Friday, October 28, 2011

CHIẾN TRANH MA TÚY Ở COLOMBIA


Colombia ta liên tưởng ngay đến du kích quân, nha phiến, thuốc phiện, nội loạn, bắt cóc và khủng bố, v.v.v... Tại sao Colombia đồng nghĩa với những hoạt động phi pháp như thế. Chúng ta thử tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, chính trị và văn hóa về Colombia hầu mong hiểu được phần nào nội bộ phức tạp của xứ sở thuốc phiện và nha phiến này.



1.   Sơ lược về Colombia

Những nhà thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu khám phá vùng đất ven biển Caribe vào năm 1500 dưới sự lãnh đạo của Rodrigo de Bastidas. Christopher Columbus đã tới gần Caribe năm 1502. Năm 1508, Vasco Nuñez de Balboa bắt đầu chinh phục lãnh thổ này qua vùng Urabá. Năm 1513, ông cũng là người Châu Âu đầu tiên khám phá Thái Bình Dương mà ông gọi là Mar del Sur (hay "Biển phương Nam"), con đường trên thực tế sẽ đưa những kẻ chinh phục Tây Ban Nha tới Peru và Chile. Năm 1525, thành phố Châu Âu đầu tiên tại lục địa Châu Mỹ được thành lập, là Santa María la Antigua del Darién tại Khu Chocó ngày nay. Dân số chủ yếu sống trên vùng này là hàng trăm bộ tộc Chibchan và "Karib", hiện được gọi là dân tộc Caribe, và người Tây Ban Nha đã dùng chiến tranh để chinh phục họ, bệnh dịch, công cuộc khai thác và chính cuộc chinh phục này đã đưa lại một thảm họa về nhân chủng làm giảm sút số lượng người bản xứ. Ở thế kỷ mười sáu, người Châu Âu bắt đầu đưa nô lệ từ Châu Phi tới.
Francisco de Paula Santander, Simón Bolivar và những anh hùng khác mang lại nền độc lập cho Colombia tại Hội nghị Cúcuta. Từ đầu những giai đoạn Chinh phục và Thuộc địa, đã có nhiều phong trào phản kháng chống lại ách cai trị Tây Ban Nha, đa số chúng đều bị đàn áp hay quá yếu ớt để có thể thay đổi thế lực. Phong trào phản kháng cuối cùng, với mục tiêu đòi độc lập từ Tây Ban Nha, nổ ra khoảng năm 1810, sau khi St. Domingue (Haiti ngày nay)giành độc lập năm 1804, và nước này chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ nhỏ nhoi cho những lãnh đạo phong trào là: Simón Bolívar và Francisco de Paula Santander. Simón Bolívar đã trở thành tổng thống/phó tổng thống đầu tiên của Colombia và khi Simón Bolívar rút lui, Santander đã trở thành tổng thống thứ hai của Colombia. Cuộc nổi dậy cuối cùng đã giành thắng lợi năm 1819 khi lãnh thổ Phó vương New Granada trở thành nhà nước Cộng hòa Đại Colombia được tổ chức thành một Liên minh cùng Ecuador và Venezuela (Panama từng là một phần của Colombia).



Sự chia rẽ chính trị và lãnh thổ trong nội bộ đã dẫn tới sự ly khai của Venezuela và Quito (Ecuador ngày nay) năm 1830. Ở thời điểm này, cái gọi là "Khu Cundinamarca" đã chấp nhận cái tên "Nueva Granada", và giữ nó cho tới tận năm 1856 khi nó trở thành "Confederación Granadina" (Liên bang Grenadine). Sau một cuộc nội chiến kéo dài hai năm,  năm 1863 "Liên bang Colombia" được thành lập và tồn tại tới năm 1886, khi cuối cùng đất nước này trở thành Cộng hòa Colombia. Sự chia rẽ nội bộ tiếp tục diễn ra giữa các lực lượng chính trị lưỡng đảng, thỉnh thoảng gây ra những cuộc nội chiến rất đẫm máu, nổi bật nhất là cuộc nội chiến nghìn ngày (1899 - 1902) cùng với những ý đồ của Mỹ nhằm thiết lập ảnh hưởng trong vùng (đặc biệt trong việc xây dựng và quản lý Kênh đào Panama) đã dẫn tới sự ly khai của Khu Panama năm 1903 và lãnh thổ này đã trở thành một quốc gia. Colombia sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài một năm với Peru về tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Khu Amazonas và thủ phủ Leticia của nó. Một thời gian ngắn sau đó, Colombia có nền chính trị khá ổn định, và bị ngắt quãng bởi một cuộc xung đột đẫm máu xảy ra trong khoảng thời gian giữa cuối thập kỷ 1948, một giai đoạn được gọi là La Violencia ("Bạo lực"). Nguyên nhân là sự căng thẳng gia tăng giữa hai đảng chính trị hàng đầu, cuối cùng đã bùng phát thành bạo lực sau vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống Tự do Jorge Eliécer Gaitán ngày 9 tháng 4 năm 1948. Vụ ám sát này đã gây ra những cuộc bạo động tại Bogotá và được gọi là El Bogotazo, tình trạng bạo lực trong những cuộc bạo động lan tràn khắp đất nước và làm thiệt mạng ít nhất 180,000 người Colombia. Từ năm 1953 tới 1964 bạo lực giữa hai đảng chính trị giảm bớt thứ nhất bởi Tổng thống Gustavo Rojas Pinilla đã mất chức Tổng thống Colombia trong một cuộc đảo chính, cuộc đàm phán với phe du kích, và sự xuất hiện của hội đồng quân sự của Tướng Gabriel París Gordillo. Sau khi Rojas đã mất chức, hai đảng chính trị Đảng Bảo thủ Colombia và Đảng Tự do Colombia đã đồng ý thành lập một "Mặt trận Quốc gia," theo đó hai đảng Tự do (Liberal) và Bảo thủ (Conservative) sẽ cùng điều hành đất nước. Chức tổng thống sẽ được thay thế lần lượt giữa hai đảng với nhiệm kỳ 4 năm trong vòng 16 năm tiếp diễn; hai đảng sẽ chia sẻ quyền lực tương đương ở mọi chức vụ nhà nước. Mặt trận Quốc gia đã chấm dứt "La Violencia", và chính phủ Mặt trận Quốc gia nỗ lực tiến hành các cuộc cải cách kinh tế, xã hội sâu rộng cùng với sự hợp tác của Liên minh vì Tiến bộ. Cuối cùng, những mâu thuẫn giữa các chính quyền Bảo thủ và Tự do nối tiếp nhau khiến kết quả không được như ý muốn. Dù có những tiến bộ ở một số lĩnh vực, nhiều vấn đề bất công xã hội và chính trị tiếp diễn và các nhóm du kích như FARC (Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia – Revolutionary Armed Forces of Colombia), ELN (Ejercito de Liberacion – National Liberation Army) và M-19 chính thức thành lập chiến đấu chống chính phủ và các cơ quan chính trị với những ảnh hưởng từ các học thuyết của cuộc Chiến tranh lạnh. Cuối thập niên 1970 và trong suốt thập niên 1980, 1990 những tổ hợp ma tuý (drug cartel) giàu mạnh và đầy tính bạo lực xuất hiện, nổi tiếng nhất là Medellín Cartel (dưới sự chỉ huy của Pablo Escobar) và Cali Cartel, trong một giai đoạn đã gây ảnh hưởng tới chính trị, kinh tế và xã hội tại Colombia. Những tổ hợp này cũng đã tài trợ tiền bạc và gây ảnh hưởng tới các nhóm vũ trang bất hợp pháp và phe phái chính trị. Một số bên chống đối lại đã liên minh với các nhóm du kích (guerrilla) tạo ra hay gây ảnh hưởng tới các nhóm bán quân sự (paramilitary).
Để thay thế hiến pháp năm 1886 trước đó, một hiến pháp mới đã được phê chuẩn năm 1991 (Hiến pháp Colombia năm 1991), sau khi được Hội đồng Lập hiến Colombia soạn thảo. Hiến pháp được thêm vào những điều khoản quan trọng về chính trị, sắc tộc, nhân quyền và bình đẳng nam nữ, chúng sẽ dần được thực hiện, dù tình trạng phát triển không đều, tranh cãi và tụt hậu vẫn tồn tại. Hiến pháp mới cũng ngăn cấm hành động dẫn độ người mang quốc tịch Colombia sang Hoa Kỳ, các tổ hợp ma túy đã tiến hành vận động hành lanh tại Nghị viện và đưa ra một chiến dịch đe dọa vũ lực nhằm ngăn chặn sự phê chuẩn hành động dẫn độ. Nhiều cuộc tấn công khủng bố (terrorism) và hành quyết (extortion) kiểu mafia đã diễn ra. Các tổ hợp ma túy cũng đã tìm cách gây ảnh hưởng tới chính phủ cũng như cơ cấu chính trị Colombia, như trường hợp vụ sandal Quy trình 8,000.
Trong những thập kỷ gần đây nước này tiếp tục gặp phải khó khăn từ ảnh hưởng của các hoạt động buôn bán thuốc phiện và những cuộc chiến tranh du kích như của FARC, và các nhóm bán quân sự như AUC (Fuerza de Autodefensa de Colombia – Colombian Self Defense Forces) hiện đã được giải ngũ nhưng một số thành viên vẫn còn hoạt động, cùng với các phe nhóm nhỏ khác đã tham dự vào cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Các nhóm võ trang này trên danh  nghĩa là du kích quân nhưng trên thực tế họ có nhiệm vụ bảo vệ các vườn cần sa và các lab chế tạo ma túy. Các tổ hợp ma túy giàu mạnh như Cali và North Valley và Medellin cartel đã giúp Colombia cân bằng thương mại bằng cách tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn và ổn định, chủ yếu là dollar Mỹ. Mặt khác, các thủ lãnh ma túy cũng làm bất ổn định chính phủ. Những cuộc nổi loạn của các nhóm khác nhau dẫn tới tình trạng sử dụng hành động bắt cóc và buôn lậu ma tuý để kiếm tiền hoạt động, chúng thường hoạt động tại các vùng nông thôn rộng lớn và hẻo lánh và thỉnh thoảng có thể gây thiệt hại tới các hệ thống viễn thông và giao thông giữa các vùng. Từ đầu thập niên 1980, những nỗ lực nhằm đàm phán một thỏa thuận giữa chính phủ và các phe phiến loạn khác nhau đã được tiến hành, có trường hợp thành công có trường hợp chỉ một phần phe nổi dậy chịu giải giáp.
Bên cạnh đó, Colombia chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước Mỹ Latin, thúc đẩy liên kết khu vực, từng tham gia tích cực vào các quá trình thương lượng hoà bình giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ với các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Ecuador và Venezuela, thời gian qua vẫn căng thẳng, thậm chí gián đoạn sau sự kiện Colombia tấn công lực lượng du kích cánh tả trên lãnh thổ Ecuador (2008), ký thoả thuận quân sự với Mỹ (2009) và tố cáo Venezuela chứa chấp và trợ giúp du kích cánh tả (2009-2010)... Từ khi lên nắm quyền, Chính phủ của Tổng thống Santos bày tỏ thái độ mềm dẻo hơn với các nước láng giềng, nối lại quan hệ ngoại giao với Venezuela và Ecuador bị cắt đứt dưới thời Tổng thống Uribe (tháng 7 năm 2010). Colombia chủ trương đa đạng hoá quan hệ với các khu vực khác trên giới, trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Colombia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA), hiện đang xin gia nhập APEC. Colombia rõ ràng đã trở nên nổi tiếng về hoạt động sản xuất thuốc phiện trái phép, các vụ bắt cóc và tỷ lệ các vụ giết người. Trong thập niên 1990, nước này đã trở thành nước sản xuất cocaine và các dẫn xuất coca số một thế giới. Ước tính diện tích trồng cây coca năm 2000 là 163 300 hécta (402 782 acres).“Coca cultivation in Andes stabilizes in 2005, farmers need help to find alternative livelihoods”. United Nations Office on Drugs and Crime (20 tháng 6 năm 2006). Truy cập 29 tháng 12 năm 2011, 2006.
