Nói đến đặc sản Sóc Trăng hay ẩm thực làm ta thấy hãnh diện với xứ sở gồm ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa (Triều Châu, Quảng đông, Phước Kiến, Hẹ.. ), nên ta thấy đặc sản cũng khá phong phú, thèo lèo cứt chuột, bánh pía, lạp xưởng, mè láo, bún nước lèo, bánh cống.. Vỏn vẹn mấy trang giấy không diễn tả hết phong tục, tập quán, văn hóa, lễ hội của người dân Sóc Trăng, vì cũng từ ba dân tộc này mà đặc sản hay ẩm thực Sóc Trăng đã trở nên khá phong phú.
Xem nhiều sách báo thế nhưng để nói hết đa số đặc sản nổi tiếng mà người dân Sóc Trăng viết ra thì chưa thấy, chỉ vài món đặc trưng mà thôi, bài viết đưa ra hầu hết các món đặc sản mà người Sóc Trăng mới hiểu biết hết và có một số đặc sản đã làm nên tên tuổi của Sóc Trăng.
Đám cưới của người Việt Nam hay ngày đưa ông Táo về trời (23 âm lịch tháng Chạp) thường người dân Việt Nam cúng các loại kẹo "thèo lèo cứt chuột". Mỗi khi Tết đến!... có nhiều người thắc mắc nó là gì?
Thèo lèo cứt chuột, một thứ kẹo mè đen thui nằm nổi bật bên cạnh đống mứt dừa trắng tựa bông gòn, đống mứt khoai vàng hun hun..., viên tròn có màu đỏ (bột), hay trắng (bột đường) bao bên trong hột đậu phộng, "Thèo Lèo" đó là tiếng Triều Châu đọc chữ Trà Liệu 茶料 mà ra nghĩa là "vật liệu dùng để ăn khi uống nước trà".
Cái thú vị đầy tính cách khoa học là cái "ngọt" của đường mứt, cái beo béo của hột mè... bị cái vị "chan chát" của nước trà "hãm" lại trên mặt lưỡi, trên màng nhầy của đóc giọng, khiến người ăn giữ cái hậu vị lâu bền hơn.
Cái thú vị đầy tính cách khoa học là cái "ngọt" của đường mứt, cái beo béo của hột mè... bị cái vị "chan chát" của nước trà "hãm" lại trên mặt lưỡi, trên màng nhầy của đóc giọng, khiến người ăn giữ cái hậu vị lâu bền hơn.
Bợm nhậu thì hay thèm chua, ưa mặn qua sự lai rai uống rượu với lát xoài tượng chấm nước mắm, với khô cá thiều, cá sặc... toàn là những mồi rất "bắt" khẩu vị... Nhưng bợm nhậu lại không ưa mứt ngọt.
Trong khi đó, các đệ tử của nghệ thuật trà ẩm hay những vị khách của làng Bẹp thích thả hồn theo nàng Tiên Nâu hay Ả Phù Dung (Opium) thích "hãm" cái ngọt, "hãm khói" hãm hương bằng mứt, kẹo (đặc biệt là bánh khảo, kẹo lạc, hay lê táo...). Đầu năm, khách đến chơi nhà, pha ấm trà Thiết Quan Âm hay Long Tĩnh thật khéo rồi rót ra tách, khói trà nghi ngút xông thơm vào hốc mũi, mời khách nhấp nháp một ít mới ngọt... Câu chuyện mới là đậm ngọt thú vị qua lời chúc tụng cho nhau... Chính vì thế tặng vật hay tặng quà Tết của dân Việt Nam nồng nhiệt, hậu hĩnh thì là rượu, thịt, lạp xưởng khô nhưng đạm bạc, thanh lịch thì có gói trà đơn sơ và có trà đương nhiên là có mứt... như bóng với hình, như cặp tình nhân muôn thuở... chắc từ đây các đám cưới hay dịp Tết người Việt Nam dùng mứt thèo lèo cứt chuột làm lể vật cúng báy tổ tiên mong cho trăm năm hạnh phúc và con cái sum vầy. Nhà cửa có chuyện không vui hay thay đổi nơi ăn chốn ở, mong đợi hỉ sự thì người Việt Nam hay cúng thèo lèo cứt chuột.
Trong khi đó, các đệ tử của nghệ thuật trà ẩm hay những vị khách của làng Bẹp thích thả hồn theo nàng Tiên Nâu hay Ả Phù Dung (Opium) thích "hãm" cái ngọt, "hãm khói" hãm hương bằng mứt, kẹo (đặc biệt là bánh khảo, kẹo lạc, hay lê táo...). Đầu năm, khách đến chơi nhà, pha ấm trà Thiết Quan Âm hay Long Tĩnh thật khéo rồi rót ra tách, khói trà nghi ngút xông thơm vào hốc mũi, mời khách nhấp nháp một ít mới ngọt... Câu chuyện mới là đậm ngọt thú vị qua lời chúc tụng cho nhau... Chính vì thế tặng vật hay tặng quà Tết của dân Việt Nam nồng nhiệt, hậu hĩnh thì là rượu, thịt, lạp xưởng khô nhưng đạm bạc, thanh lịch thì có gói trà đơn sơ và có trà đương nhiên là có mứt... như bóng với hình, như cặp tình nhân muôn thuở... chắc từ đây các đám cưới hay dịp Tết người Việt Nam dùng mứt thèo lèo cứt chuột làm lể vật cúng báy tổ tiên mong cho trăm năm hạnh phúc và con cái sum vầy. Nhà cửa có chuyện không vui hay thay đổi nơi ăn chốn ở, mong đợi hỉ sự thì người Việt Nam hay cúng thèo lèo cứt chuột.
