Tuesday, August 27, 2013

CUỘC SỐNG VÀ MÁI TRƯỜNG


Ngôi trường thuở ta còn thơ cho đến lúc trưởng thành, dưới mái trường lúc nào cũng chỉ là sự ganh đua trong học tập, ai giỏi ai dở, rồi chia nhóm nhau mà chơi, đứa bạn giỏi thì chơi với những bạn giỏi, đứa khá thì chơi cùng, đứa dở thì cùng nhóm nhau mà tâm sự.

Có sự công bằng không? Điều này không ai khẳng định là đúng hay sai vì đó qui luật chung, giỏi thì chơi cùng giỏi còn dở thì chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, giỏi dưới mái trường chưa hẳn khẳng định mình hoàn toàn trong cuộc sống, có học sinh thật xuất sắc, thật giỏi rồi sau khi ra trường cầm mảnh bằng xuất sắc trong tay, nhưng chẳng sử dụng nó đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Cuộc sống là thế, có những người rất giỏi dưới mái trường nhưng khi ra cuộc sống nó hoàn toàn trái ngược, cơ hội không có, rồi vướng bận gia đình, tiền bạc, con cái vv và vv, thế rồi số phận hẩm hiu, cơ hội mất đi trong cuộc sống, vật lộn với nó quá vất vả, rồi nhìn thấy họ già nua trước tuổi, điều này không ai có câu trả lời, chỉ biết nói rằng cơ hội đến không đúng lúc, rồi cứ đổ thừa cho là số phận.

Thật sự, dưới mái trường bắt chúng ta phải rèn luyện kỷ năng học tập thật tốt cho bản thân với điều kiện thật tốt, còn cuộc sống rèn luyện chúng ta sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội, mà điều này dưới mái trường chưa hẳn thể hiện hết cho chúng ta thấy, vì chúng ta còn quá trẻ để hiểu hết những gì sẽ diễn ra cho tương lai, để chúng ta chuẩn bị đón nhận nó một cách tự nhiên. Bạn bè cùng lớp, khi cùng nhau học với những thầy cô đáng kính, thế nhưng có những người bạn không phải là xuất sắc có thể nói là không có gì đặc biệt trong lớp, thế nhưng khi ra đời họ thành công vượt bậc. Họ nhanh nhẹn hơn, tháo vát hơn trong cuộc sống. Những bạn này chắc chắn là thành công trong xã hội, mà điều này trong lớp học chúng ta không thấy sự nhanh nhẹn thông minh ấy thể hiện khi cùng ngồi chung dưới mái trường. Họ khẳng định mình sau khi tốt nghiệp, mặc dù tấm bằng thuộc loại chỉ gần đạt đến trung bình. Một ước mơ nhỏ nhoi là có tiền và kha khá, thế rồi họ cứ lao vào và lao vào, kinh nghiệm thực tế cho họ bài học vững chãi, để họ có cuộc sống tốt hơn, rồi từ từ thành tham vọng và rồi có khi thất vọng vv và vv.

Dưới mái trường, là kiến thức thực thụ ta sử dụng nó để nổi trội hơn người khác uyên thâm hơn họ, nhưng thực tế có khi nó chẳng sử dụng được bởi do lý thuyết quá nhiều làm ta khó xoay chuyển những gì ta hiểu biết vào thực tế. Còn ngược lại, những người ít nổi trội trong lớp học nhưng ngoài cuộc sống họ thành công hơn ai hết, mà ông bà ta hay nói ‘ có gan làm giàu, hay điếc không sợ súng’, cứ làm trước tính sau, chắc chắn là họ cũng phải mạo hiểm và lao vào nhiều trận mạc chứ không đơn giản. Số rất ít học sinh xuất sắc ra đời cũng xuất sắc nổi trội, thường nghiên về lãnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục nếu đi đúng ngành nghề, đa số khi ra trường nếu ta sử dụng đúng ngành nghề mình đã theo đuổi dưới mái trường sự thành công cao hơn, nhưng không phải ai cũng thế, sau khi tốt nghiệp ngành này rồi lại chọn con đường khác mà đi, chông gai hơn nhưng sự thành công thì cao hơn, không biết câu trả lời có đúng không khi nói đó là cơ hội đến với họ, cho những người dám mạo hiểm theo con đường mình chọn mà chẳng liên quan gì với những gì mình đã có dưới mái trường.

Cuộc sống và mái trường, cho ta những kinh nghiệm khác nhau, chưa hẳn là những gì dưới mái trường mà chúng ta không sử dụng hết nó vào cuộc sống thực tế, nhưng để sử dụng nó triệt để, thật sự là câu hỏi và đáp án khó khăn cho mọi người. Nhưng chúng ta không thể không cám ơn những gì chúng ta tích lũy từ bậc thầy của chúng ta, vì chúng ta vẫn còn trong mình dòng máu Việt, nó vẫn chảy, hy vọng rằng bậc thầy chúng ta cũng hiểu điều này và thông cảm cho chúng ta khi chúng ta không thấy họ một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời hay những thiếu sót ta đã làm có khi đụng đến tự ái của họ, bậc thầy sẽ không trách móc chúng ta ở mọi khía cạnh, vì họ là bậc thầy của sự bao dung, không hẹp hòi ích kỷ như chúng ta thường gặp ở cuộc sống thực tế từ những người đi trước nhưng không phải là thầy. Để chúng ta còn hình ảnh đẹp ấy và vẫn giữ nó khi dòng máu ta còn chảy.

Snowynguyen May 2012 (Đặc san Hoàng Diệu Nam Cali 05/2012)


Hiệu ứng tuyết rơi