làm vừa đi học, tôi đạt được bằng cao học về tài chánh (MBA – « Master of Business Administration – Finance »). Sau đó tôi cũng tiếp tục học thêm cao học ngành kỹ sư cơ khí.
          Trải qua một quãng thời gian dài lê thê trên xứ người và lăn lộn trong cuộc sống thời sinh viên nghèo khổ cũng như lúc đi làm bình thường bằng nghề kỹ sư, có thể đã làm cho tôi gần như quên hẳn kỷ niệm với bạn bè cũ của trường Taberd.
          Nhân kỳ về thăm quê hương gần đây, tôi tìm thấy cuốn Kỷ-Yếu Lasan Taberd 72-73 nằm nguyên vẹn trong một góc tủ. Trong tập Kỷ-Yếu có liệt kê những cựu học sinh, giáo viên và ban giám thị trường với những sinh hoạt của trường bằng hình ảnh cũng như những trang dành để vinh danh những học sinh xuất sắc trong từng bộ môn và từng lớp. Tập Kỷ-Yếu được phát hành đặc biệt cho từng niên khóa với hình ảnh từng học sinh các lớp sắp sửa ra trường cũng như còn đang ở tại trường với đầy đủ dư liệu về tên tuổi, cảm nghĩ của các thầy cô cho từng năm học. Đây là một món quà rất quí giá cho học sinh về sau, có dịp xem lại những kỷ niệm thuở học trò...
          Đã hơn 38 năm xa cách, cuộc đời trôi nổi bôn ba, nhưng những kỷ niệm thi đua học tập thời niên thiếu dưới mái trường Taberd vẫn không phai mờ trong ký ức. Nhân dịp tiểu hội ngộ với vài cựu Taberd như Đạo, Nguyễn Xuân Vũ, Nguyễn Ngọc Thuần, Việt và Tăng Hùng tuần rồi tại Montréal tạo cho tôi cảm hứng để viết vài cảm nghĩ này về trường Taberd. Nhớ những sư huynh và thầy hết lòng giảng dạy để tạo cho đàn em những kiến thức căn bản cho cuộc đời. Có những sư huynh, thầy và bạn đã vĩnh viễn ra đi, những người còn lại thì cái tuổi trẻ cũng không còn.

          Là cựu học sinh Taberd nhưng dù ở phương trời xa thẳm nào, người ta vẫn không quên mái trường xưa tường vàng yêu dấu. Bao cảm giác bồi hồi khi những kỷ niệm hiện về theo trí nhớ, thầy cũ bạn xưa ...
          Bây giờ bạn bè cùng lớp ở tuổi trên năm mươi và cũng sắp về hưu. Chúng tôi nghĩ nhiều về sư huynh, thầy cô đã từng dạy dỗ cho chúng ta nên người. Cho nên thông qua bài viết này như bài tỏ lòng kính trọng và cám ơn các sư huynh và thầy cô đã dạy dỗ chúng em...
          Taberd Saigon là ngôi trường mà tôi có nhiều ấn tượng nhất, vì đây là nơi mà môi trường cạnh tranh học tập mảnh liệt nhất trong cuộc đời học tập của tôi và cũng là nơi đã tạo nhiều kiến thức căn bản rất quan trọng giúp tôi làm hành trang du-học Canada năm 1973. Không thể nào quên được ngày cuối cùng đến trường để lảnh Kỷ yếu Taberd (Palmarès) và học bạ cuối năm, tôi cố gắng len lỏi vào sân tập thể thao của trường để tận mắt xem những cựu Taberd trình diển văn nghệ như anh Joe Marcel, anh Trường Kỳ, ban nhạc Tùng Giang, v.v.v…Giờ đây các frères (sư huynh) Edmond, Bonnard, SH Nguyễn Ngọc Lộ, Félicien Huỳnh công Lương (sư huynh Hiệu trưởng đã về với Chúa ngày 2-3-2010 hưởng thọ 91 tuổi), thầy Lê Mậu Thống, thầy Trương Đình Tấn, thầy Đặng Đức Kim, thầy Nguyễn Văn Đàng không còn dạy dưới mái trường thân yêu này nữa. Các thầy và sư huynh giờ đây đang ở đâu, có còn sống khoẻ mạnh và an vui trong tuổi về hưu chăng!.