Vào dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, làng Vũng Thơm lại nhộn nhịp chuẩn bị hàng cho khách gần xa. Dọc theo Quốc lộ1A, đoạn từ thị xã Sóc Trăng đi An Hiệp dài 10km, có hàng trăm cửa hàng bán bánh pía và bánh mè láo. Tại nhiều kỳ hội chợ, bánh pía và bánh mè láo của các lò sản xuất Vũng Thơm đã được tặng thưởng huy chương vàng và đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao. Bánh pía và bánh mè láo Vũng Thơm có vị ngọt mềm, béo, bùi mộc mạc của các sản vật đồng bằng Nam Bộ, mùi thơm của sầu riêng, vị mát của đậu xanh, cộng thêm màu hồng mặn mà của lòng đỏ trứng vịt muối hòa quyện vào nhau thành hương vị rất đặc biệt. Không chỉ có vậy, nghề làm bánh còn giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống và vươn lên khá giả.
Có người cho rằng bánh pía là một trong những bí mật quân lương của nhóm người phản Thanh phục Minh bất thành, đứng đầu là Trần Tử Ngang, Dương Ngạn Dịch. Thời đó họ ăn bánh này, uống rượu thuốc để lấy sức chiến đấu rồi bôn tẩu sang tới xứ Biên Hòa. Nhân bánh pía thời đó được làm bằng thịt vịt quay, chao cùng với mỡ heo hoặc mỡ cừu, vỏ làm bằng hạt lúa mì hoặc hạt kê, nướng lửa than.
Bánh in trắng và vàng, chỉ dùng nguyên liệu chính là gạo nếp mùa có thời gian sinh trưởng từ sáu tháng đến tám tháng. Trước hết gạo nếp phải rửa sạch phơi vài nắng rồi mới đem rang dưới ngọn lửa liu riu, đây là khâu quyết định chất lượng của chiếc bánh in Cổ Cò mà không ai chỉ cho ai, chỉ bằng đôi tay thuần thục, đôi mắt nhìn từng hạt nếp, bằng những bí quyết gia truyền của người dân Cổ Cò đã tạo nên hương vị chiếc bánh in độc đáọ. Nếu rang chưa tới, khi xay hạt nếp bể không đều, dễ dính, chiếc bánh hay bở, nếu rang già lửa thì nếp sẽ mất hương thơm, hay ngả mầu. Xay gạo nếp rang xong, đường cát loại tốt nhất xay thật mịn cùng với đường mạch nha (làm từ lúa nếp) đánh quyện vào nhau tạo thành mầu vàng trắng óng ánh, rồi trộn với mè đã rang sẵn cùng với bột gạo nếp xay trộn đều nhau cho chúng vào khuôn có sẵn, nén chặt lại, lật ngược chiếc khuôn, gõ nhẹ sẽ ra chiếc bánh in mượt mà trắng phau, trông thật đẹp mắt rồi tiếp tục cho vào lò nướng lại.
Ngày xuân, thưởng thức bánh pía, mè láo uống trà, chợt nghĩ về hai thứ đặc sản của xứ Sóc Trăng. Chỉ với một nghề thủ công bình thường mà không ít người Hoa tha hương đất Việt từ sống nghèo khó đến sống được, rồi sống khoẻ và phải chăng trong cái ngon của bánh pía, mè láo còn ẩn chứa tình yêu xứ sở và một chút nỗi buồn tha hương của "khách trú" năm xưa?.
Khách du lịch trong, ngoài nước đến Sóc Trăng ngày càng đông, thường mua bánh pía, mè láo về làm quà. Cứ thế, các lò bánh pía, mè láo Vũng Thơm sản xuất quanh năm. Không ít công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ ngoại nhập làm bánh pía, mè láo khép kín, trị giá hàng chục tỉ đồng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, các công ty này còn xuất khẩu ngược sản phẩm về cố quốc rồi sang Mỹ, Canada, Úc, Campuchia...
Khách du lịch trong, ngoài nước đến Sóc Trăng ngày càng đông, thường mua bánh pía, mè láo về làm quà. Cứ thế, các lò bánh pía, mè láo Vũng Thơm sản xuất quanh năm. Không ít công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ ngoại nhập làm bánh pía, mè láo khép kín, trị giá hàng chục tỉ đồng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, các công ty này còn xuất khẩu ngược sản phẩm về cố quốc rồi sang Mỹ, Canada, Úc, Campuchia...
Mè láo là loại bánh do người Hoa ở Sóc Trăng làm ra. Mè Láo được làm từ khoai môn, gọt vỏ bào mỏng, quết nhuyễn, cán mỏng, sau đó đem phơi nắng khoảng 3 ngày. Cắt miếng khoai môn này thành những lát nhỏ hình chữ nhật lăn vào bột nếp rồi chiên trong chảo dầu sôi. Miếng khoai môn sẽ phồng lên thành hình khối chữ nhật, vớt ra đem trộn vào nước đường đã thắng thành kẹo, rồi lăn vào mè rang chín.
Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín.
Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín.
Sóc Trăng có hơn 20 cơ sở sản xuất lạp xưởng ở Sóc Trăng như: Trân Trân, Mỹ Trân, Tân Hưng, Tân Hưng Lợi, Lập Hưng… cung cấp cho thị trường các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, Sài Gòn, Hà Nội kể cả hải ngoại … với số lượng khoảng 20 tấn/ngày.
Lạp xưởng hay lạp xường, là một món ăn Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa ("lạp xường" là cách đọc theo giọng Quảng Châu của "lạp trường" nghĩa là ngày lễ Tất niên và cũng có nghĩa là ruột).
Cộng đồng người Triều Châu (là những nhóm cựu thần nhà Minh lánh nạn nhà Thanh) bắt đầu đến sinh sống tại Sóc Trăng thì những món ăn cũng dần dần phát triển và lan toả ra ngoài xã hội do tập tính thương mại của họ.
Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi" Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt.
Người Khmer nổi tiếng với món mắm prahok (người Việt gọi là bò hóc vì hiện tượng biến âm r). Món mắm prahok ngon nhất của người Khmer Sóc Trăng là mắm “bò hóc ốp” (mắm bò) là mắm cá có màu vàng rục và mềm. Mắm này làm bằng cá trê vàng, là cá đồng sống trong môi trường tự nhiên làm mắm mới ngon vì cá nuôi sẽ rất nhiều mỡ, mỡ tươm ra mắm không để lâu được, trở màu sậm đen.
Mắm prôhôc để lâu (một năm trở lên) ăn sống, kèm với khế, chuối chát, rau sống, hoặc bầm với xả ớt, ăn với cơm nguội rất ngon.