2.   Chiến tranh du kích (guerrilla) và nha phiến (Drug War)
Trong những năm 1980, du kích quân FARC bắt cóc, nhiều trường hợp bị thủ tiêu nhiều chủ đồn điền vùng trung và bắc phần của Magdalena Medio. Một trong những nhân vật quan trọng bị giết là cha của Carlos Castano. Sau cái chết của cha họ Castano, các anh em gia đình Castano thành lập và trang bị vũ khí đội tự vệ quân sự đầu tiên dưới quyền quản trị của Sư đoàn Bombona, Brigade XIV. Đội tự vệ này được tài trợ bởi các địa chủ đồn điền. Quân đội Colombia huấn luyện đội quân tự vệ này cho đến năm 1989 thì chính quyền cấm hoạt động vì có liên quan đến việc buôn bán ma túy. Từ đó ông anh cả Fidel Castano chuyển quân tự vệ thành quân chống nổi loạn. Hắn ta cũng ngang nhiên liên lạc với những đoàn bán quân sự và những tổ hợp ma túy. Năm 1985 Fidel gặp gở tổ trưởng của một tổ hợp ma túy Medellin (cartel) ông Pablo Escobar và ông này giới thiệu Fidel cho Jose Rofriguez Gacha là một con buôn ma túy chuyên nghiệp vừa là thành viên chống cộng và thủ trưởng hoạt động quân sự vùng Magdalena Medio. Cả hai ông Fidel Castano và Gacha bắt đầu những phong trào khủng bố nông dân, du kích và ngay cả chính quyền. Năm 1988 chính phủ treo bản án 20 năm tù cho Fidel Castano về tội giết người, khủng bố và buôn lậu ma túy. Đến năm 1994 Fidel vẫn biệt tăm trốn tránh chính quyền thì người em Carlos chính thức thành lập Tổ Tự Vệ AUC – United Self-Defense Forces of Colombia, gồm có 12,000 thành viên.  Tổ chức khủng bố này bành trướng lan ra ngoài vùng phía bắc. Ngày nay những tổ chức bán quân sự như thế ảnh hưởng rất mạnh vùng biên giới giáp ranh với Venezuela và Panama. Tổ chức vũ trang chống ma túy DEA Hoa Kỳ - Drug Enforcement Administration trình lên Thượng nghị Viện Hoa Kỳ năm 1998 như sau: » Castano là biểu dương cho ma túy ở Colombia ». Trong một cuộc phỏng vấn trên đài TV Carlos Castano cho biết rằng việc buôn ma túy tài trợ 70% hoạt động của những nhóm tự vệ bán quân sự AUC.


3.   Tại sao Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến Colombia.

Nước Colombia có 43 triệu dân đứng đầu sản xuất 70% ma túy trên thế giới mà 90% ma túy được đưa vào Hoa Kỳ tiêu thụ. Việc buôn bán thuốc phiện ma túy đã làm thiệt mạng 50,000 người mỗi năm. Thiệt hại xã hội, y tế và hành chánh được ước lượng khoảng 160 tỉ US mỗi năm. Liên hệ mậu dịch thương mại giữa hai quốc gia là 11 tỉ hàng năm. Số tổng sản xuất quốc gia GDP là 90 tỉ US với hơn 50% là dân nghèo (lợi tức 2 US$/ngày). Trong khi đó có 2.5 triệu dân Colombian đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ.
Từ sau biến cố 9/11 bên Hoa Kỳ thì vấn đề nội bộ Colombia trở nên mối quan tâm đe dọa mới cho thế giới nhất là hệ thống an ninh Hoa Kỳ.
Việc khủng hoảng Colombia lan rộng ra châu Mỹ Latin về đa diện như hành chính, luật pháp và hiến pháp.  Nền kinh tế càng ngày càng xuống dốc, thất nghiệp gia tăng. Nền dân chủ bắt đầu lung lay. Sự đồi trụy của Nam Mỹ Latin có ảnh hưởng đến Hoa Kỳ trên năm phương diện.
Thứ nhất xuất cảng hàng hóa Hoa Kỳ đến vùng Nam Mỹ sẽ bị tê liệt, nhứt là Venezuela và Mễ.  Thứ nhì những nước Mỹ Latin là nguồn cung cấp nhiên liệu dầu hỏa quan trọng cho Hoa Kỳ. Thứ ba Hoa Kỳ cần hổ trợ giúp đở tài chính cho Colombia để chống ngăn chận nhập cảnh lậu của dân Colombian và ma túy vào lảnh thổ Hoa Kỳ, thứ tư ngăn chận ảnh hưởng khủng bố và bắt cóc. Cuối cùng nó sẽ ảnh hưởng đến những chính sách bành trướng dân chủ, dân quyền và Tự do mậu dịch của Hoa Kỳ [11].
