Monday, July 11, 2011

HOÀI NIỆM VỀ SÓC TRĂNG


Nơi chôn nhau, cắt rốn. 
Tưởng nhớ về cha tôi và những bạn hữu đã vĩnh viễn ra đi – Ngô Thời An, Trịnh Tấn Tước, Lâm Đắc Huệ, Nguyễn Thu Phong, Lê Công Trình, Phạm Quang Vinh và gần đây nhất là Lưu Thị Ngân Hà…

Tất cả đều trôi qua.
Tất cả đều mất đi.
Chỉ có kỷ niệm là còn...

Cho dù đi đâu và làm gì thì chúng ta vẫn nhớ đến tuổi học trò phải không các bạn?. Mỗi người trong chúng ta ai mà không nhớ đến thầy cô và bạn bè, mọi thứ dường như thay đổi khi chúng ta rời xa mái trường thân yêu mỗi người một nơi. Nhưng dù thế nào đi nữa các bạn chắc không bao giờ quên lứa tuổi học trò tinh nghịch với bao nhiêu kỹ niệm lưu luyến đáng nhớ nhé các bạn. Tôi cũng không phải ngọai lệ, như các bạn giờ đây tuy chúng ta đang sống mỗi phương trời khác nhau nhưng vẫn nhớ về mái trường thân yêu nơi đã giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành trong hiện tại đúng không các bạn? Hãy luôn nhớ đến mái trường xưa, ngôi trường Hoàng Diệu Sóc Trăng và Lasan Taberd Sàigòn.
          Tôi nhớ ơn tất cả Thầy Cô đã giảng dạy tôi các môn học qua mỗi lớp, giúp tôi có được hành trang vào đời qua năm tháng, càng nhận ra không thể thiếu được, nếu không nói là vô giá. Tôi khắc ghi trong tâm Thầy Phan Văn Nhiều và Sư huynh hiệu trưởng trường Lasan Khánh Hưng frère Gabriel Nguyễn Đăng Quang, ơn đã giúp tôi vào Taberd Sàigòn vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, thầy Nguyễn Tư Thiếp (xứ kangaroo), thầy Nguyễn Ngọc Lân, thầy Ngô Trọng Bình, thầy Nguyễn Thái Lân, Cô Nguyễn Thị Mười, Thầy Thiên và thầy Thế và rất nhiều thầy cô Hoàng Diệu và những sư huynh Lasan Taberd Sàigòn như frère Bonnard Trần Đình Bá, frère Edmond Nguyễn Văn Công, Sư huynh Trần Quang Nghiêm, thầy Lê Mậu Thống (giáo sư Chu Văn An và Taberd), thầy Đặng Đức Kim, thầy Nguyễn Văn Đàng, v.v.v..…
          Giờ đây hồi tưởng lại, bạn bè cũ gặp nhau rất ít, thời gian trôi qua rất nhanh kể từ năm 71. Mỗi đứa vào đời với những nghề nghiệp chuyên môn khác nhau: bác sĩ, kỹ sư, kế toán viên, giáo viên, công chức cao cấp, đại-gia, thương gia, v.v.v.....
Sau năm năm, bảy năm lần lượt các bạn đã thành tài, tốt nghiệp. Không kể những bạn đã vĩnh viễn ra đi rất trẽ như Lâm Đắc Huệ, Ngô Thời An (hy sinh trong lúc thi hành nghĩa vụ), Lê Công Trình, Nguyễn Thu Phong, Trịnh Tấn Tước, Phạm Quang Vinh và Lưu Thị Ngân Hà. Bây giờ thì kẻ ở chân trời, người góc biển, có đứa thành công cũng có đứa sống thiếu mai mắn. Những cánh chim đã tung cánh muôn phương, sống gần thì chỉ còn quá ít ỏi, sống xa nhau thì nhiều. Những cánh chim chưa mỏi và sẽ bay tận trời xanh, chỉ để lại sân trường những vết chân của lớp 10B1 Khóa 71-72 Hoàng-Diệu và lớp 12B2 Taberd Sàigòn khoá 72-73.