Taberd Sàigòn đã bị đổi tên sau tháng 4 năm 1975. Ngày nay mỗi khi tôi về đứng trước cổng Taberd Saigon, lòng tôi bùi ngùi và se thắt lại vì người ta đã thay vào cái bảng Lasan Taberd Saigon bằng hàng chữ to tướng xa lạ “Trường Trung Học PT Chuyên Trần Đại Nghĩa”.

          Hy vọng một ngày nào đó trở về nơi xưa được nhìn thấy lại “Lasan Taberd Sàigòn”, được thấy lại các sư huynh, bạn bè cũ, trường lớp xưa. Nhìn thấy đàn em thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, được nghe lời thầy giảng, giờ học tiếng pháp, tiếng anh từ ngôi trường mà từ đó tôi đã ra đi hơn 38 năm trời…


Nguyễn Hồng Phúc
Montréal Canada
(Taberd Lớp 12B2 - Khóa 72- 73)
Edited by Nguyễn Tuyết





Memoirs of Taberd Saigon High School…
To remember brothers Félicien Huỳnh Công Lương, Edmond Nguyễn Văn Công, Bonnard Hồ Đình Bá and other brothers and classmates who unfortunately passed away…

Everything comes and goes away,
Only memory stays…

Nguyễn Hồng Phúc
Montréal-Canada
(Taberd 12B2 School Year of 72-73)

          Lasalle Taberd Saigon which is not a usual name for students today but was synonym of “preparing study abroad after high school”. The school is situated in the heart of the bustling city of Saigon, at 53 Nguyen Du’s street. The name of this school represents “the confidence” as graduate students being ready to go abroad for continuing their universities.
    I left Hoàng Diệu High School in the Fiery red summer 72 after the mobilization order was issued for all high school male students born before 1955.
Most of students of this class must go to the military service obeying the new national order.
Some of us, including myself preferred to choose other alternative of not going to military service. I had 2 months to prepare the National Baccalaureate Part 1 examination. It was very tough to absorb a full-year program in two months. I went to Saigon looking for best professors for baccalaureate examination preparation.
I remembered I ought to write Baccalaureate examination in Vính Long city in 3 days. My father and my older brother went back and forth from Soc Trang to Vĩnh Long to follow the progression of my exam. Since this exam was a key success factor of my future, they did not mind to devote their time to support me during 3-days examination. I passed this Baccalaureate with good marks: “Very Good”.
My older brother always had an ambition to go abroad for studying that was why he always tried to push me study hard to get a good result in 2nd baccalaureate exam. After the Baccalaureate 1st party, he convinced me to enroll my Terminal class in Taberd Saigon where most of high school graduates here went abroad to continue their universities.
In July 1972 my brother and I came to see brother Edmond Nguyễn Văn Công of Taberd Saigon to enroll the grade 12B2 and brother Edmond advised that I had to satisfy 3 conditions in order to be admitted to this catholic private school – first of all, to earn a minimum mark of “Very Good” in Bacc 1, secondly a recommendation letter from the principal of Lasan Khánh Hưng – Brother Gabriel Nguyễn Đăng Quang for good conduct and a Note bulletin for good grade 11 results. I wondered myself that my chance to be admitted to this school was very, very slim because I just satisfied the first one and how could I get the recommendation letter and the Note bulletin since I already skipped that grade. I had a week to come back with a complete file if I wanted to enroll to this school. Afterwards I suggested to my brother “why don’t we try to enroll in the public school like Petrus Ky, etc… as you know that my chance to enroll this school is very slim?”.
We came back to Soc Trang town. I came to see professor Phan văn Nhiều who was my former Math professor of grade 10B1 in Hoang-Dieu high School. I explained to him my plan and he understood. He was convinced that I was always a good student and deserved for that achievement. He told me to come back tomorrow for the letter.