Như đã đề cập trong phần một vì chính quyền Colombia được cai trị bởi hai đảng Tự do (Liberal) và Bảo thủ (Conservative) sẽ cùng điều hành đất nước. Chức tổng thống sẽ được thay thế lần lượt giữa hai đảng với nhiệm kỳ 4 năm trong vòng 16 năm tiếp diễn; hai đảng sẽ chia sẻ quyền lực tương đương ở mọi chức vụ nhà nước. Cuối cùng, những mâu thuẫn giữa các chính quyền Bảo thủ và Tự do nối tiếp nhau khiến kết quả không được như ý muốn. Dù có những tiến bộ ở một số lĩnh vực, nhiều vấn đề bất công xã hội và chính trị tiếp diễn và sự nỗi dậy của các nhóm du kích quân như FARC (Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia – Revolutionary Armed Forces of Colombia – gồm 18,000 thành viên), ELN (Ejercito de Liberacion – National Liberation Army – khoảng 5,000 thành viên) mà nguồn tài trợ cho những nhóm này từ sự buôn bán ma túy, bắt cóc chuộc tiền và hành quyết.
Trên thực tế chính quyền Colombia chỉ kiểm soát 40% dân số vùng thành thị và nông thôn. Vì những vùng biên giới với các nước lân cận như Venezuela, Ecuador, Panama, Brasil và Peru nằm ngoài quyền kiểm soát của chính quyền. Hơn nữa với một hệ thống chính quyền tham nhũng mà nhân viên có thể bị mua chuộc dễ dàng từ những hoạt động bất chính như bắt cóc, buôn bán ma túy/thuốc phiện và hành quyết...
Quân đội yếu kém – với một số quân nhân dưới 100, 000 người để chống chọi với gần 50,000 quân du kích và khủng bố (FARC, UAC và ELN) xem ra quá ít oi. Cả nước Colombia gồm có 6,242 quận (district) mà chỉ có 980 quận nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội trong khi 5,300 quân được kiểm soát bởi những nhóm khủng bố. Thí dụ một hảng về khai thác mỏ than vùng Cesar phải trả lương cho quân đội Colombia để bảo vệ an ninh cho họ vì thông thường Colombia không có đủ quân sự để bảo đảm an ninh trật tự mọi lãnh vực
Chính quyền dân sự thiếu năng lực để điều khiển quân sự. Theo tường trình của Quốc hội Hoa Kỳ thì chính quyền dân sự Colombia không có khả năng điều hành quân đội vì họ luôn có thái độ trung lập nghĩ rằng quân đội phải quán luyến hết tất cả vấn đề an ninh quốc gia. Họ không muốn chỉ đạo, cho chỉ thị hay can thiệp vào quân sự vì nghĩ đó nằm ngoài quyền hạn của mình...
Cũng vì thái độ xem thường quân sự cho nên nguồn tài chính cho quốc phòng chỉ có 1.35% của GDP so với trung bình trên 3% cho những quốc gia có chiến tranh như Algeria, Lebanon và Turkey.
Hệ thống luật pháp lỏng lẻo. Theo thống kê thì hơn 90% tội phạm đươc mua chuộc và tha bổng (unpunished). Nếu nhìn con số này chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì Colombia là quốc gia có nhiều thẩm phán (judge) nhất 17 trên 100,000 dân so với Hoa Kỳ là 2 và Âu châu là 3 thẩm phán (judges) cho mỗi 100,000 dân.
Thiếu sự kiểm soát của chính quyền. Số lượng cảnh sát quá ít để bảo vệ an ninh dân chúng. Hiện Colombia có 1,670 cảnh sát cho mỗi triệu dân so với 3,500 trung bình trong các nước văn minh – Pháp, Áo, Hoa Kỳ, Úc Đan Mạch và Canada (2,500) và Uruguay (7,600).
Hệ thống thiếu sót về thu thuế nhập. Lợi tức quốc gia về thu thập thuế má để duy trì chính quyền và xã hội có nhiều khuyết điểm vì quá phức tạp và không cân bằng. Thí dụ Colombia có 43 triệu dân mà chỉ có 4,500 đơn khai thuế mang lại 90% nguồn tài chính quốc gia. Đây là nguồn trốn thuế quan trọng vì có nhiều vùng trồng cần sa và buôn thuốc phiện với lợi tức biểu hiệu 60% nền kinh tế Colombia. Để kiểm soát việc thu thuế phải cần 20,000 nhân viên trong khi hiện thời chỉ có 8, 000. Trong thời cầm quyền của Tổng thống Álvaro Uribe năm 2000 ông ra chỉ thị cấp tốc tăng thu lợi tức bằng cách ra thuế mới 1.2% áp dụng cho người dân có lợi tức trên 65,000$ tiền mặt. Ước lượng có hơn 400,000 người bị đánh thuế mới tăng lợi tức khoảng 800$ triệu được dùng vào ngân sách quốc phòng.
Ngày nay nền kinh tế Colombia hoàn toàn bị tê liệt vì quốc gia này trong 20 năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề của việc buôn ma túy và thuốc phiện do các nhóm khủng bố FARC, ELN và những đơn vị bán quân sự AUC gây ra. Những nhóm này khi được thành lập đầu tiên với mục đích bảo về đất đai của các điền chủ nhưng dần dà xảy ra tranh chấp lãnh thổ và tiền bạc về buôn bán thuốc phiện, bắt cóc và hành quyết. Kể từ giữa năm 1980 việc buôn bán ma túy cung cấp tài chính cho hoạt động quân sự chống lại chính quyền và xã hội. Những sự tranh chấp không phải là chiến tranh dân sự mà là được dân chúng tiếp tay. Cả hai nhóm FARC và ELN được từ 2%-4% dân tiếp tay ngược lại UAC có hơn 6%. Ở một số thời điểm Colombia cũng có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất thế giới với 62 vụ trên 100,000 dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây con số này đã giảm còn 39 vụ trên 100,000 dân giúp nước này giảm thứ hạng trong Danh sách quốc gia theo tỷ lệ vụ giết người trên dân số ở mức dưới trung bình của Nam Mỹ. Hơn 90% người thiệt mạng là nam giới. Các vùng như Putumayo, Guaviare và Arauca vẫn có tỷ lệ 100 hay hơn nữa vụ giết người trên 100,000 dân năm 2005. Trong khi ấy, tại nước Venezuela láng giềng tỷ lệ này đã tăng từ 13 năm 1991 lên 33 vụ trên 100,000 dân năm 2005 và Ecuador đã tăng từ 11 năm 1991 lên 18 năm 2004.