        Nhớ lại mái trường xưa, ôn lại những kỷ niệm, nhìn lại những chặn đường khó khăn đã qua và những khó khăn hiện tại các học sinh đang gặp. Mỗi cựu học sinh chúng ta trong lòng đã có suy nghĩ làm thế nào để giúp đở các học sinh nghèo, học giỏi có đủ nghị lực và an tâm trau dồi học tập?. Chúng ta nên có một kế hoạch và tâm huyết thế nào để giúp đở cho các con em của thế hệ sau có được sự khích lệ cụ thể, để các em học giỏi hơn nữa, để tiếp nối truyền thống lâu đời của nhà trường là học tốt, làm việc tốt, chóng thành tài và để đền bù xứng đáng công sức của thầy cô, cha mẹ và sự hổ trợ của các bậc đàn anh đàn chị.
        Khi nhắc về trường cũ, thầy và bạn bè xưa, chúng tôi không mong mỏi gì hơn là được cùng bạn bè đồng môn 10B1 khóa 71-72 Hoàng Diệu, nhất là các bạn từ đệ Thất đến đệ Tứ HD năm xưa và 12B2 Taberd Sàigòn, sống lại thời niên thiếu nhiều ấn tượng và rất hồn nhiên của tuổi học trò.
         Xin cảm ơn các Thầy Cô đả dìu dắt em cũng như bạn bè trong những năm trung học, làm hành trang căn bản cho chúng em vào đời. Bây giờ thầy trò đều gần đất xa trời, tóc thầy cô trắng bạc nhiều hơn và tay cũng run run hơn vì suy nghĩ lo toan trong cuộc sống. Cầu mong trời Phật và ơn trên ban phước lành cho thầy và trò vẫn còn khoẻ mạnh mãi mãi, để mỗi năm chúng em vẫn còn được họp mặt với nhau, để nhắc lại chuyện ngày xưa, để cho lòng chúng em được trẻ mãi trong tuổi già! Vì kỷ niệm thời niên thiếu là kỷ niệm bất diệt của cuộc đời phải không các bạn?         Sóc Trăng là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, dù chỉ sống vỏn vẹn mười bảy năm tại đây và ba mươi sáu năm tha hương tại Canada, nhưng mỗi dịp về thăm quê nhà cũng đủ cho tôi cái tình thương thân ái từ gia đình và sự đón tiếp nồng hậu từ những bạn hữu của những năm tháng thiếu thời. Khi tìm hiểu về vùng đất nào đó người ta hay bàn về lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích, con người và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu của nó. Hoài niệm về quê hương Sóc Trăng, tôi viết lên ý tưởng ngắn ngũi này để diễn tả cảm nghĩ của mình về xứ sở thân thương.