I then went home from Lasan Khánh Hưng. I met my brother at home and he joyfully told me “we have the Note bulletin, don’t worry”. I was really surprised because of his skill to correct the grade 10B1 to 11B1, it was a matter of changing the number from 0 to 1.
I could not describe my luck at that time. Everything went so well and was beyond my expectation.
The week after that, I went to Lasalle Taberd and presented a complete application file for the enrolment to brother Edmond. He looked at the file and said “it’s very good and complete”. I was then accepted and I finally asked brother Edmond “sir, since I am not catholic I would like to ask the school the exemption of religious ceremony in the class”. He replied “Although this school is a private catholic school but we accepted non-catholic students as well. Therefore you will be exempted all religious procedure in class but you has to follow all existing rules in place as other students”. I therefore pursued the class 12B2 in this school.
Back to school on the first day, I was excited because I had a chance to wear new black pant, white shirt with logo Taberd on it and new shoes. I could not describe my feeling in words when standing in front of Taberd Saigon’ school gate. New classmates like Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Quang Nam, Lý Thanh Bình, Nguyễn Quang Thành, etc…came to give me help the first day because they looked at me as a new student coming from a little town. Everything was new for me – new school, new classmates, new professors and particularly new academic system…
Most of the courses were assumed by brothers excepting mathematics, geography, natural science and philosophy by other professors who came from Chu van An’s school.
After the first semester exam, my name appeared in the honors list  for “good conduct” (cong dan) course/material only.
Brother Edmond who taught French course and was also our tutor was very strict in school. In the class he discussed other subject outside the scope of work (cours de langue 2) and taught a few French words or grammars every session, two sessions of 3-hour per week. Most of the time he talked about politics, weather and news…all in french. After the first semester I started being worried about this french course because he just covered few chapters of the book. However we realized that even learning few french words and grammars but we understood very well every word. In the end we learned quite a lot of french material thoroughly…
Brother Bonnard Hồ Đình Bá, originated from the Center of VietNam who taught English in Taberd. He invited an American lady (Marian Thompson!) to the class to discuss various subjects in English. After every topic, the American lady asked the student a question or remark and expected a volunteer to answer. I remembered one time she asked the same question and no one raised hand for a while. Therefore brother Bonnard had to point out to my classmate in row 2 next to me. My classmate did not know the answer/comment to the question he then he benched down, the brother’s finger pointed it out automatically to the following classmate in row 3. That student did not know neither the answer then he shook his head. Fortunately another student in the corner who knew better English finally raised his hand to give comments. After the lady walked out of the class, brother Bonnard told the class “you all are nuts, all of you want to go abroad for attending universities but you could not answer one question?  How shameful you are!  I met brother Bonnard in Montreal Catholic school in summer 1975 and I reminded him that story and he replied with a little smile “thank to my comments, they really helped you all comfortably study abroad after high school, right!”. Few years later he then moved and lived in Maryland, USA. He passed away in 1998.
During my study in Taberd I felt a fierce competition among students coming from different regions and famous high schools such as Pétrus Ký, Chu Văn An, Vỏ Trường Toản, Gia Long, Jean-Jacques Rousseau, Fraternity, Marie-Curie, etc…
Students from the famous school in Saigon these days had a lot of motivation to study very hard. They all wanted to go abroad to attend their universities as there were many scholarships granted for high achieving students passing Baccalaureate II.
I thought that people who are born have the same level of intelligence. When they reach adulthood if there is a difference in talent and success due to the circumstances and competitive environment where they live and absorb education and learning experience in life.
I wrote Baccalaureate Part 2 in summer 1973 with score “Good” and an excellent mark of french course 15/20 which exceeded largely the requirement of Ministry of Education to pursue study abroad. Before packing and preparing luggage for Canada, I applied and passed the entrance examination for Saigon High Technology University. I hesitated between taking an adventure by going to Canada or a peaceful life in Vietnam with a girlfriend waiting for me in my hometown Soctrang.