Trong giai đoạn 1992 - 1999 tổng cộng 5 181 vụ bắt cóc xảy ra tại Colombia, chiếm hai phần ba số vụ được thông báo trên thế giới.Trong năm 2005, 800 vụ bắt cóc được thông báo, (thấp hơn 73% so với năm 2002) trong số đó 35% nạn nhân được giải thoát trong cùng năm. Năm 2005, 18 960 xe cộ bị ăn trộm (giảm 37% so với năm 2002) và 18,111 người bị giết hại (giảm 38% so với năm 2002).
Kế hoạch ORION – Vùng Comuna Trece là nơi cư ngụ của 129 ngàn dân bị kiệm soát bởi tổ hợp ma túy Medellin. Trong vòng 10 năm cho đến 2002 vùng này luôn bị khủng bố, bắt cóc và hành quyết cũng vì lý do thiếu sự kiểm soát của chính quyền. Trong vùng này có đến hơn 10,000 dân lưu manh (gangs) với vũ khí giết người được tài trợ bởi nhóm bán quân sự AUC. Ngày 16 tháng 10 năm 2002  tổng thống Uribe thể hiện chiến dịch ORION ra lệnh cho 3,000 quân lính cố lấy lại khu vực với hổ trợ của trực thăng. Chiến dịch ORION gây ra 18 thiệt mạng, 34 người tổn thương và bắt hơn 250 người cùng với vũ khí đáng kể. Điều này là tang vật chứng minh rõ ràng là những nhóm khủng bố cần được bài trừ để duy trì an ninh cho dân chúng. Chính quyền Hoa Kỳ hiểu sự quan trọng cấp tốc phải can thiệp vào nội bộ Colombia hầu mong thiết lập nền an ninh quốc gia từ năm 1989. Trong hai năm 1997-98 Hoa Kỳ giúp đở hai nước Peru và Bolivia làm giảm sản xuất và di chuyển ma túy thành công mỹ mãn và họ tiếp đi dần về phía bắc. Họ áp dụng 3 chính sách – thứ nhất cấm sản xuất ma túy, thứ nhì rãi thuốc (gluphosate) để giết cây cần sa, thứ ba họ lập chương trình giúp đở người dân trồng trọt lúa hay cây ăn trái, bắp, v.v... Với sự thành công của những chính sách này Hoa Kỳ muốn bành trướng về phía đông và nam của Colombia.
Sản xuất ma túy      1995       1996       1997       1998       1999
Peru                          460          435       325         240        175
Bolivia                      240          215       200         150        70
Colombia                  230          300       350         435   520 tấn/năm
Bảng kê sản xuất ma túy cho thấy những cố gắng của Hoa Kỳ làm giảm đáng kể việc sản xuất ma túy ở 2 nước Peru và Bolivia, ngược lại Colombia lại tăng đều. Hơn nữa Hoa Kỳ rất thất vọng khi thấy sư đoàn quân đội Colombia bị đánh bại năm 1997-98 bởi nhóm FARC. Tháng 11 năm 1999 Quốc hội Hoa kỳ biểu quyết giúp thêm 165$ triệu về quân sự và kinh tế cho Colombia trên một quỹ 124$ triệu đã được chấp thuận trước đó.
Một trong những nỗ lực gần đây nhất đã diễn ra khi chính quyền của Tổng thống Andrés Pastrana Arango, đàm phán với FARC trong giai đoạn 1998 và 2002.
Cuối thập niên 1999, Tổng thống Andrés Pastrana, đảng Bảo Thủ đã đưa ra một sáng kiến gọi là Kế hoạch Colombia (Plan Colombia), với hai mục tiêu chấm dứt xung đột vũ trang và thúc đẩy một chiến lược chống ma tuý mạnh. Yếu tố gây tranh cãi nhất của Kế hoạch là chiến lược chống ma tuý, gồm việc tăng hoạt động phun thuốc tiêu diệt cây coca từ trên không. Hành động này bị nhiều phe phái phản đối, họ cho rằng phun thuốc diệt cây từ trên không cũng có thể gây hại tới các loại cây khác, và gây ra những hậu quả xấu tới sức khỏe người dân. Những lời chỉ trích sáng kiến này cũng cho rằng kế hoạch thể hiện một cách tiếp cận mang tính quân sự cho các vấn đề nảy sinh từ tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Kế hoạch Colombia được tiếp tục thực hiện trong vòng 5 năm với tổng số quỹ tương đương 7.5 tỉ US – 4 tỉ do Colombia, 1.3 tỉ từ US và 2.2 tỉ từ Âu châu.
Trong thời cầm quyền của Tổng thống Álvaro Uribe, người được bầu với lời hứa hẹn áp dụng các biện pháp quân sự với FARC và các nhóm tội phạm khác, một số chỉ số an ninh đã được cải thiện, như số vụ bắt cóc giảm (từ 3700 năm 2000 xuống còn 800 năm 2005) và các vụ giết người cũng giảm hơn 48% từ tháng 7 năm 2002 tới tháng 5 năm 2005. Có ý kiến cho rằng những thành công này đã khuyến khích phát triển kinh tế và ngành du lịch.


