Monday, June 27, 2011

TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Chuyện ngày Tết












Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh.
Tết là thời khắc thiêng liêng trong mỗi chúng ta, nó là sự giao hoà của quá khứ và tương lai. Cứ mỗi năm tết đến, người Việt trong hay ngoài nước đều có suy nghĩ như nhau năm mới tốt hơn năm cũ.
Người Việt trong nước háo hức trước tết đến cả tháng, bậc cha mẹ thì bận rộn hơn, người có kinh doanh riêng hay có chức vụ ở các Công Ty, thì tất bật thu gom tiền bạc cuối năm, không để khách hàng nợ nần hay nợ nần nhà cung cấp qua năm mới,   phải kết thúc trong năm cũ, bận rộn nào quà cáp,  thưởng tết nhân viên .., thế là cứ như vòng quay. Trẻ con thì mong chờ tết đến để được Cha Mẹ mua quần áo, giầy mới. Tất cả đều rộn ràng nhộn nhịp, duy chỉ những ai đi làm việc nhờ vào đồng lương thì trông chờ lương thưởng, bình lặng hơn nhưng cũng phải lo cho con cái quần áo mới, nếu chưa làm Cha làm Mẹ thì lo chuẩn bị trang hoàng nhà cữa lau chùi vì cả năm chưa làm, chuẩn bị mua nhiều thứ để làm thức ăn, bao lì xì cho những ngày tết. Gia đình nào nghèo hơn thì lo chạy đôn chạy đáo để có mấy thức ăn cho cả nhà vào những ngày tết này. Không khí ở trong nước, đi đâu cũng đèn hoa treo, chợ hoa, chợ đêm tết nhộn nhịp.
Người Việt Hải ngoại nơi tôi ở, không khí chuẩn bị chẳng có gì đặc biệt, chỉ khi tết rơi vào thứ sáu hay thứ bảy, chủ nhật, thì tất cả đều có hy vọng được ăn một buổi ăn xum họp gia đình, còn không rơi vào cuối tuần thì phải đợi đến cuối tuần, mặc dù nó rơi đến mùng bốn hay mùng năm cũng phải chịu. Không sửa sang nhà cửa vì hàng tuần phải làm sạch không còn hạt bụi nào, không chờ đón quần áo mới, nhưng có điều nơi đây có sales (soldes) vào tháng một nên ai cũng mua nhiều thứ để xài, mặc hay để giành cho năm sau, ngoại trừ người làm cho khối nhà nước, chờ tháng một để được thưởng lương tháng thứ mười ba. Trẻ con càng không biết gì về không khí tết, nếu Cha Mẹ không cho chúng biết là tết Nguyên Đán sắp đến, nên chúng cũng chẳng có hỏi han hay yêu cầu gì ở Cha mẹ, nhưng hầu hết Cha Mẹ đều cho chúng biết vào ngày tổ chức tiệc tết, vì Cha Mẹ cũng chuẩn bị mấy cái bao lì xì. Không khí ngoài đường phố bình thường như những ngày bình thường khác trong năm. Người Việt nơi đây cũng quen dần với cái Tết ta tẻ nhạt ở xứ người, nhiều người có khi còn không nhớ là ngày nào là mùng một tết.
Những ngày này trong nước chuẩn bị làm bánh mứt, gói bánh tét, củ kiệu.., trang hoàng bàn thờ. Bàn thờ có đủ thứ nào là liễn đỏ chữ vàng dán hai bên hay giữa trái dưa hấu đỏ hay vàng, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà người Việt hay nói ‘Cầu vừa đủ xài’, nhưng xài nhiều hơn làm.
Bánh trưng hay bánh tét ở tiệm Trung Hoa hay Việt Nam đều có, mua một cái là xong, đâu có thời gian đâu mà làm bánh mứt hay gói bánh tét. Chỉ có ông bà sống lâu năm nơi đây, muốn cho con cháu có không khí tết trong nhà, thì cũng ra chợ với cháu rồi mua ít lá chuối, giấy gói, ba rọi, đậu xanh mang về lụt đụt cả mấy ngày, chỉ làm được không hơn chục cái.
Nhà của người Việt trong nước, vào trưa ngày giao thừa tiếng pháo bắt đẩu nổ dòn tay có người treo dây pháo dài cả mấy chục mét, trên bàn thờ lúc nào cũng có đầy đủ bánh trái thức ăn cúng ông bà tổ tiên ngoài, mứt dừa, mứt bí, mứt cà, bánh tét, nào là gà xé phay, lẫu thập cẩm, thịt kho hột vịt., dưa hấu. Sau khi cúng rước ông bà, ăn trưa xong, là Cha Mẹ cho con cái mặc quần áo mới đi chơi, và Cha Mẹ ngũ một giấc chuẩn bị cúng váy đón giao thừa. Đêm giao thừa đến, tất cả con cái bậc dậy sau khi đi chơi ba mươi tết, choàng vậy để được nghe tiếng pháo đầu tiên, đón một ngày của năm mới đến. Thế là Cha Mẹ chuẩn bị đốt nhang khấn váy, gót trà lên bàn thờ, tất cả đều như một nhịp sống hàng ngày và quen thuộc. Tiếng pháo giao thừa đầu tiên được vang lên, xung quanh tứ phía Đông, Tây, Nam, Bắc nhỏ dần rồi tất cả đều đi ngũ, chỉ nghe lát đát vài tiếng pháo nỗ xung quanh đến sáng.
Sáng mùng một, lại nghe tiếng pháo nổ, chuẩn bị ăn chay đầu năm rồi trẻ con hay người lớn sau đó thay quần áo mới, chuẩn bị chụp hình kỹ niệm ngày tết bên cây mai, hướng dương, vạn thọ, cúc đại đóa., với cả nhà và nhận lì xì chúc nhau qua lại, chúc người già thì
‘Sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi’
Chúc người trẻ thì
‘Năm mới phát tài, tiền vô như nước, tiền ra như giọt cà phê phin’
Sau đó, con cái thì đi chơi bên ngoài, hay đi dạo, ăn uống, xem phim, chơi bầu cua cá cọp, đánh bài cào, người lớn thì giữ nhà, đón khách đến thăm. Khách đến, khi thì bánh mứt, khi thì bánh tét với tôm khô cũ kiệu hay thịt kho hột vịt, sau đó là dưa hấu, đi đâu cũng những món như vậy tương tự suốt cả tuần ăn chơi thỏa thích.
Người Việt Hải ngoại buồn tẻ hơn, chỉ trưng bày mấy cái bánh tét hay bánh trưng mua sẵn, một đĩa trái cây đơn giản không có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, vì ai cũng xài tiết kiệm nên đâu có mua xoài, về xài quá đâm ra mệt trả không nổi factures (bills). Trưa hay đêm giao thừa thì không khí không gì khác biệt, vì là sáu giờ tối Châu Âu, nếu rơi vào ngày làm việc trong tuần thì còn buồn hơn,vì đâu có ai mà thăm viếng hay tiệc tùng, phải chờ đến cuối tuần, để được ăn uống xum họp gia đình cùng con cháu.