Ngày xưa nhiều cá, người ta xuống tát đìa, đặt xà ngom để bắt cá trê làm mắm bò hóc ốp. Mắm bò hóc ốp càng để lâu mùi và vị càng mặn nồng, ăn với thịt heo đùi hoặc ba rọi luộc, thái lát mỏng, cuốn bánh tráng chấm mắm ăn rất ngon. Loại mắm này, nếu được làm bằng cá trê vàng, gọi là "Prôchôc ôp", trở thành món ăn nổi tiếng Sóc Trăng. Người Khmer còn chế biến một loại mắm chua gọi "prôot", làm bằng tép mồng, một loại tép rất dễ kiếm ở đồng ruộng, khi trộn với đu đủ, riềng hoặc gừng non sau vài ngày thì ăn được. Cá lốc, cá trê nướng mà chấm với mắm này thì "ăn ngon hết chổ chê". Ngoài việc sử dụng gia vị như hành, ớt, tiêu, tỏi, người Khmer hay dùng mắm prôhôc làm gia vị chính để nêm nếm, đặc biệt là các món ăn "samlo" (canh), nước lèo. Cách làm mắm bò hóc ốp cho ngon rất công phu, phải làm bằng cá trê vàng rửa sạch, để ráo nước, lấy vải mùng thưa, sạch đậy lại để tránh ruồi bu. Ngày hôm sau cá hơi ươn, để cá dưới vỉ tre ướp muối cho trở. Một tuần sau nấu đường trộn với nếp nấu chín và muối sắp vô mắm rồi chao một lần. Một thời gian sau chao thêm lần nữa rồi rắc thính, lúc đó con mắm ốp khô ráo, mềm. Để mắm trên ba tháng ăn mới ngon. Đặc biệt là ăn với cơm nóng rất hấp dẫn. Người Việt và người Hoa ở Sóc Trăng cũng ăn quen mắm bò hóc. Trước kia người Khmer làm nhiều mắm bò hóc để bán, nay chỉ làm để ăn trong nhà. Mắm prahok không còn là “mắm hàng hóa” nữa, vì cá ngày càng hiếm, giá cá cao, làm mắm bán không lời. Người Khmer ở ấp Khoan Tang, thị trấn Long Phú làm mắm prahok bằng cách khác, sau khi làm sạch cá, ngâm nước một lúc rồi đem phơi vừa khô, sau đó lăn cá trong muối. Xếp cá và cơm nguội vào cái khạp mắm, để càng lâu càng ngon. Món “mắm chao” (pro ót-bà ót) làm bằng tép mồng, hoặc cá lòng tong. Cách làm cần thêm cơm nguội, củ riềng. Muốn mắm chua phải bỏ thính. Tuy nhiên, mắm bò hóc được người Khmer xem như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu thích hợp để làm nước lèo trong món bún nước lèo của người dân Sóc Trăng.
Bún nước lèo là món ăn rất dân dã mang đậm bản sắc của cộng đồng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long.
Khi nhắc đến bún nước lèo là phải nói đến Sóc Trăng vì có những bí quyết rất riêng mà khi ăn vào làm ta nhớ mãi hương vị thơm ngon của nó. Nước lèo được nấu từ mắm bò hóc với nước mưa pha lẫn nước dừa làm cho hương vị thêm ngọt ngào và một loại gia vị không thể thiếu đó là ngãi bún để làm tăng thêm hương vị đặc trưng của nước lèo. Những miếng thịt cá lóc, thịt heo quay vàng tươi, tôm luộc được đặt phía trên kèm theo các loại rau ghém như: rau muống, bắp chuối, giá, hẹ, rau thơm … kèm thêm một ít nước mắm nhĩ điểm thêm 01 thìa ớt bằm và 01 miếng chanh nữa sẽ làm cho tô bún nước lèo thêm phần đậm đà và hấp dẫn.
Sóc Trăng ngoài đặc sản như bánh pía, lạp xưởng, củ hành tím, nhãn Vĩnh Châu… còn có bánh cống bột đậu nành khá lạ cho du khách thưởng thức.
Nhìn bề ngoài và cách bày bán cũng giống như bánh cóng các nơi khác: bánh chiên nằm trong khuôn thiếc nhỏ rồi vớt ra vỉ kẽm trên miệng chảo để bánh rỏ hết dầu. Cũng rau thơm, cải xanh và nước chấm, thế nhưng cái gì đã làm nên tính đặc biệt của bánh cống Sóc Trăng?.
Bánh này có nguồn gốc hơn 100 năm nay. Bánh cống bột đậu nành còn gọi theo tiếng Khmer là bánh sầy hay sài cá nại, tên gọi xưa kia của bánh cống bột đậu nành. Xuất xứ của sài cá nại ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.
Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông gợi thèm. Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt nữa. Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cống Sóc Trăng.
Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì, ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm, ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì, ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm, ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Có một món ăn đặc sản khác rất hấp dẫn là Cốm Giẹp. Đây vừa là một món ăn dân dã mà cũng là một món ăn gắn liền với nếp văn hoá tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Thông thường, khi người miền Nam nói tới món Cốm này thì gọi là cốm "dẹp" vì đấy là lối phát âm của người miền Nam nhưng thật ra phải gọi là cốm "giẹp" mới đúng.
Để có món cốm này thì vào khoảng tháng 10 âm lich, người nông dân Khmer phải ra đồng lựa lúa vừa mới trở mình sắp chín ( dân gian gọi là dốt dốt) thì hạt cốm mới ngon vì nó còn giữ mùi thơm của nếp lại mềm. Người ta cắt lúa này về bỏ lên chảo rang sơ rồi cho vào cối đâm ( giã) cho hạt lúa tróc vỏ trấu ra và vì hạt lúa chưa chín tới nên hạt nếp bên trong sẽ bị giẹp nên gọi là cốm giẹp.