Những nhà phân tích và phê bình bên trong Colombia đồng ý rằng đã có một số tiến bộ trong nhiều lĩnh vực như đề cập ở trên, nhưng lý do mang lại thành công vẫn chưa được đồng thuận và tính chính xác của những con số cũng là một vấn đề. Một số phe đối lập đã chỉ trích chiến lược an ninh của chính phủ, cho rằng chúng chưa đủ để giải quyết các vấn đề phức tạp tại Colombia và rằng nó đã góp phần tạo nên một môi trường thích hợp cho sự tiếp diễn của một số vụ vi phạm nhân quyền. Colombia duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, coi Mỹ là bạn hàng chính và nguồn cung cấp viện trợ quan trọng (khoảng 7.5 tỷ USD trong 8 năm qua, là nước nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ ở Mỹ Latin, chỉ sau Việt Nam và Iraq). Mỹ tiếp tục thực hiện “Kế hoạch Colombia” thông qua tài trợ, cung cấp thiết bị quân sự dưới danh nghĩa chống ma túy và khủng bố. Tháng 8 năm 2009, Chính phủ Colombia ký thoả thuận cho phép Mỹ sử dụng 7 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Colombia.
Từ đó Hoa Kỳ không ngừng gửi nhân viên cố vấn vũ trang chống ma túy DEA (Drug Enforcement Administration) đến Colombia giúp quốc gia này chiến đấu diệt khủng bố và buôn lậu, di chuyển ma túy vào Mỹ. Gần đây họ bắt được vài chiếc tiềm thủy đỉnh tí hon có xuất chuyển 10 tấn ma túy với giá 4 triệu đô la đang chạy trên sông ở biên giới giữa Ecuador và Colombia [7]. Chiếc tiềm thủy đỉnh tí hon này dài 100 ft và cao 10 ft. Quân vũ trang DEA còn thiết bị những dụng tối tân để nhìn thấy tàu bè di chuyển ban đêm, nhứt là tiềm thủy đỉnh tí hon chạy trên sông trước khi ra biển cả để đưa vào đất Mễ và Mỹ. Sau khi bắt được chiếc tiềm thủy đỉnh tí hon thứ nhất, hai chính quyền Colombia và Ecuador tiếp tục hợp tác để tấn công vào những trang trại (camp) của FARC năm 2008, giết chết 26 người.  Và những năm sau đó với những cố vấn của DEA họ khai thác được nhiều xưởng bí mật xây tiềm thủy đỉnh còn bỏ vở do tin tức cung cấp bởi những người đưa tin (informant) có ý định hợp tác với chính quyền. Mỗi lần người đưa tin chính xác để khám phá ra phòng lab biến chế ma túy hay xưởng chế tiềm thủy đỉnh tí hon sẽ được thưởng 500 đô.
4.            Tổ hợp ma túy Cali, North Valley và Medellin Cartel – Nhằm mục đích rửa tiền để cung cấp cho những hoạt động buôn bán ma túy và quân khủng bố bảo vệ tổ hợp, những tổ chức này phải hợp tác làm ăn với những hảng hoạt động hợp pháp (join venture) để điều hành và đở đầu. Người ta ước lượng có khoảng 7 tỉ đô la lợi tức thâu thập từ Hoa Kỳ về buôn bán ma túy.  Để đảm bảo nguồn lợi tức dồi dào từ việc buôn bán ma túy tổ trưởng Gilberto Rodriguez Orejuela vận động mạnh mẻ để được bầu vào chức tổng giám đốc nhà băng Banco de Trabajadores. Người ta tin chắc rằng nhà băng này rửa tiền từ vốn của những tổ hợp Medellin và Cali cartel. Tất cả hội viên của những tổ hợp này được rút tiền quá giới hạn mà không cần trả lại vốn. Lợi dụng lợi điểm này ông Gilberto có khả năng lập thêm nhà băng First InterAmericas Bank hoạt động ngoài Panama. Trong một cuộc thẩm vấn bởi Time magazine ông Gilberto khẳng định việc rửa tiền qua hệ thống ngân hàng và cho biết thêm ông làm việc này trong giới hạn hợp pháp theo luật của Panama mà thôi. Những năm sau đó ông Gilberto mở thêm Grupo Radial Colombiano, là một hệ thống vô tuyến truyền thanh gồm 30 đài radio và hệ thống dược Droga la Rebaja gồm 400 tiệm thuốc trên 28 tỉnh với vốn hơn 216 triệu đô và dùng 4,200 nhân viên.
Các lãnh tụ của Cali cartel bị chính quyền theo dõi và bắt được giữa năm 1990 với bản án 15 năm tù. Người ta tin rằng mặc dù ngồi trong tù nhưng lãnh tụ của Cali cartel điều đình với chính quyền tham nhũng để không bị đưa về Hoa Kỳ xét xử và vẫn tiếp tục điều hành cartel họ từ trong tù.