          Sóc Trăng, là nơi mà người dân nói được ba thứ tiếng Tiều, Miên, Việt và người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa chân chất, để tôi mãi mãi nhung nhớ về quê hương mình và sung sướng tự hào là một người con của vùng đất cổ quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở một miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Sóc Trăng của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó. Tôi muốn ôm quê tôi trong vòng tay thương nhớ. Nỗi buồn ly hương khi tôi rời quê tôi một ngày cuối thu năm 73 bởi vì Việt Nam nói chung và SócTrăng nói riêng đã xa tầm tay ngỡ ngàng của tôi. Duy có điều tôi vẫn biết rất rõ là quê hương vẫn sống mãnh liệt trong hoài niệm, trong tiềm thức của tuổi thơ. Tôi đã gắn bó với cả hai yếu tố Việt Nam từ dòng máu, từ làn da và tôi sẽ mãi mãi ấp ủ một quê hương mang theo như người con xa xứ, như kẻ ly hương không bao giờ quên nỗi những dòng chữ quen thuộc dù là Việt Nam hay Sóc Trăng trong làng nước mắt ...



          Sau này, khi ra hải ngoại, được đi du lịch cũng nhiều nơi, cảnh đẹp thấy cũng đã nhiều chỗ, nhưng chỗ nào cũng chỉ để chụp hình kỷ niệm một chuyến đi chứ không có cảnh nào mang lại những nỗi xúc động trong tôi như những chuyến về thăm quê hương, thăm chùa Dơi Sóc Trăng, chùa Một Cột Hà-Nội, cố đô Hoa Lư, vịnh Hạ Long, những lúc ấy tưởng như lịch sử từ ngàn xưa vọng về, các bài ca “làng tôi có cây đa cao vút trời xanh” văng vẳng đâu đây, các bài học về lịch sử, về văn hóa dân tộc được học từ thời thơ ấu, bao nhiêu năm tích tụ trong người tự nhiên hiện về trong trí nhớ, và thật đúng là không đâu đẹp bằng quê hương cả.
         Trên đường từ Sàigòn xuôi theo quốc lộ 1 về miền cuối Việt, khoảng hai trăm ba mươi mốt cây số là chúng ta đã vào thị xã Sóc Trăng. Sóc Trăng trước năm 75 được gọi là tỉnh Ba Xuyên. Sóc Trăng có nhiều sắc dân sinh sống như người Việt, người Hoa và người Miên (Khơ-me) là đông nhất. Mọi sinh hoạt của dân chúng ở đây hài hoà, không có sự biểu lộ sự kỳ thị nhau.

         Trước khi đến Sóc Trăng người ta phải qua cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ, quê hương của cha tôi và cũng là quê nội tôi. Nơi đây tôi thấy cây cầu Cần Thơ sắp được nối liền, tôi liên tưởng đến cây cầu tình cảm giữa thầy trò cũ Hòang Diệu đang được hòan thiện để nhắc lại những kỷ niệm thầy trò ngày xưa…. Tôi nhận ra là cây cầu này sẻ được hoàn thành giữa năm 2010 và đặc biệt hơn nữa là cây cầu nầy được xây dựng bằng vật liệu rất hiếm, không làm tổn hại môi trường và vô cùng bền vững. Hi vọng sau khi cây cầu nầy được xây xong thì nền kinh tế Sóc Trăng sẻ được phát triển mạnh và thu hút được nhiều nhân tài và nhà đầu tư từ thành thị đến như giáo sư giỏi, nhân sự chuyên môn, đầu tư nước ngòai, v.v.v…Tôi đóan và biết chắc như thế vì cây cầu sẽ thông thương nền kinh tế thành thị đến thôn quê...
           Trong tôi lúc nào cũng có hai dòng ý tưởng. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng nhưng quê cha và quê nội lại là Phong Dinh, tức Cần Thơ ngày nay.  Đi đâu tôi vẫn tự hào là dân chính gốc Sóc Trăng, nhưng mỗi khi có biến cố ở Phong Dinh lòng tôi cũng không khỏi bồi hồi vì tôi biết chắc rằng ở đó vẫn còn rất nhiều thân nhân quyến thuộc đang sống tại đấy. Ngày xưa anh chị họ tôi hay chọc ghẹo chúng tôi  rằng “tụi bây là dân Sóc Trăng hả...là dân nhà quê đó…”.  Các anh chị họ tôi, trai thì học Phan Thanh Giãn Cần Thơ còn gái thì học Đòan Thị Điểm trong khi đó các anh em tôi đều học Hòang Diệu, trường nhà quê theo nghĩa của anh chị họ tôi…Anh em họ nội trước 75 thành công như có người làm Sĩ quan cao cấp trong Quân cảnh Cần Thơ và có người về thăm chúng tôi với cấp bậc Trung úy mủ đỏ. Kể từ đó tôi hứa với lòng mình là phải học khá hơn anh chị họ tôi để chứng tỏ với họ là chúng tôi là dân nhà quê nhưng không thua ai đâu nhé.