Khi con cái đến đầy đủ, cố gắng mỗi người đốt nhang khấn váy, cho năm mới mai mắn hơn, những chuyện không mai của năm cũ qua đi, mặc dù năm mới qua cả tháng. Trên bàn ăn thật đơn giản, vì thời gian chuẩn bị chẳng là bao lâu, nên ngoài chả giò thông thường cho mọi người, có thêm dĩa gỏi gà hay tôm thịt, món lẫu tả bí lù hay bún bò, sau đó là bánh kem hay ly kem nho nhỏ. Sau phần này là phần chúc tụng và cho bao lì xì mấy đứa nhỏ, vài gia đình sơ sài hơn thì chỉ cho chúng mấy tấm vé số cà, nếu hên thì trúng không thì buồn thỉu, bao lì xì coi bộ thích hợp hơn. Cuối tiệc rồi chia tay, ngày mai đi vào công sở không khí lại chỉ như thế, từ năm này qua năm nọ, rồi cũng quen.
Người Việt khá giả trong nước ngày nay thích đi du lịch ra nước ngoài, các nước trong khu vực những ngày tết đến, thích mặc quần áo phương Tây, quần áo mặc càng mỏng càng tốt vì cái nóng bức ban ngày, thích rước cả đoàn Lân về nhà múa để được mai mắn phát đạt trong năm .
Người Việt ở hải ngoại thích trở về quê hương ăn tết, thích mặc áo dài truyền thống trong những dịp lễ hội như vậy, quần áo mặc càng dầy càng tốt vì cái lạnh mùa đông. Đi xem múa Lân ở Chùa hay khu vực kinh doanh người Trung Hoa nơi mình sống.
Người Việt trong nước thì được xem pháo hoa đêm giao thừa nhưng không có tiếng pháo nổ.











Người Việt hải ngoại những vùng đông đúc người Việt hay Châu Á như Paris thì được xem pháo nổ rền vang vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau mùng một tết âm lịch nhưng không có pháo hoa.
Người Việt hải ngoại lúc nào cũng nghĩ
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Dù đi đâu ai cũng nhớ
Về chung vui bên gia đình.

Snowynguyen 2010
Hiệu ứng tuyết rơi