Trước khi ăn, rưới nước dừa cho cốm thấm đều, không được rưới nhiều, cốm sẽ nhão, còn rưới ít, cốm khô mất ngon. Sau đó, lấy cơm dừa nạo, trộn thêm chút gia vị muối, đường, đậu phộng rang, giã nhỏ rắc vào để ngấm độ 10 phút là ăn được. Ăn cốm giẹp phải có thời gian rảnh, nhai từ từ để tận hưởng hương vị dai dai của cốm, thơm thơm của mùi nếp mới, béo ngậy của dừa và đậu phộng hòa quyện vào nhau, ăn hoài không thấy ngán, vừa ăn vừa thưởng thức, càng nhai càng thơm ngậy, càng thích thú.
Ba khía, sống ở vùng nước lợ, đặc biệt nhiều nhất là vùng duyên hải Bạc Liêu, Cà Mau. Nhưng cũng là món đặc sản và khoái khẩu của người dân Sóc Trăng. Khá giống cua đồng, nhưng càng và ngoe ba khía dẹp. Vì trên mai (mu) có ba gạch nên nó được gọi theo cách người Nam Bộ là ba khía. Bắt ba khía "đã tay" phải đợi tới tháng 10 âm lịch, khi chúng vào mùa "hội". Tiếng là "mùa" nhưng chỉ có vài ba đêm mà thôi.
Vì vậy dân "làm ba khía" phải sẵn sàng mọi thứ dụng cụ thiết yếu, đoán trúng ngày ba khía hội mà "cơm ghe bè bạn" lên đường. Đến nơi, trước mắt họ, không biết cơ man nào là ba khía "bắt cặp" dính từng chùm dày đặc trên khắp các thân cây, cành cây ven sông. Họ chỉ việc rung cành cây cho ba khía rớt xuống xuồng, hoặc dùng tay (đã mang găng dày) mà vuốt "chùm" ba khía bám thân cây rớt xuống cho lẹ.
Khạp ba vú đã pha nước muối. Thả hột cơm nguội vào. Nếu hột cơm nổi trên mặt nước là đúng độ mặn. Ba khía rửa sạch bùn, đất, cho vào khạp, ủ một thời gian để trở thành loại mắm ba khía trứ danh. Để tăng thêm hương vị mắm ba khía, một số chuyên gia ẩm thực đã trộn thêm xoài xắt sợi, khế ương (vừa chín tới) xắt nhỏ, trái cóc đập giập...
Ăn mắm ba khía đã ngon, trứng ba khía còn ngon hơn. Trứng ba khía có hai loại: loại màu đỏ và loại màu xám, ăn có vị béo, bùi đằm. Càng ăn càng thấy cuộc đời sao sướng quá! Nhưng không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội mua được những con ba khía "ôm trứng" đó.
Mắm ba khía hầu như có mặt khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau và Bạc Liêu, Sóc Trăng là nơi sản xuất mắm ba khía nhiều nhất.
Đuông Chà Là vì trong những ngày giáp tết những con Đuôn về nơi này làm tổ trong cây Chà Là và “định cư” luôn trong đó.
Theo một người bán Đuôn kể, để phát hiện được có con Đuôn sinh sống trong cây Chà Là hay không phải nhìn vào ngọn cây, nếu như ngọn bị đứt hoặc bị bấy thì nguyên nhân chính là bị những con Đuôn ăn và đang sống ở trong đó”.
Thông thường một cây Chà Là chỉ kiếm được một con Đuôn, muốn bắt chúng để “làm thịt” thì người mua đem về tách cây Chà Là ra.
Con Đuôn Chà Là xuất hiện nhiều ở rừng xứ biển Mỹ Thanh thuộc huyện Vĩnh Châu. Nó là một món ăn ngon cho thực khách trong những ngày tết bởi thịt rất thơm và ngậy khi chiên với bột. Đây là sản phẩm hiếm, mỗi năm chỉ có một lần vào dịp tết nên người mua rất ưa chuộng. Nhiều khách hàng đến mua và không ngần ngại với giá cả, vì đây là sản phẩm hiếm nên ai cũng phải nhanh chân mới mua được.
Củ cải muối, điều dễ nhận biết là người Triều Châu có thói quen lót dạ buổi sáng bằng cháo trắng. Để ăn cháo ngon và không ngán có khá nhiều món ăn kèm, phổ biến nhất là "xái pấu" ( củ cải muối ) được chế biến thành nhiều món. Đơn giản là xắt miếng nhỏ thêm đường, tỏi, ớt, chanh hoặc giấm trộn đều, xắt từng cọng nhỏ xào với tép, xắt nhuyễn trộn trứng vịt tươi chiên. "Xái pấu" còn được hầm với giò hoặc đuôi heo. Để làm "xái pấu" chỉ cần hai nguyên liệu : củ cải trắng phơi nắng rồi ướp với muối hột. Nếu tuân thủ theo công thức nghiêm ngặt, sau thời gian nhất định sẽ có "xái pấu" thành phẩm có màu vàng đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng gợi thèm.
Vốn nguyên quán ở vùng đất sỏi đá, khô cằn thuộc Sán Đầu, Quảng Đông nên người Triều Châu và con cháu cũng có thói quen ăn rất mặn. Đồng thời muối mặn cũng là cách trữ thực phẩm được lâu. Chính vì vậy mà ngoài "xái pấu", người Triều Châu còn dùng cháo trắng với "kèm nữn" ( hột vịt muối ), "kèm hứ" ( cá mặn ), "hù giú", "kón xại", "xun xại" v.v...
"Hù giú" ( chao ) rất thích hợp với món cháo trắng nấu nhừ vừa dẻo vừa mằn mặn, ngọt bùi vị đậu nành đã chế biến. Người ta còn dùng "hù giú" để chấm rau hoặc bầu bí luộc. Món luộc nào có dính tới "hù giú" đều dễ nuốt. Dân nhậu có món vịt nấu chao, lẩu dê chấm chao, "ngà voi với óc khỉ" tức đậu bắp chấm chao...
"Kón xại" ( cải muối ) được làm chủ yếu từ dưa cải với kỹ thuật đặc biệt trong cách pha trộn đường, muối hột và củ riềng ăn với cháo trắng ngon không thua gì "xái pấu". Món "kón xại" trộn thịt luộc thái mỏng, tôm luộc lột vỏ với nước mắm pha chế thích hợp sẽ giúp người ăn cảm nhận được vị cay cay của cải muối, ngọt béo của thịt, tôm...