          Tôi bắt đầu học trung học ở Hòang Diệu Sóc Trăng nhưng lại ra trường tại Lasan Taberd Sàigòn. Bạn bè Hòang Diệu thì rất nhiều nhưng bạn bè củ Taberd cũng không ít. Tôi trải qua tuổi thanh niên ở Việt Nam nhưng lại sống và làm việc ở Canada. Tôi học Kỹ sư bằng tiếng Pháp nhưng làm Master bằng tiếng Anh. Bà xã tôi gốc người Bắc trong khi tôi được sinh trưởng ở miền Nam. Gia đình tôi có đạo Phật nhưng hiền thê tôi lại là dân Công giáo. Tôi có hai cậu con trai có hai cá tình hoàn toàn khác nhau, nhưng ngược lại trong chúng tôi cũng có một ý tưởng rất ư là thống nhất… đó là chúng tôi chỉ có một hiền thê, giống như đức tính của cha tôi…Thế mới là một tình huống rất đặc biệt về cái tôi trong chúng tôi…
          Đến Sóc Trăng các bạn sẽ thấy một vùng đất xanh tươi với những cánh đồng lúa mênh mông cò bay mõi cánh, những đầm nuôi tôm, những vườn cây ăn trái nặng trĩu quả.
          Ngòai ra các bạn sẽ không bao giờ quên những danh lam thắng cảnh của Sóc Trăng như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Hồ Nước ngọt, v.v.v... Cũng như vẽ đẹp chân quê thật thà của các cô gái Sóc Trăng, mà người xưa có câu ‘’Cầu nào cao bằng cầu Thiên Hộ, Gái nào ngộ bằng Gái Sóc Trăng’’ mặc dù cây cầu này đã không còn cao như xưa nữa do sự đổi mới bộ mặt của Tỉnh Sóc Trăng thời hiện tại, nhưng vẽ đẹp của các cô gái Sóc Trăng vẫn như xưa.
          Đến thăm Sóc Trăng người ta không thể nào quên mua về một ít bánh pía Vũng Thơm, lạp xưởng, Mè láo Mỹ Tâm, cốm dẹp, v.v.v…và nhứt là thưởng thức những món ăn độc đáo của Sóc Trăng như món bún nước lèo cá lóc, bánh cống Sóc Trăng… cũng là những hương vị đặc sản mà người dân chính gốc Sóc Trăng không thể nào quên được…

Chùa Dơi 

      Theo đường Lê Hồng Phong về hướng Mỹ Xuyên, bạn sẽ cãm nhận được ngôi chùa Dơi Mã Tộc mà người Khmer gọi là Mahatuk, những cây vú sữa, cây gòn và một số cây tạp khác nữa là chốn nương thân của hàng mấy ngàn con dơi. Đây là nơi quy tụ rất nhiều dơi quạ, ban ngày đi kiếm ăn và tối trở về chùa. Ban ngày dơi treo ngược đầu, tòn ten trên nhiều cành cây làm chúng ta thấy được sự kỳ thú của thiên nhiên. Hằng đêm, khi trời vừa sụp tối, dơi kêu vang cả vùng như réo gọi nhau thức dậy, chuẩn bị cho hoạt động của chúng. Người dân Sóc Trăng cho biết, nguồn thức ăn chính mà đàn dơi chùa Mã Tộc nhắm tới là Vườn Nhãn ở Vĩnh Châu. Ở Vĩnh Châu thì nhà nào cũng có vườn trồng nhãn riêng, đặc biệt là nhãn Sơ hút có trái to, cơm dày và hạt nhỏ. Khi chúng ta bước vào vườn nhãn chỉ thấy choáng ngợp bởi những chùm trái lớn nhỏ treo lủng lẳng trên cành. Bạn vào vườn nhãn để mua, thông thường chủ nhân sẽ bán với giá cao hơn ngoài chợ, vì là nhãn do bạn tự chọn nhưng bạn tha hồ ăn mà không phải trả tiền... vì đa số  chủ vườn có tính rất quý khách. Đàn dơi tại chùa Mã Tộc Sóc Trăng rất ý thức đến địa phận ở của mình vì chúng chỉ trú ngụ trong khuôn viên của chùa mà không đáp đậu bất cứ nhánh cây nào bên ngoài vòng rào của chùa và chúng cũng chẳng ăn bất cứ một trái cây nào, dù trái cây chín rụng đầy sân chùa. Cho nên, nếu bạn có về Sóc Trăng, đừng quên ghé thăm chùa Dơi một lần cho biết các huyền thoại và thực tế về loại dơi sống tại nơi nầy.