My parents tried to convince me going abroad because there would be no hope for me to get advanced career with diploma earned in Vietnam since my family did not have a strong position and privilege in this society. Therefore my parents tried to provide minimal funds for me to leave Viet Nam in November 1973, and I assumed the rest of my financial support by myself in Canada…It was the beginning of my independent life…
Arriving Canada in December 1, 1973 I felt the competition tougher/fiercer because of the presence of other foreign students from other countries such as Chinese, French, American, Spanish, Italian, Philippine, Japanese, Egyptian, Lebanese, South American, African, etc… Since my mother tongue was not English neither French my studies were more or less affected while other French program students of Jean-Jacques Rousseau, Marie-Curie and Fraternité enjoyed and succeeded well in their studies. After 4 year of Engineering school I finally obtained the engineering degree and started working in different companies – aircraft, cement manufacturing and telecom.
Since I grew up in a small town and in an average family, I always dreamed to get a much better life for my family and for my country, I decided afterwards to pursue the Master of Business Administration while working full time. I obtained finally an MBA degree in Finance and pursued again the Master of Mechanical Engineering. With a lonely life and no relatives in this country, I decided to get married shortly after my engineering graduation. The busy life in Canada with a small family makes me disconnect with the former comrades of Taberd.
In a recent trip back to Viet Nam I found an Achievement Year Book (Palmares) of Lasalle Taberd showing all activities during school year 72-73. It had also shown honored students and pictures of everything from students to teaching staff-professors and brothers, picnic and musical activities, graduation ceremony, school facilities, etc…
Despite leaving 38 years from Taberd, the competition spirit among comrade is still unforgettable in my memory. Life changed with time, ups and downs, rich and poor, but my mind is still vivid with the old school time where my youth was existed.
In the occasion of meeting of former classmates of Taberd in China town - Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Xuân Vũ, Tăng Hùng, Việt and Đạo last week reminded me of all these souvenirs and brought me back to the old time of 1972. It also provided me an inspiration to write down this Memoir.
Reminding me also of all those brothers and professors who tirelessly taught students how to learn life lessons and prepared them for a brighter future.
Some of those professors and brothers as well as former comrades unfortunately passed away and the rest of us are getting older.
Those former students despite the fact that they are living in all corners of the world, will never forget their old Taberd school.
Through this writing we would like to thank all Taberd’s brothers and professors who provided us an excellent education.  
 Taberd Saigon is a school that had the deepest impression of my school years because this is the place where I felt the most academic competitive environment in my life and also it had created a basic, but very important knowledge for me in preparation for university in Canada in 1973. How I can forget the last day of school that we had to go to Taberd school yard to get the year book (palmares) and note bulletin as well as to enjoy the musical performance during graduation ceremony. I tried getting through the crowd leading to the yard in order to see former Taberd classmates to perform graduation ceremony event like Joe Marcel, Trường Kỳ and the band Tùng Giang, etc... Now brothers Edmond Nguyễn Văn Công, Bonnard Hồ Đình Bá, SH Nguyễn Ngọc Lộ, the brother principal Félicien Huỳnh Công Lương (brother principal passed away on March 2-2010 at the age of 91), teachers Lê Mậu Thống, Trương Đình Tấn, Nguyễn Văn Đàng and Đặng Đức Kim no longer teach here anymore. Where are they living now, those brothers and teachers! Are they still healthy and happily living in the retirement?
    Today the teaching staff of Taberd Saigon is completely dissolved after 1975. Every time when I come back and stand in front of the main gate of Lasalle Taberd Saigon, I feel very strange as my heart saddened because the name Lasalle Taberd Saigon was replaced with a big and strange banner "Specialized Public High School Tran Dai Nghia."