"Xun xại" ( cải mùa xuân ) giống cải xanh nhưng lá phẳng chứ không dợn sóng. Người ta chế biến "xun xại" bằng cách hầm với thịt ba rọi xắt miếng khá lớn, đợi nồi cải sôi nêm gia vị, muối sau cho vừa đủ mặn xong chờ nước rút cạn thì tắt bếp.
Các món ăn hàng ngày của người Triều Châu khá đơn giản, không cầu kỳ nhưng đậm đà hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ngày nay khi cuộc sống đã được nâng cao, thực phẩm ngày càng phong phú tuy nhiên ở nhiều gia đình người Triều Châu vẫn giữ đuọc những món ăn mang đậm tính truyền thống của dân tộc như "hù ky" ( tàu hũ ), "xái thào kúa" ( bánh củ cải ), "mì sụa" ( mì sợi ) v.v...
"Xun xại" ( cải mùa xuân ) giống cải xanh nhưng lá phẳng chứ không dợn sóng. Người ta chế biến "xun xại" bằng cách hầm với thịt ba rọi xắt miếng khá lớn, đợi nồi cải sôi nêm gia vị, muối sau cho vừa đủ mặn xong chờ nước rút cạn thì tắt bếp.
Các món ăn hàng ngày của người Triều Châu khá đơn giản, không cầu kỳ nhưng đậm đà hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ngày nay khi cuộc sống đã được nâng cao, thực phẩm ngày càng phong phú tuy nhiên ở nhiều gia đình người Triều Châu vẫn giữ đuọc những món ăn mang đậm tính truyền thống của dân tộc như "hù ky" ( tàu hũ ), "xái thào kúa" ( bánh củ cải ), "mì sụa" ( mì sợi ) v.v...
Bánh phồng nếp Sóc Trăng, Vùng ngập mặn duyên hải Sóc Trăng - nơi trồng giống nếp thơm dài ngày, có loại bánh phồng nếp, ngon nổi tiếng. Bánh được làm từ lúa nếp nấu thành xôi, giã nhuyễn trộn với đường, rồi đem phơi lúc ăn thì nướng trên than hồng. Bánh phồng nếp Sóc Trăng chỉ có trong ba ngày Tết Nguyên đán cổ truyền, ăn kèm bánh chưng, bánh tét hay xôi ngọt đều rất ngon. Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng bạt ngàn thảm lúa màu vàng. Vùng đất ngập mặn duyên hải Sóc Trăng rất phù hợp với các loại lúa nếp dài ngày thơm ngon, dẻo, được mùa, năng suất rất cao. Xưa nay người Việt Nam dùng lúa nếp để làm bánh chưng bánh tét trong những ngày tết, chứ ít ai nghĩ đến việc dùng nếp làm bánh phồng nếp. Từ lâu, bánh phồng nếp Sóc Trăng được xem như một đặc sản nổi tiếng ở Hậu Giang, thường chỉ có trong ba ngày Tết Nguyên đán cổ truyền. Nguyên liệu làm bánh phồng nếp chỉ có độc nhất là lúa nếp dẻo thơm, ngon, một ít đường. Nếu được nấu thành xôi bình thường, nhưng không được khô quá. Quan trọng nhất muốn có được bánh phồng nếp Sóc Trăng thơm ngon, xốp đều, hương vị đậm đà, người thợ làm bánh phải giã lúc xôi còn nóng, phải giã đều tay, từ nhẹ mạnh dần thêm chút đường.... khi xôi đã dính thành bánh, người thợ đem bánh viên tròn bằng trái quýt hồng, rồi cán bánh cho đều tay, mỏng đều to bằng cái mâm rồi đem phơi như bánh tráng ở ngoài nắng. Khác bánh tráng gạo, bánh phồng tôm nổi tiếng ở Sóc Trăng, bánh phồng nếp Sóc Trăng chỉ dùng để nướng chín trên bếp lửa than hồng, bánh sẽ phồng to lên xốp đều, mặt bánh vàng hồng, bóng mượt, mùi thơm dễ chịu, ăn tráng miệng trong ba ngày tết hay ăn kèm với bánh tét, bánh chưng. Dùng bánh phồng nếp ăn kèm với xôi ngọt, là một đặc sản của quê hương Sóc Trăng. Bánh phồng nếp Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng khó làm bởi rất kén nguyên liệu. Phải là nếp chính hiệu cùng đôi tay khéo léo, công phu, người phụ nữ Sóc Trăng mới làm nên hương vị đặc sắc được nhiều người biết đến. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh phồng nếp trở thành một món ăn truyền thống của Sóc Trăng, độc đáo mà cũng lạ lẫm, hấp dẫn, đối với khách phương xa. Bà con vùng duyên hải miền tây Nam Bộ rất thích dùng bánh phồng nếp. Chợ quê, chợ tỉnh Sóc Trăng ít có bánh phồng nếp bán vì người dân chỉ làm trong những dịp tết để tặng, biếu làm quà cho người thân. Vì chỉ sản xuất vào mùa nắng ráo và sản xuất có hạn cho nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu sở thích của dân bản xứ và khách phương xa nếu có dịp đến Sóc Trăng. Nếu một lần du lịch đến Sóc Trăng, xin mời bạn nhớ thưởng thức bánh phồng nếp Sóc Trăng để giữ một ấn tượng sâu sắc về miền đất trù phú cò bay thẳng cánh.