Jose Gonzalo Rodriguez Gacha và Pablo Escobar được biết như 2 lãnh tụ của tổ hợp ma túy Medellin. Sau đó một tên buôn ma túy trẻ hợp tác với nhóm tên Carlos Lehder và hắn đề nghị di chuyển ma túy bằng máy bay nhỏ vào Hoa Kỳ, với trạm tiếp xăng ở một đảo nhỏ để tránh những phiền phức vì những vali. Việc buôn này mang lại những lợi tức khổng lồ và nhóm bắt đầu xây dựng và trang bị tối tân những lab chế biến ma túy và xây trạm xăng ở đảo. Trong những năm 80 sự tranh giành quyền lợi trong nhóm, muốn ảnh hưởng đến chính quyền Colombia gây ra chết chóc và nhiều xung đột nội bộ. Escobar là nhân vật được biết nhiều nhất thời ấy như một nhân vật khủng bố, giết chóc và thanh toán. Hắn bị ghép tội đã giết nhiều nhân viên chính phủ, thẩm phán, nhà báo và nhiều người vô tội. Tổ hợp Medellin dần dà tan rã nội bộ vì thanh trừng lẫn nhau và Escobar bị cảnh sát bắn chết  trong một cuộc đụng độ năm 1990
5. Vận chuyển ma túy – Những hệ thống vận chuyển ma túy của Colombia kiểm soát chặt chẻ mọi khâu từ chế biến thành ma túy đến di chuyển vào Hoa Kỳ để tiêu thụ. Lúc đầu ma túy được dấu trong vali hay bất cứ hàng hóa có thể bao bằng nhựa như đèn, khung ảnh, và cả cửa sổ xuất khẩu bằng đường bay dân sự bình thường. Những năm 1960 khi dân tị nạn cộng sản Cuba di cư vào Mỹ thì Mafia Cuba trà trộn người vào hàng ngũ dân tị nạn này để xuất khẩu ma túy. Vào năm 1965 thì 100% ma túy nhập vào Hoa Kỳ bằng hệ thống này. Đến năm 1978 dân buôn lậu ma túy Colombia cắt đứt đường dây với dân Cuban và họ muốn kiểm soát 100% hàng ma túy nhập vào Mỹ. Sau đó những dân buôn ma túy giàu khá lên bắt đầu mua máy bay nhỏ di chuyển hàng bằng hàng không, sông ngòi và biển cả với tiềm thủy đỉnh tí hon. Họ mướn phi công gốc Mỹ đển dễ dàng việc di chuyển hàng, những phi công này thường là quân giải ngủ (veterans) hay phi công dân sự đã về hưu và ngay những phi công không có bằng lái miễn sao đưa hàng họ đến nơi an toàn. Phía bắc Colombia có khoảng 150 đường bay xây lậu. Hơn 2 phần ba ma túy nhập lậu vào Hoa Kỳ bằng đường bay, 18% bằng đường biển mà đa số nhập vào mủi Florida. Dần dà nhóm vũ trang chống ma túy DEA tăng dần lên nhiều đội kiểm soát vùng ven biển. Thí dụ trường hợp Devoe Airlines là một hãng hàng không thương mại US mà người chủ tên Jack Devoe có chuyên di chuyển hàng ma túy từ Colombia vào Mỹ bằng những máy bay của ông với một trạm tiếp nguyên liệu trên đảo Little Derby Island gần Bahamas. Hãng này có 8 nhân viên để chuyển lên và xuống hàng ở Bahamas. Thông thường Devoe lấy hàng ma túy từ Colombia vào Mỹ đi và về cùng ngày.  Ma túy được dấu kỹ trong bình xăng hai vỏ của phi cơ. Với hệ thống vận chuyển kín đáo như thế Devoe đã thực hiện được trên dưới 100 chuyến hàng vào Mỹ. Trường hợp thứ nhì Barry Seal tên thật là Adler Berriman Seal trước đây là phi công của hãng TWA 747. Ông ta được mướn bởi dân buôn ma túy từ 1970 đến 1980. Ông Seal lái máy bay VietNam Vintage C-123 có thể chở vài tấn cocaine nối liền Louisiana và Colombia. Ông Seal này thường lấy hàng và chở hàng về Louisiana ban đêm để tránh phiền phức. Theo ông Seal thì mỗi chuyến bay chuyển hàng như thế được trả 25 000 đô thời đó. Làm sao ông Seal có thể tránh được sự phát hiện của radar khi bay vào đất Mỹ?. Theo một cuộc phỏng vấn với ông Seal thì ông hay dùng đường bay xuyên vịnh Mexico vì có nhiều dàn khoan dầu ngoài khơi cho nên có nhiều trực thăng di chuyển qua lại ngày đêm. Lợi dụng thời thế ông Seal này lái máy bay dưới tọa độ thấp và chậm lại khoảng 110-120 knots để tránh màn radar. Khi vào được đất liên US ông Seal bay thấp hơn và bỏ hàng ma túy bằng dù xuống đất và cũng như đã tính trước máy bay trực thăng bay kèm và đáp xuống để lấy hàng rơi xuống đất với dù. Phi trường Bagota là nơi cơ quan an ninh kiểm soát gắt gao nhất. Có lần đài TV – Discovery tường trình là nhân viên an ninh phi trường Bagota bắt được một người đàn ông gốc Bolivian được mướn với giá 500 đô để nuốt vào trong bụng 73 capsules of cocaine lớn bằng lóng tay để di chuyển ma túy vào Mỹ.

6. Hậu quả của ma túy
Từ năm 1970 đến nay Colombia là một quốc gia nổi tiếng có nhiều khủng bố, có hệ thống buôn lậu ma túy phức tạp nhứt thế giới. Những tổ hợp ma túy ngày nay có khả năng tài chính để xây tiềm thủy đỉnh tí hon di chuyển ma túy. Họ mướn nhiều nhà khoa học, kỹ sư từ Hoa Kỳ và Nga để chế tạo dụng cụ tối tân này để vận chuyển những khối lượng lớn ma túy vào Hoa Kỳ. Giữa năm 1970 dân buôn ma túy nhập ma túy vào Mỹ bằng những vali bí mật có hai lớp vỏ. Họ trả giá 1,500$/kí lô trong rừng và bán ra ngoài đường phố USA với giá lẻ là 50,000$. Những lợi tức khổng lồ từ những việc buôn ma túy tạo thế đứng vững cho những cartel và những nhóm võ trang như FARC, ELN và AUC…
Chúng ta thử tưởng tượng nếu Colombia không có ma túy, không có những nhân vật như Pablo Escobar, Carlos Castano và Manuel Marulandas thì Colombia sẽ ra sao?. Hoặc đất đai của Colombia không thể trồng trọt được cần sa, coca sẽ như thế nào?. Ngày nay Colombia vẫn còn là một quốc gia nổi tiếng về ma túy và xứ sở này luôn cố gắng không ngừng chiến đấu chống ma túy. Không có quốc gia nào trên thế giới có số người thiệt mạng vì ma túy cao như Colombia. Từ năm 1990 đến nay đã có trên 500,000 người thiệt mạng ở Colombia và 250,000 người ở Mễ. Nhưng cái giá phải trả còn cao hơn những mạng người. Hơn 3 triệu dân quê phải rời ra khỏi quê cha đất tổ của họ để di tản vì quê làng họ luôn xảy ra những cuộc đụng độ bằng vũ khí. Dĩ nhiên chiến tranh ma túy có ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của Colombia. Mặc dù kinh tế về ma túy hiện nay biểu hiệu 1.7% của GDP từ 4% (trước 2000) nhưng các điền chủ vườn ma túy có đủ khả năng để làm lay chuyển nền kinh tế Colombia. Theo giới chính quyền Colombia thì đa số điền chủ ma túy mua rất nhiều đất đai trong những vùng hẻo lánh để trồng cần sa làm chênh lệch tỷ lệ dân số vùng quê.