Chùa Bửu Sơn hay Chùa Đất Sét



               Chùa Bửu Sơn nằm trên đường Lê Đức Thắng, từ thị xã Sóc Trăng đi Ðại Ngãi, cách trung tâm thị xã chừng một cây số, phía tay phải. Chùa đã có từ lâu đời, được trùng tu năm 1906 và đến năm 1988 được sơn sửa lại. Sở dĩ bà con ở đây quen gọi là chùa Ðất Sét, vì tất cả các công trình điêu khắc, trang trí bên trong do bàn tay của một nghệ nhân tạo nên toàn bằng đất sét pha trộn bột nhang và ô dước - một loại chất lỏng sền sệt tạo nên sự kết dính - do đó các công trình điêu khắc và các tượng không bị nứt nẻ qua thời gian. Mái chùa được chống đỡ bằng hai mươi bốn cây cột, mà mỗi cây cột cũng là một công trình đáng kể, xung quanh mỗi cây cột được đắp bằng đất sét, mang hình rồng nổi cùng những nét hoa văn suốt từ chân cột lên đến mái điện thờ, mặc dù trãi ngót trên 200 năm mà vẫn vững.

Hồ Nước ngọt

            Mỗi khi về thăm Sóc Trăng tôi hay vào Hồ Nước Ngọt để đi tảng bộ. Là một khu vui chơi giải trí nằm trong lòng thị xã, bạn có thể đi bơi tại đây và nếu bạn có trẻ con thì đây là một nơi để các em bé thưởng thức nhiều trò chơi vui nhộn. Từ một cái hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã ngày xưa có tên là Tịnh Tâm, hồ Nước ngọt giờ đây là một Trung Tâm Văn Hóa của thành phố Sóc Trăng. Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là lấy bóng mát. Hồ Nước ngọt còn xem là lá phổi của TP Sóc Trăng với rất nhiều phượng vỹ được trồng từ xưa. Hầu hết các họat động văn-hóa của tỉnh Sóc Trăng hàng năm đều diễn ra tại đây.