Bánh phồng tôm, để có được bánh phồng tôm Bãi Xàu thơm ngon, xốp, hương vị đậm đà, trắng phau không phải dễ. Trước hết phải chọn tôm càng xanh to còn tươi, nhảy tanh tách, bóc vỏ, làm sạch ruột, bỏ phần đầu, cho vào cối quết đều tay, từ nhẹ đến mạnh liên tục cho thịt tôm tán mịn đều. Cho gia vị, bột ngọt, đường, muối và một ít bột mì vào rồi tiếp tục quết cho thịt tôm và gia vị quyện vào nhau. Đến khi hỗn hợp này không còn dính chày giã, người thợ đem vò viên bằng trái chanh nhỏ, rồi dùng ống tre già bằng cổ tay, cán bánh cho đều tay mỏng đều, cắt nhỏ tạo hình theo ý thích, đem phơi ngoài nắng như bánh tráng. Vì bánh rất kén nắng, nếu nắng không to thì dễ đổi mầu, không xốp, có mùi khai, chiên không phồng, ăn không ngon, nên bánh phồng tôm chỉ sản xuất duy nhất vào mùa khô Bà con Nam Bộ rất thích bánh phồng tôm, nhất là bánh phồng tôm Bãi Xàụ. Với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào sẵn có, bàn tay khéo léo, công phu của người phụ nữ đất Sóc đã tạo nên hương vị đặc sắc của bánh phồng tôm Bãi Xàu được nhiều người biết đến. Nếu du khách đến Sóc Trăng, xin mời về Bãi Xàu (thị trấn Mỹ Xuyên) để thưởng thức bánh phồng tôm và mua về biếu người thân bạn bè, để giữ kỷ niệm một chuyến về miền tây.
Bánh ống là loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ rất thích.
Cái ống tre làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong nồi có chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt dừa…
Cho bột vào ống tre giống như chưng cách thuỷ. Để chừng hai phút là bánh đã chín. Khi bánh chín kéo chiếc que và đưa nhẹ chiếc bánh đặt lên miếng lá chuối. Mùi thơm của nước dừa ngào ngạt, hương lá dứa bay thoang thoảng. Bởi vậy, có nơi người ta còn gọi là bánh lá dứa vì có mùi lá dứa. Bánh ống ăn kèm với chút dừa nạo, trên rải một ít muối mè trắng hoặc đậu phộng đâm nhỏ.
Bánh ống tròn dài, trắng tinh mềm và xốp. Có người lại trộn phẩm màu xanh vào bột, nhưng ăn không tốt. Bánh vừa mới đem ra phải ăn nóng mới ngon và thưởng thức được hết cái đậm đà của nó. Ai ăn lần đầu bánh ống đều có cảm giác như ăn bánh bò bông, có thể do chúng đều làm bằng bột gạo dù cách chế biến có nhau. Đối với những đứa trẻ ở quê ngày trước, được ăn những cái bánh đơn sơ như vậy đã là ngon lắm.
Mỗi chiếc bánh ống ngày nay giá chỉ có một hai ngàn đồng. Đó là món quà quê rẻ tiền mà trẻ con nào cũng thích. Ở góc chợ Sóc Trăng, có chị Sơn Thị Nga bán bánh ống. Nơi cái góc nhỏ của ngôi chợ này, chị đã ngồi đây vào mỗi buổi sáng hơn mười năm qua. Trừ hết sở phí mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng.
Bánh ống là một trong số ít bánh có sức lan toả vượt ra khỏi cộng đồng bà con người Khmer. Nó không chỉ quen thuộc trong các phum sóc mà còn tiến dần ra phố chợ.
Bánh ống tròn dài, trắng tinh mềm và xốp. Có người lại trộn phẩm màu xanh vào bột, nhưng ăn không tốt. Bánh vừa mới đem ra phải ăn nóng mới ngon và thưởng thức được hết cái đậm đà của nó. Ai ăn lần đầu bánh ống đều có cảm giác như ăn bánh bò bông, có thể do chúng đều làm bằng bột gạo dù cách chế biến có nhau. Đối với những đứa trẻ ở quê ngày trước, được ăn những cái bánh đơn sơ như vậy đã là ngon lắm.
Mỗi chiếc bánh ống ngày nay giá chỉ có một hai ngàn đồng. Đó là món quà quê rẻ tiền mà trẻ con nào cũng thích. Ở góc chợ Sóc Trăng, có chị Sơn Thị Nga bán bánh ống. Nơi cái góc nhỏ của ngôi chợ này, chị đã ngồi đây vào mỗi buổi sáng hơn mười năm qua. Trừ hết sở phí mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng.
Bánh ống là một trong số ít bánh có sức lan toả vượt ra khỏi cộng đồng bà con người Khmer. Nó không chỉ quen thuộc trong các phum sóc mà còn tiến dần ra phố chợ.
Bánh củ cải và bánh xếp, đây là món bánh rất ngon trong mấy món dim sum, nó được người hoa mang lại cho chúng ta, làm giàu thêm đặc sản Sóc Trăng.
Để làm bánh củ cải, phải ngâm gạo từ tối hôm trước cho mềm, sáng hôm sau xay thành bột. Cùng lúc, người nội trợ đã mua đủ các vật liệu: củ cải trắng, tôm khô, lạc, dừa khô, rau cần, mỡ, muối và đường cát. Tất cả, dùng nhiều hay ít tuỳ gia đình, nhưng củ cải trắng phải có ngang bằng lượng bột, tôm khô và rau cần tàu cũng suýt soát như nhau. Đã có vật liệu, người ta ngâm tôm, lạc bóc vỏ lụa, để ráo. Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Rau cần tàu cắt bỏ gốc rễ. Củ cải rửa sạch bào thành sợi nhỏ trên một cái bàn bào làm bằng thiếc đục rất nhiều lỗ nhỏ.
Tất cả cho vào một chảo to nhồi trộn thật đều rồi bắc lên bếp lửa. Dùng đũa cả quậy đều tay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy nặng tay, hỗn hợp quyện lại thì dùng vợt vớt ra từng xửng đã thoa sẵn mỡ. Rắc thêm một lớp tôm khô, rau cần tàu xắt khúc lên mặt xửng đã khoả bằng mặt hỗn hợp trên. Cho xửng vào nồi hấp cách thuỷ. Khi dùng đũa xom không dính bột là bánh đã chín.