Từ năm 2000 Colombia vẫn tranh đấu không ngừng với nhiều kế hoạch được giúp đở bởi Hoa Kỳ như Plan Patriota để dành lại đất đai từ những nhóm khủng bố như nhóm FARC đã giảm hẳn từ 18 000 xuống 12,000 người, ký kết ngưng bắn với nhóm bán quân sự AUC, để cải tổ nền kinh tế và dân chủ được tốt hơn nhưng việc cải tiến này phải trả một giá rất cao. Trong 5 năm gần đây ngân sách quốc phòng nhảy vọt lên 5.3% so với 2.5% những năm 1988-95 và 3.3% cuối niên 1990. Cũng theo bài tường trình của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2005 cho rằng cả thế giới cần lưu tâm đến tình trạng ma túy ở Colombia (Plan Colombia) vì hiện nay ma túy lan mạnh qua thị trường Âu châu và họ phê chuẩn thêm là Âu châu viện trợ quá ít vào Kế hoạch Colombia. Theo chính quyền Colombia cho biết năm 2003 Cộng đồng chung Âu châu chỉ yểm trợ 120 triệu đô cho kế hoạch Colombia trong khi muốn giải tán đám bán du kích nhỏ UAC phải cần 160 triệu đô. Các nước tân tiến phát biểu ý kiến trong buổi họp tại Cartegena ngày 3-4 tháng 2 năm 2005 rằng Colombia cần hoạch ra một kế hoạch luật pháp rỏ ràng để xét xử những phạm nhân của các nhóm khủng bố FARC, ELN hay bán quân sự AUC trước khi họ chấp nhận viện trợ tài chính.[13]
Không khó khăn gì khi so sánh Colombia với những quốc gia bình thường nơi mà chính phủ không cần phải chi một ngân sách khổng lồ về quốc phòng như vậy. Tưởng tượng nếu Colombia chỉ có 20 người bị ám sát (thiệt mạng) trên 100,000 (hiện thời là 36 người), không có vườn cỏ cần sa, không có quân khủng bố, không có ma túy để xuất khẩu thì chính phủ xứ này sẽ tiết kiệm được 9 tỉ đô hằng năm tương đương 3.6% GDP (250 billion in 2007).
Khi mà chiến tranh ma túy vẫn còn tiếp diễn ở Colombia thì sự an ninh của dân chúng vẫn còn đe dọa và nền kinh tế Colombia sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, xã hội thế giới càng đồi trụy hơn…
Khi mà chiến tranh ma túy vẫn còn tiếp diễn ở Colombia thì sự an ninh của dân chúng vẫn còn đe dọa và nền kinh tế Colombia sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, xã hội thế giới càng đồi trụy hơn…

Nguyễn Hồng Phúc - sưu tầm và nghiên cứu 


Xin mời xem tiếp phần 2
Tài liệu tham khảo 
1.    http://www.heritage.org/Research/Reports/2001/04/Helping-Colombia-Fix-Its-Plan -Helping  Colombia Fix Its Plan to Curb Drug Trafficking, Violence, and Insurgency. By Stephen Johnson  april 26, 2001
    2.           http://www.thirdworldtraveler.com/South_America/Paramilitaries_Colombia.html. THE "DRUG WAR" AND THE GUERRILLA WAR. Paramilitaries, Drug Trafficking

and U.S. Policy in Colombia by Samia Montalvo
3.Book – Inside Colombia – History of Rev Armed Force in Colombia (RAFC) - http://books.google.com/books?id=cOU0bvG8ZGwC&pg=PA180&dq=farc+colombia+founded&cd=12&hl=en#v=onepage&q=farc%20colombia%20founded&f=false
4.Inside Colombia – Book – Drug, Democracy and War by Grace Livingstone
    5.      http://narconews.com/Issue53/article3099.html  - Money Laundering & Murder in Colombia: Official Documents Point to DEA Complicity Kent Memo’s Corruption Allegations Bolstered by FOIA Records, Leaked U.S. Embassy Teletype.
    6.      http://www.cjpf.org/drug/prospectsforpeace.pdf - plan Colombia
    7.      http://csis.org/blog/ecuador-seizes-drug-trafficking-submarine
    8.      http://www.justice.gov/dea/pubs/cngrtest/ct031302.html
    9.      http://www.justice.gov/dea/pubs/pressrel/pr113005a.html
    10.   Cali Cartel money Laundering by Wikipedia
    11.   The United State and Colombia: The Journey from Ambiguity to Strategic Clarity
    12.   http://colombiareports.com/opinion/131-gustavo-silva-cano/7824-the-price-of-colombias-drug-war.html
    13.   Congressional Research Service – Plan Colombia : A Progress Report by Connie Veillette June 22 , 2005
Hiệu ứng tuyết rơi