          Khi tôi còn bé đến lúc trưởng thành cứ mỗi độ sáng sớm tôi và cha tôi thường đi dạo xung quanh hồ nước ngọt này và người vẫn hay nhắn nhũ rằng : cha sinh ra để làm thợ nhưng các con phải cố gắng chăm học để thành nhân mà hãnh diện với đời « con hơn cha là nhà có phúc » cha tôi thường nói thế. Vì những lúc đi tảng bộ như vậy với đầy tinh thần sảng khóai thỏai mái hít thở không khí thôn quê không như thành thị ngột ngạt, những lời khuyên của cha tôi đã khắc sâu trong trí nhớ chúng tôi.
          Đầu tháng năm 2009, vào một buổi sáng tinh sương khi tôi trở lại Sóc Trăng để thấp nén hương trên mộ cha, và tôi đi tảng bộ xung quanh hồ nước ngọt để hồi tưởng lại người cha vừa vĩnh viễn ra đi, mà suốt cuộc đời làm lụng cực khổ hy sinh cho chúng tôi với một hi vọng duy nhất là nuôi lớn chúng tôi, cho chúng tôi học hành thành tài để trở nên những người hữu dụng cho cuộc sống và xã hội….Giấc mộng cha tôi đã hòan thành nhưng cũng là lúc mà người cũng không còn nữa trên cỏi đời để chứng kiến sự thành công của con cái, để lại cho mẹ tôi sự nặng trĩu và vắng bóng mà hàng mấy chục năm trời cha tôi đã cho mẹ tôi sự ấm áp này. Cha tôi thường nói với mẹ tôi « mất tôi là bà mất tất cả », và tôi thấy những nép nhăn trên trán mẹ tôi càng dày đặt sau biến cố cha tôi mất đột ngột làm cho tim tôi nặng trĩu. Bất chợt trong tia nắng ban mai lại lất phất mưa bụi trông rất buồn bã đã gợi lại sự nhớ nhung một vật gì quí báo nhất trên đời mà tôi vừa bị đánh mất vĩnh viễn…..

Viết tại Montréal nhân ngày Father’s Day 2009
Nguyễn Hồng Phúc
Hoàng-Diệu 67-72
Lasan Taberd Saigon 72-73

Edited by Nguyễn Tuyết
Tài liệu tham khảo:
Sổ tay Hướng Dẫn Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long
Việt Nam Quê hương mến yêu - Tivi Việt Tiến Toronto Canada


Once upon a time in Soc Trang…

To remember my dear father and all young classmates who unfortunately passed away - Lâm Đắc Huệ, Ngô Thời An, Nguyễn Thu Phong, Lê Công Trình, Trịnh Tấn Tước, Phạm Quang Vinh and Lưu Thị Ngân Hà

Everything comes and goes away...only memory stays…

Wherever we go and live, one will never forget their old school with so many souvenirs and joys of childhood. In any circumstances, I always remember the school of these old days where my youth was alive...
Anyone would acknowledge their teachers in these years and things had changed with time when we left high school. Despite the fact that we are now scattered around the world, you will however never forget those souvenirs under Hoang Dieu and Taberd Saigon school where we learned life lessons, learned to write and read, to love and to enjoy our childhood…Remember your school, Hoang Dieu and Lasalle Taberd Saigon high school is always in our mind…

Nevertheless, I always remember and acknowledge the grace from all former Hoang Dieu teachers who provided me an excellent training which helped me to prepare my educational journey for my life. It was considered as a treasure or a gift of life with unmeasurable value. Through this writing I would like to express my sincere thanks to all my teachers, particularly Professor Phan Van Nhieu and Brother Rector of Lasalle Khanh Hung Brother Nguyễn Đăng Quang who helped me to apply and pursue my terminal class in Lasalle Taberd Saigon in the Red Hot summer 72. I don’t forget to thank also these teachers from Hoang Dieu – Nguyen Tu Thiep, Nguyen Thai Lan, Nguyen Ngoc Lan, Nguyen Thi Muoi, Musical and Fine art with professor Thien and The, former Chu Van An and Taberd professor Lê Mậu Thống, Nguyễn Văn Đàng, Đặng Đức Kim and Brothers Bonnard Trần Đình Bá, Edmond Nguyễn Văn Công, SH Trần Quang Nghiêm, etc…
Time flies…. In school there are very little occasions to meet friends due to work load. It left very little time to chat with all classmates because we are so busy with family out of school time…
I was not fortunate to accomplish my high school program in Hoang Dieu due to the mobilization order issuance in the Fiery red summer of 1972. I had to skip out the class of 10B1 two months before school completion in order to write the National Baccalaureate Part 1. I had two months to prepare the examination which normally required 1 year of preparation. Then I continued my Terminal class in Lasalle Taberd Saigon in 1972. After 7 years of high school all former classmates of 10B1 (71-72) had graduated and went to different directions – some of them obeyed military obligation, some pursued their university, some pursued study abroad and the rest prepared their work place…They all finally live their own lives. They lived through their determination and luck. Some of them have well succeeded, others had bad luck… We are all like birds with mature wings without determined horizon. It was time to decide our own future and what left to Hoang Dieu and Taberd Saigon high school is your trace and your mind set of the class 10B1 (HD 71-72) and class 12B2 (Taberd 72-73)…
We remember the following friends and classmates who unfortunately passed away at the young age – Lam Dac Hue, Ngo Thoi An, Nguyen Thu Phong, Le Cong Trinh, Trinh Tan Tuoc, Phạm Quang Vinh and Luu Thi Ngan Ha…