         Hopefully someday I return to same old place again "Lasan Taberd Saigon" and still could see all brothers and professors, old classmates and the old school with yellow walls. We would see students of the next generation in class listening to same old teachers and brothers who will be teaching French and English in the school where I already left 38 years ago…

Nguyễn Hồng Phúc
(Taberd Class 12B2 - School Year of 72-73)
Edited by Ngô Thị Xuân Nga – TH Sa-Đéc (67-74)

Mémoires  du lycée Taberd Saigon…
A la mémoire de nos Frères Félicien Huỳnh Công Lương, Edmond Nguyễn Văn Công, Bonnard Hồ Đình Bá et d’autres frères et camarades qui sont malheureusement éteints…

Tout se passera,
Tout va disparaitre,
Seulement la mémoire reste…

Nguyễn Hồng Phúc
Montréal-Canada
(Taberd 12B2 Année scolaire 72-73)

          Lasalle Taberd Saigon n'est pas un nom habituel pour les étudiants d'aujourd'hui, mais a été synonyme de "préparer l'étude à l'étranger après l'école secondaire». L'école est située au cœur de la ville animée de Saigon, au 53, rue Nguyễn Du. Le nom de cette école représente «une marque de confiance» que les étudiants diplômés sont prêts à partir à l'étranger pour poursuivre leur études universitaires.
          J'ai quitté le lycée Hoàng Dieu à l'été rouge fatal 1972, après l'ordre de mobilisation émis pour tous les élèves masculins de l'école secondaire nés avant 1955.
          La plupart des élèves de cette génération devraient se rendre au service militaire obéissant l’ordre national.
          Certain d'entre eux, dont moi-même a préféré de choisir l' alternative de ne pas aller au service militaire. J'ai eu 2 mois pour préparer l’examen du baccalauréat national 1ère partie. C’était très difficile à absorber un programme de toute l'année en dedans de deux mois. Je suis allé à Saigon afin de chercher les meilleurs professeurs pour la préparation des examens du baccalauréat.
          Je me rappelle que je devrais prendre l'examen du baccalauréat dans la ville de Vĩnh Long pendant de 3 jours. Mon père et mon frère aîné faisaient la navette entre Soc Trang et Vĩnh Long pour suivre le progrès de mon examen. Étant donné que cet examen était un facteur clé de réussite de mon avenir, ils ont sacrifié leur temps à me soutenir pendant les 3 jours d'examen. Je passais ce baccalauréat avec de bonne note: «Mention Bien».
          Mon frère aîné a toujours eu l'ambition de poursuivre ses études à l’étranger c'est pourquoi il a toujours essayé de me pousser afin d’obtenir un bon résultat d’examen du baccalauréat 2ème partie. Après la réussite du baccalauréat 1ère partie, il m'a convaincu de m'inscrire à la classe terminale à Taberd Saigon, où la plupart des diplômés de ce lycée sont allés à l'étranger pour poursuivre leurs études universitaires.
          En Juillet 1972, mon frère et moi sommes venu rencontrer le frère Edmond Nguyen Van Công au lycée Taberd afin d’inscrire à la classe 12B2 et frère Edmond nous a informé que je devais répondre à 3 conditions pour être admis à cette institution privée catholique - tout d'abord, il faut obtenir une note minimale de «mention bien» au baccalauréat de la 1ère partie, d'autre part une lettre de recommandation du frère-directeur de Lasan Khánh Hưng – frère Gabriel Nguyễn Đăng Quang pour une bonne conduite académique et enfin un bulletin de note indiquant une bonne évaluation des professeurs de la classe de 11è année. Je me suis dit que la chance d'être admis à cette école était très mince parce que je répondais seulement la première condition et comment je pouvais obtenir la lettre de recommandation et du bulletin de note du 11è puisque j'ai déjà sauté cette classe. J'ai eu une semaine pour revenir avec un dossier complet si je voulais m'inscrire à cette école. Ensuite, j'ai proposé à mon frère: «Pourquoi ne pas essayer d'appliquer à une autre école publique comme Pétrus Ký, etc ... comme tu le sais, ma chance d'être accepté à cette école est très mince?"
          Nous sommes retournés à la ville de Sóc Trăng par la suite pour compléter le dossier d’application. J’allais à Lasan Khánh Hưng et rencontrais le professeur Phan Văn Nhiều qui était mon ancien professeur de mathématiques de 10B1 au lycée Hoàng-Diệu. Je lui ai expliqué mon plan de poursuivre les études terminales au lycée Taberd et il a tout compris. Il était convaincu que j'ai toujours été un bon élève et je méritais cette admission. Il m'a demandé de revenir demain pour la lettre.
