Tuesday, August 23, 2011

HỔ


Hổ, còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi (danh pháp khoa học: Panthera tigris) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.


Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.
Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó những năm gần đây có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Hổ có tuổi thọ khoảng 20 năm.
Tượng trưng cho sức mạnh, và sự dữ tợn mà dân gian còn gọi là chúa sơn lâm, ngày nay Việt Nam đang khuyến cáo trừng phạt những người bắt và giết hổ, vì loại động vật này sắp tiệt chủng.
Những năm 2000, khi làm việc cùng những người gốc từ miền Bắc, họ nói chuyện mua bán về hổ, báo và các động vật quí hiếm khác rất dễ dàng. Hôm nay giá bao nhiêu? Hai hay ba trăm (nghĩa là hai hay ba trăm triệu thời bấy giờ), nếu ngày nay chắc gấp hơn hai hay ba lần. Nhưng họ đâu có hề hấn gì đâu, hổ được bán ra và tiêu thụ hàng ngày cho người làm cao hổ cốt, hay các loại thuốc quí hiếm cho nhà giàu chữa bách bệnh vv. Hổ được chưng cất công phu suốt bảy ngày bảy đêm để thành cao hổ cốt, 100 gram không phải là rẻ thời bấy giờ cả mấy triệu bạc Việt Nam, cho mấy ông nhà giàu muốn làm chúa tể trên giường.




Nhiều người Trung Quốc vẫn luôn tin rằng nhiều bộ phận của con hổ có tác dụng trong y học, bao gồm các tác dụng giảm đau và kích dục. Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Vì gốc của những kẻ buôn hổ này còn mạnh hơn loài chúa tể này, ngày nay xem trên thông tin, ái chà chức tước xem ra trên cả thiên hạ, chủ tịch quốc hội chớ vừa gì. Chỉ có thể những người trong gia đình mấy anh này mới dám buôn những động vật quí hiếm chứ thường dân mà động đến chỉ có tù mọt rong. Rồi tự mấy anh ra lệnh cấm không cho buôn và bảo tồn động vật hoang dã, khác gì vừa ăn cướp vừa la làng? Cái này không biết rồi sẽ có ngày gậy ông đập lưng ông không?
Theo báo cáo công bố năm 2010 của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Việt Nam hiện chỉ còn dưới 30 con hổ hoang dã đang phân bố rải rác ở một số vườn quốc gia, khu bảo tồn và vùng biên giới ở các tỉnh miền Trung. Theo thống kê cùng năm của Cục cảnh sát môi trường, cả nước chỉ còn 95 cá thể hổ đang được nuôi nhốt trong trang trại, vườn thú và rạp xiếc. Các nhà khoa học cảnh báo hổ có thể tuyệt chủng trong vòng 11 năm tới.
Xem thêm việc bắt người buôn hổ tại Việt Nam trên youtube
http://www.youtube.com/watch?v=OW75N9XD6sY
Snowynguyen
Tham khảo
http://www.truongdinh.edu.vn/article/1202-14-12/F2DA7B96C8/Tham-nhap-duong-day-buon-Ho-va-thit-Ho.tde
http://kienthucngaynay.info/am/modules.php?name=News&file=article&sid=50316
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%95
Hiệu ứng tuyết rơi