Looking back life at Hoang Dieu and Taberd schools with a lot of memory and difficulty that we all went through in those years, we should think, the difficulty that young students of next generation are facing today and the way to help and encourage them to achieve their goal in order to maintain the Hoang Dieu tradition. The tradition in which students must be working hard, obeying their teachers, maintaining competitive spirit and to prepare well their university …At the end these are rewards for their teachers, brothers and sisters.
The education that I absorbed from these High Schools was an asset for the preparation of my excellent educational journey for life…Students as well as teachers are scattered around the world and getting older. Their grey hairs grow longer and their hands started to shake due to anxiety and concerns of their day-to-day lives…They are well deserved for a healthy retirement. We wish them an excellent health and a long life…
Soc Trang is my hometown where I was born and grew up. Despite living only 17 years in this town and 36 years in Canada, I got a warm welcome from my family and my former classmates every time I came back to visit it. To describe a country or a town one must think about its culture, its geography and its people. Through this memory I like to describe my Soc Trang hometown, my sweet home:
Soc Trang is a Mekong Delta coastal province which is home to large groups of three ethnics – Khmer, Chinese and Vietnamese. They live peacefully in community without ethnic distinction. Soc Trang is characterised by its varied culture, lush vegetation, harsh sun and a rich history. Its peoples are simple and kind. With its hardworking and hospitable peoples, fascinating mixed culture and stunning scenery I am proud to be part of it, but in a Red Hot summer day of 1972 I had to leave all souvenirs behind in order to pursue my study in Lasalle Taberd Saigon.  Soc Trang is my soul…and again in a fall sad day of 1973 I had to leave everything behind in order to prepare my future and my career in Canada.

Following the national highway no 1A from Saigon to Soc Trang, one will pass by My-Thuan Bridge and Can Tho ferry which is my father native land…
The Can-Tho bridge which is currently under construction and will be achieved in mid-2010, reminds me the connection between former students-teachers of old HD school is underway. A relationship was lost for a long time. The new Can Tho Bridge will potentially improve local economy of Soc Trang and other provinces downstream. It will facilitate the flow of goods between Capital and countries and will bring/pull more talents to the Soc Trang town as well as more foreign investors, more qualified teachers and workers...
Once arriving in Soc Trang, one will enjoy the view of the green land dotted with boundless paddy fields, shrimp pond, lush orchards burdened with fruits and ancient Khmer pagodas nested in the three gardens. Moreover you will have opportunity to savour fascinating and unique dishes of this town…
I am divided by two streams of thinking. I was born and raised in Soc Trang but the homeland of my father is Phong Dinh, Can Tho today. Every event that happened in this province concerned me a lot because I knew that my relatives were living there. I started my secondary education in Hoang Dieu but graduated from Lasalle Taberd College in Saigon. I grew up and lived my childhood in Viet Nam but worked in Canada.
My hometown is part of the Southern provinces but my spouse originated from Northern part of Viet Nam.  My family is practicing Buddhism but my spouse is a Catholic. But we are unanimous, for sure in one thing that I have only one wife like my father…
 