          Je suis rentré à la maison suite à Lasan Khánh Hưng. Dès que je rencontrais mon frère à la maison et il m'a dit avec joie: «nous avons le bulletin de note de 11è, ne t’inquiètes pas". J'étais vraiment surpris à cause de son habileté à corriger le grade 10B1 à 11B1, il s'agissait de changer le chiffre de 0 à 1. Je ne pouvais pas décrire mon sentiment à cette époque. Tout allait si bien et a dépassé toutes mes attentes.
La semaine suivante, je suis retourné à Lasalle Taberd et a présenté le dossier complet pour l'inscription au frère Edmond. Il a regardé le dossier et a déclaré: «C'est très bon et complet". J'étais ensuite accepté et  j’avais finalement demandé au frère Edmond " frère, puisque je ne suis pas catholique, je voudrais demander l'exemption aux procédures religieuses en classe". Il m’a répondu: «Bien que cette école est une école privée catholique, mais nous avons accepté aussi les étudiants non-catholiques. Par conséquent, tu seras exempté de toutes procédures religieuses en classe, mais tu dois suivre toutes les règles existantes en place comme les autres élèves ". J'ai donc poursuivi la 12B2 classe dans cette école.
Retour de l'école le premier jour, j'étais ravi parce que j'avais une chance de porter de nouveau pantalon noir, chemise blanche avec le logo Taberd et de nouvelles chaussures. Je ne pouvais pas décrire mon sentiment à l’instant d’être debout devant la porte principale de l'école Taberd Saigon. Des nouveaux camarades de classe comme Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Quang Nam, Lý Thanh Bình, Nguyễn Quang Thành, etc ... sont venus me fournir l’aide dès le premier jour, car ils me regardaient comme un nouvel élève venant d'une petite ville. Tout était nouveau pour moi - nouvelle école, nouveaux camarades de classe, nouveaux professeurs et particulièrement nouvelle méthode d'enseignement...
La plupart des cours étaient donnés par les frères à l'exception des mathématiques (prof. Lê Mậu Thống), géographie (prof Đặng Đức Kim), sciences naturelles (prof Nguyễn Văn Đàng) et philosophie (prof Trương Đình Tấn) par des professeurs qui sont venus de l'école Chu Văn An ou d’ailleurs.
Après l'examen du premier semestre, mon nom était figuré dans le tableau d’honneur pour le cours "bonne conduite" (Công-dân) seulement.
Frère Edmond Nguyễn Văn Công qui enseignait le français et était aussi notre tuteur de classe, était donc très stricte à l'école. En classe il a discuté des sujets en dehors du contenu de cours (cours de langue 2) et a enseigné quelques mots de français ou de grammaires à chaque session, deux sessions de 3 heures par semaine. La plupart du temps il a parlé de la politique, la météo, des nouvelles et actualités...tout en français. Après le premier semestre j'ai commencé à être préoccupé par ce cours de français parce qu'il venait de couvrir que quelques chapitres du livre. Toutefois, nous avons réalisé que même l'apprentissage de quelques mots de français et de grammaires, mais nous avons très bien compris chaque mot. En fin de compte, nous avons appris beaucoup de mots et grammaires français à fond a la fin de l’année scolaire...
Frère Bonnard Hồ Đình Bá, originaire du centre du Vietnam a enseigné l'anglais à Taberd. Il invitait une américaine (Marian Thompson!) à la classe pour discuter de divers sujets en anglais. Après chaque chapitre, cette femme demandait aux étudiants une question ou une remarque et elle s'attendait à un volontaire pour lui répondre. Je me souvenais une fois qu’elle avait expliqué un sujet d’actualité et demandé ensuite des questions ou commentaires à la classe et personne ne leva la main pendant un certain temps. Par conséquent le frère Bonnard a pointé du doigt à un camarade de la rangée 2, assis à côté de moi. Mon camarade ne connaissait pas la réponse / commentaire à la question puis il a penché vers le bas, le doigt du frère a automatiquement pointé vers un autre camarade assis à la rangée 3 suivante. Cet élève ne savait pas non plus la réponse ni commentaire, il secoua sa tête ensuite. Heureusement, un autre étudiant dans le coin qui connaissait mieux l'anglais, enfin leva la main pour faire des commentaires. Après que la dame quittait la classe, le frère Bonnard disait à la classe «vous devez tous avoir honte, vous voulez aller à l'étranger pour poursuivre les études universitaires, mais vous ne pouviez pas répondre à une question? Quelle honte! J'ai rencontré le frère Bonnard dans une école catholique à Montréal à l'été 1975 et je lui ai rappelé cette histoire et il m’a répondu avec un petit sourire "ce sont mes exigences qui vous ont vraiment aidé à faire vos études confortablement à l'étranger après l'école secondaire!". Quelques années plus tard il a déménagé et vivait dans l’état de Maryland, États-Unis. Il est décédé en 1998.