Để bánh nguội, xắt từng miếng hình thoi hay tròn sắp trong đĩa đem cúng. Bánh củ cải làm để cúng vào ngày 24 tháng chạp âm lịch - đó là ngày người Triều Châu đưa ông Táo về trời, không như người Việt Nam tiễn táo quân về thiên đình ngày 23 tháng chạp âm lịch. Bánh cúng xong “nguội ngắt”, nhưng chính vì thế mà ngon. Trong bánh có đủ vị ngọt, mặn, béo, bùi lại nồng thơm đầy hấp dẫn của mùi rau cần tàu. Nếu để “nguội” hơn nữa, vào ngày hôm sau, bánh vẫn giữ được hương vị đặc trưng của mình mà còn tạo cảm giác lạ lùng vì những tiếng nhai sần sật do vỏ bánh “chai” lại tạo ra trong miệng. Ngoài loại bánh mặn như trên, người ta còn làm bánh củ cải phục vụ những người ăn chay bằng cách không dùng tôm khô, mà thay bằng một lượng đường cát trắng vừa đủ ngọt.
Nhân bánh xếp ngoài tôm, thịt, trứng thì còn có củ đậu (củ sắn) cắt nhỏ và nêm nếm gia vị cay cay nên vừa ngon mà lại không cho cảm giác ngán. Bánh xếp mang vỏ áo trong suốt, hiện rõ lớp nhân béo, bùi. Bánh có thể dùng chấm tương ớt, hoặc thêm nước dùng thành món bánh xếp nước.
Món bánh xếp sau khi hấp là có thể dùng chấm tương ớt, nếu cho vào nước dùng sẽ thành món bánh xếp nước.
Bánh tổ là loại bánh làm bằng bột nếp loại tốt, dẻo và thơm, phơi thật khô rồi đem giã thành bột. Đường làm bánh tổ là đường bát, đem “thắng” cho thật kỹ, loại bỏ hết tạp chất và thêm ít gừng tươi cho thêm hương vị. Bột, đường sau đó được trộn với nhau và được nhồi, đánh (giố) thật kỹ. Khâu quan trọng nhất trong việc làm bánh tổ là “lấy trùng”. Tức là tỷ lệ thích hợp giữa nước và bột để bánh không bị đặc, không bị nhão. Sau đó, dung dịch “sền sệt” này được đổ vào một cái “đài” đã được làm bằng lá chuối tươi và dùng tăm tre vót nhọn ghim kín mép lá. Chiếc “đài” bằng lá chuối bây giờ lại được đặt vào một rọ tre (khuôn) để giữ cho bánh không bị “xập xệ”. Các “rọ” bánh sau đó được đặt lên một tấm vỉ tre. Cứ 12 bánh xếp một vỉ. Lần lượt xếp từng vỉ vào nồi để hấp. Khoảng 5 – 6 vỉ/nồi, cách nhau bởi hai thanh gỗ đan chéo nhau. Bánh tổ đem hấp liên tục trong ba giờ thì chín, vớt ra để nguội. Có nơi, người ta rắc mè đã rang chín, làm sạch vỏ lên mặt bánh nhằm trang trí cho đẹp. Cuối cùng, đem bánh ra phơi vài nắng là được. Đối với loại bánh “đạt chuẩn” có thể để đến quá rằm tháng giêng, lúc này bánh đã săn cứng lại, đem nướng hoặc chiên ăn rất thơm ngon.
Lát bánh tổ chiên béo ngậy, thơm lừng mùi đường quê, mùi gừng, mùi nếp hương là món ăn hấp dẫn trong ngày đầu xuân.
Bún gỏi dà (có người gọi là gỏi già) một món lạ, ăn mãi không ngán, tô bún gỏi dà nóng, thơm, ngon.
Sau khi trụn giá và bún trong nước súp cho thật thấm, tô bún với thịt ba chỉ thái sợi trắng ngần, tép đất luộc vừa chín tới đã lột vỏ. Chan nước súp ngập bún, và trước mặt tô xà lách, rau thơm. Cuối cùng, chan lên ít tương mặn và ớt bằm. Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt.
Điểm hấp dẫn và lạ lẫm của bún gỏi dà là nước lèo có vị ngọt đậm đến mức người ăn không nhận ra trong nước súp có nêm me chua, tương mặn nguyên chất làm gia vị nêm phải giữ được vị ngọt, bùi, thơm. Lại thêm món bún này có nhiều loại rau giá, khiến người ăn không ngán.
Bánh Dứa Sóc Trăng
Bánh dứa của người Khmer là món bánh "độc quyền" của địa phương Sóc Trăng. Bánh dứa đã có mặt ở Sóc Trăng trên 30 năm. Những gian hàng bánh dứa thì rất đơn giản, không cầu kỳ. Gian hàng bán bánh dứa thường chỉ là một thau bột mì, một dĩa nhân đậu dừa cùng dĩa đựng bánh để gọn gàng trên bàn nhỏ... phía dưới là một bếp than, một cái xửng và một cái rây dùng để rây bột.
Người bán sẽ dùng muỗng múc bột mì cho vào rây, tay thoăn thoắt rây bột mì sao cho bột mì trải đều trên xửng. Khi bột đã rây thành một lớp tròn và mỏng, người bán đậy nắp lại, bánh rất mau chín, chỉ trong vòng vào giây là bánh đã chín. Sau khi bánh chín, giở nắp ra và sau đó người bán sẽ trộn nhân vào. Nhân bánh gồm dừa nạo, đường, đậu phộng. Chiếc bánh sẽ được cuốn tròn lại sau khi bỏ nhân xong. Lúc này chiếc bánh có màu vàng xanh xinh xắn và có một mùi rất thơm.Bánh dứa phải ăn nóng mới ngon "Muốn làm bánh ngon, bánh dẻo phải chọn nếp rặt đem ngâm, xay chung với lá dứa để tạo mùi thơm, chiếc bánh thành phẩm có màu vàng xanh hấp dẫn. Nhân gồm dừa nạo, đậu xanh nấu, đường trộn đều trải đậu phộng rang vàng lên là ta có đầy đủ nguyên liệu để làm bánh dứa".
Bánh phải ăn lúc còn nóng mới có thể cảm nhận hết hương vị của nó. Thử cắn một miếng, người ăn sẽ cảm nhận ngay được độ dẻo của nếp, nếp vừa dẻo vừa giòn hòa cùng mùi thơm của lá dứa pha lẫn vị ngọt béo tự nhiên của dừa, vị bùi bùi béo béo của đậu phộng. Mùa hè, bánh dứa dân dã gieo cảm giác lạ miệng, vì thế mà bánh được bán rất chạy, người bán thường làm không kịp trở tay.