People don’t forget to buy home some pia cake (banh pia Vung Thom), crisp sesame cake (me Sung), Chinese sausage (lap xuong) and pounded rice grains (com dep). In addition, the indigene will never forget their traditional local specialities such as rice vermicelli in snakehead fish (bun nuoc leo) and pork-stuffed fried cake (banh cong)…

Bat Pagoda (Chùa Dơi)

Following Le Hong Phong st. towards My Xuyen district just 1 km from the City Centre. The ancient pagoda of Khmer people is originally named Mahatuk (Ma Toc). It houses a great number of bats and crows which fly for food at day and come back at night. However, one can get an interesting glimpse of some bats hanging upside down from the tree branches during the day. These bats respected well their surroundings. They don’t disturb them by flying out of their territory seeking for foods. One must visit the Bat Pagoda to understand more about the tale of its bats.

Clay pagoda (Chùa Đất Sét)

The pagoda is also called Buu Son Temple, locating on Ton Duc Thang st in the city of Soc Trang. Clay was the main material for building the pagoda and carving the statues. Clay is more than 200 years old. Notably the pagoda has 8 huge candles on display. There are 6 unburned large ones with some 200kg in weight and 1.6 m in height, and two smaller ones which have been burning for over three decades. This pagoda is visited by local and foreign tourists who come to burn incense and to see the display of precious clay items such as the thousand Buddha statues and the four sacred animals (dragon, unicorn, turtle and phoenix)

Freshwater Pond (Hồ Nước Ngọt)

It is composed of 2 ponds: the smaller one, previously Hồ Tịnh Tâm and the big one (Hồ Nước Ngọt) which was originally the irrigational work hand-diggered by thousands of Soc Trang dwellers after 75. The pond has numerous shady trees scientifically named Hopea cordata, gracefully beautiful areca trees plus casuarinas trees and flamboyant trees which have been very long present here. Nuoc Ngot is seen as the lung of Soc Trang City. Almost all cultural events of Soc Trang take place here.

When I was young my father and I walked in to Nuoc Ngot Pond every morning for jogging. He reminded us that he was born to be a worker but you should be working hard to succeed in life and to be recognized as a good citizen who will be helpful for Vietnamese community as well as for your hometown Soc Trang.

In a May Day of 2009 I came back to this town to commemorate my Father who passed away 6 months ago and to burn incense on his tomb as a tradition. Then I walked in to Nuoc Ngot Pond to remember my father who sacrificed his entire life for our family for a unique wisdom – all kids grow up, succeed well in society and be helpful to community. His dream becomes a reality but he is no longer with us to witness these successes anymore. Through the years he blessed us with his wisdom on life, by which we live today. Sometime the road to life becomes unbearable, and it is easier to give up than to go on, but he always reminded us that there is light at the end of the tunnel.
It reminded me of a tale in a movie ‘’for every tear; you smile, for every rainy day; there will be a rainbow, and for every moment; there will be someone there to love you’’ a father said to the son… He continued ‘’I will carry you over the rocky road, and lead you through the tunnels. I will share with you, the smiles, the tears, the rainy days and the rainbows. Whenever you need me… I will be there’’.
Dad is in our hearts every day. We miss his love, words of guidance and kindness of Soc Trang people…Even though our lives have changed forever, we are doing our best to honour his memory and maintain the tradition of hardwork which he taught us. Not a day goes by that we do not think of dear Dad.
Suddenly it poured light rain on my way out of Nuoc Ngot Pond which reminded me that I permanently lost a treasure forever….

Written in Montréal in the occasion of Father’s Day 2009

Nguyễn Hồng Phúc
HD 67-72, Lasalle Taberd Saigon 72-73

Edited by Nguyễn Tuyết – HD 83-86
Consulted documents:
Tourist Guide Mekong Delta Region
Việt Nam Quê hương mến yêu - Tivi Việt Tiến Toronto Canada
Hiệu ứng tuyết rơi