Au cours de mes études à Taberd j'ai ressenti une concurrence acharnée entre les étudiants venant de différentes régions et de célèbres écoles secondaires tels que Pétrus Ký, Chu Văn An, Vỏ Trường Toản, Gia Long, Jean-Jacques Rousseau, Fraternité, Marie-Curie, etc ...
Les étudiants de ces célèbres écoles à Saigon avaient beaucoup de motivation pour étudier très dur. Ils voulaient tous aller à l'étranger pour poursuivre leurs études  comme il y avait beaucoup de bourses accordées aux étudiants réussissant le Baccalauréat II avec mention très élevée.
Je crois que de nature les gens ont le même niveau d'intelligence. Quand ils atteignent certain âge d’adulte, s’il y a une différence dans le talent et le succès c’est grâce à des circonstances et de l'environnement compétitif dans lequel ils vivent et absorbent l'éducation et l'expérience d'apprentissage dans la vie.
J'ai réussi l’examen du Baccalauréat de 2è partie à l’été 1973 avec une mention «assez bien» et une note élevée en français 15/20 qui dépassait largement l'exigence du ministère de l'Éducation pour poursuivre des études à l'étranger. Avant de préparer les bagages pour le Canada, j'ai aussi réussi l'examen d'admission à l’école des Hautes Technologies de l'Université de Saigon. J'ai hésité entre l'aventure fragile des études au Canada et une vie paisible au Vietnam avec une amie qui m'attendait dans ma ville natale Soc Trang.
Mes parents ont essayé de me convaincre d’aller à l'étranger parce qu'il n'y aurait aucun espoir pour moi de faire une bonne carrière avec un diplôme gagné au Vietnam puisque ma famille n'occupait pas une bonne classe sociale et un privilège dans cette société. Par conséquent, mes parents essayaient de me fournir des fonds nécessaires pour quitter le Viet Nam, en Novembre 1973, et je devrais me débrouiller le reste de ma vie au Canada ... Ce fut le début de ma vie indépendante ...
Arrivé au Canada au 1er Décembre, 1973, j'ai ressenti la concurrence plus dure / plus féroce en raison de la présence d'autres étudiants étrangers en provenance d'autres pays comme les chinois, français, américains, espagnols, italiens, philippins, japonais, égyptiens, libanais, américains du Sud, africains, etc. ... Puisque ma langue maternelle n'est ni anglais ni français, mes études ont été plus ou moins affectées tandis que d'autres élèves du programme français de Jean-Jacques Rousseau, Marie-Curie et Fraternité ont bien réussi dans leurs études. Après 4 ans d'étude en ingénierie j'ai finalement obtenu le diplôme d'ingénieur et ai commencé à travailler dans les différents domaines – l’aérotechnique, la cimenterie et les télécommunications…
Étant donné que j'ai grandi dans une petite ville et dans une famille moyenne, j'ai toujours rêvé d'avoir une vie bien meilleure pour ma famille et pour mon pays, j'ai décidé ensuite de poursuivre la maitrise en administration des affaires tout en travaillant à temps plein. J'ai obtenu finalement un diplôme de MBA en finance et poursuivi à nouveau la maitrise du génie mécanique. Avec une vie solitaire et sans parents dans ce pays, j'ai décidé de me marier, peu après avoir obtenu mon diplôme en génie. La vie occupée au Canada avec une petite famille qui me fait écarter les anciens camarades de Taberd.
Dans un récent voyage de retour au Vietnam, j'ai trouvé un palmarès de Lasalle Taberd montrant toutes les activités pendant l'année scolaire 72-73. Il a également montré les étudiants honorés et des photos des élèves par classe et des frères, pique-nique et des activités musicales, remise des diplômes, les établissements scolaires, etc ...
Malgré 38 ans de départ du lycée Taberd, l'esprit de compétition entre les camarades reste toujours inoubliable dans ma mémoire. La vie a changé avec le temps, des hauts et des bas, riches et pauvres, mais mon esprit est encore vivant avec le temps de la vieille école, où j’ai passé toute ma jeunesse.
A l'occasion de la mini-réunion des anciens camarades de classe de Taberd à Montreal – Đạo, Nguyễn Xuân Vũ, Nguyễn Ngọc Thuần, Việt et Tăng Hùng,  la semaine dernière m'a rappelé tous ces souvenirs et m'a ramené à l'ancien temps de 1972. Cela m'a aussi donné une inspiration pour écrire ce mémoire.
Me rappelant aussi de tous ces frères et professeurs qui enseignent aux étudiants sans peine/sans relâche pour leur apprendre des leçons de vie et de leur préparer à un meilleur avenir.
Certains professeurs et frères ainsi que d'anciens camarades, malheureusement sont décédé et le reste d'entre nous sont plus âgés.
Ces anciens étudiants de Taberd, malgré le fait qu'ils vivent dans tous les coins du monde, n'oublieront jamais leur ancien lycée Taberd.
A travers cet article, je tiens à remercier sincèrement tous les frères de Taberd et professeurs qui nous ont fourni une excellente éducation.
    Taberd Saigon est une école qui m’avait impressionné le plus dans mes années d'étude parce que c'est un endroit où je me sentais la compétition académique la plus dure/féroce dans ma vie et aussi elle a créé une base de connaissance très importante pour moi en vue de mes études universitaires au Canada en 1973. Comment puis-je oublier le dernier jour d'école lors de la cérémonie de fin d’année pour obtenir le palmarès et le bulletin de note. J'ai essayé de faufiler à travers la foule menant à la cour afin de voir les anciens camarades de Taberd qui effectuaient le gala musical lors de la cérémonie de remise des diplômes comme Joe Marcel, Trường Kỳ et la bande Tùng Giang, etc .. Aujourd’hui les frères Edmond Nguyễn Văn Công, Bonnard Hồ Đình Bá, SH Nguyễn Ngọc Lộ, le frère-recteur Félicien Huỳnh Công Lương (frère-recteur a décédé le 2 Mars-2010 à l'âge de 91 ans), les enseignants Lê Mậu Thống, Trương Đình Tấn, Nguyễn Văn Đàng, Đặng Đức Kim n’enseignent plus ici. Où vivent-ils aujourd'hui, ces frères et les enseignants? Sont-ils encore en bonne santé et heureux de leur vie de retraite?
Aujourd'hui, la direction et le personnel enseignant de Taberd Saigon sont complètement dissous après 1975. Chaque fois que j’y reviens et reste debout devant la porte principale de Lasan Taberd Saigon, je me sens très triste et mon cœur est serré parce que le nom Lasan Taberd Saigon a été remplacé par une grande pancarte étrange "École publique spécialisée Trần Đại Nghĩa".
J'espère qu'un jour je reviendrais à la même place "Lasan Taberd Saigon" et pourrait encore voir tous les frères et professeurs, les anciens camarades de classe de la vieille école avec des murs jaunes. Nous voudrions voir les étudiants de la prochaine génération dans la classe en écoutant des même anciens professeurs et frères qui enseignent le français et l'anglais dans cette école où je l'avais déjà quitté il y a 38 ans…

Nguyễn Hồng Phúc
(Taberd 12B2 Année scolaire 72-73)
Édité par Nguyễn Chí Thân - Taberd 58-62

Hiệu ứng tuyết rơi