Dưa bồn bồn là một món dưa muối được làm từ phần gốc non của cây bồn bồn ủ trong nước gạo pha muối. Đây là một trong những món ăn đặc trưng của vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Bồn bồn là loại thực phẩm lạ miệng, xuất xứ từ xứ "đồng chua nước mặn" Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là loại cây cùng dòng họ với lát, thân được ghép lại từ những lá bẹ dẹp và dài, cao ngang đầu người. Khi ăn, dưa bồn bồn thường được chấm nước tương, nước cá kho, thịt kho.
Dưa còn được xào cùng tép, thịt, cá, hoặc dùng để nấu canh chua với các loại cá như cá ngác, cá rô, cá bông lau, cá ba sa, cá dứa.
Bánh bò mặn, đây là một loại bánh đặc sản Sóc trăng, cách làm tương tợ như làm bánh da lợn, nhưng bánh này là một loại bánh mặn, không phải là bánh ngọt. Trên bề mặt bánh có tôm và đậu xanh và một ít ngò thơm, ăn với nước mắm pha và ít nước cốt dừa chế biến thì ngon tuyệt.
Bánh Chuối Nếp Nướng, chuối bọc nếp bên ngoài đem nướng, Cho chuối nướng ra đĩa, trang trí: rưới nước cốt dừa lên chuối (cứ chan tự nhiên lên, như thế sẽ đẹp hơn). Rải đậu phộng lên mặt thế là xong.
Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol- Chnam -Thmay, lễ Dolta,... hay đám hỏi, đám cưới. Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay.
Cách làm bánh: Đập vỡ trứng, để lòng trứng vào trong thố cho vào một muỗng canh bột nang mực và nước chanh đã chuẩn bị sẵn, đánh đều tay đến khi trứng dậy lên (hay còn gọi nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này lại cho đều rồi dùng tay nhồi cho tới khi có thể nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng. Bắc nồi đáy bằng lên bếp để nóng, đổ dầu vào. Khi nồi dầu đã sôi thả bánh vào chiên cho vàng, gắp bánh nhúng vào chảo đường cát trắng đã thắng sền sệt, tạo thành một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem ra phơi (bánh có thể không dùng trứng gà cũng được nhưng khi chiên bánh chín sẽ có màu trắng).
Nhờ đôi tay khéo léo của người làm bánh đã tạo thành những chiếc bánh hình củ gừng rất thú vị, nhưng điều đặc biệt ở đây là bánh được chiên bằng nồi không chiên bằng chảo, vì như thế bánh mới trơn, láng bóng và không bị cong.
Vào những dịp lễ, tết của người dân tộc Khmer chúng ta sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, hấp dẫn với vị giòn tan trong miệng kết hợp với vị béo của trứng vị ngọt của đường. Qua hình thù bánh gừng ta có thể hình dung ra đó có thể là một nhánh san hô hay một chiếc gạc nai tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.
Lẫu cá khoai Cá khoai là loại cá nước mặn, mình tròn, thân dài và ốm, thường được làm khô. Khô cá khoai đem nướng, chấm với nước mắm me, làm mồi nhậu thì không chê vào đâu được. Tuy nhiên, cá khoai tươi đem nấu lẩu cháo cũng ngon tuyệt. Thịt cá khoai tươi rất bở, dễ vỡ ra khi nấu nhưng lại rất ngọt.
Cháo đã được nấu chín và nêm nếm sẵn. Rau ăn với lẩu cháo cá khoai thường không nhiều, chỉ gồm vài ba loại: mồng tơi, cải xanh... và đặc biệt không thể thiếu đầu hành. Đầu hành lá được rửa sạch sẽ, cắt gọn gàng. Nước chấm là chén nước mắm trong rất nhiều ớt. Sau cùng và quan trọng nhất là đĩa cá khoai còn tươi rói, được làm sạch sẽ. Tùy theo số lượng người ăn và tùy theo giá tiền mà đĩa cá này nhiều ít khác nhau.
Cháo sôi rắc ít tiêu lên, cho cá, rau vào, thêm một ít gừng xắt nhuyễn, vài phút sau là ăn được. Thịt cá khoai gần như hòa tan lẫn vào cháo nên khó bề dùng đũa gắp, phải lấy vá múc cháo có lẫn cá vào chén, cho ít nước mắm vào, sau đó gắp rau, đầu hành chấm nước mắm ăn kèm.
Cháo sôi rắc ít tiêu lên, cho cá, rau vào, thêm một ít gừng xắt nhuyễn, vài phút sau là ăn được. Thịt cá khoai gần như hòa tan lẫn vào cháo nên khó bề dùng đũa gắp, phải lấy vá múc cháo có lẫn cá vào chén, cho ít nước mắm vào, sau đó gắp rau, đầu hành chấm nước mắm ăn kèm.
Bánh ống, bánh củ cải, bánh xếp, bánh tổ thường có ở các nơi, nhưng tôi thích ăn các món này ở Sóc Trăng hơn nơi khác tôi đã từng ăn, đặc sản Sóc Trăng được vào danh sách đặc sản nhiều nhất trong cả nước, đã mang tên tuổi Sóc Trăng đi khắp nơi.
Người dân Sóc Trăng trong nước chắc chắn không quí những đặc sản như ở hải ngoại, nơi đây chỉ có thể tìm thấy lạp xưởng và bánh pía, cải muối, cốm giẹp các đặc sản khác hầu như rất hiếm thấy và không có nơi đây, bún nước lèo thì tự nấu, nhưng phụ liệu, rau hay cá lóc thì không thể tươi sống và mắm bò hóc thì phải thay thế bằng mắm cá linh, cà trèn, hay cá sặc vv cho có chút mùi vị của nước lèo, rau tươi hay bánh cống ăn kèm như ở Sóc Trăng thì không thể đòi hỏi nơi đây.
Đặc sản Sóc Trăng, khi du khách ngang qua đây đều phải mang về một ít làm quà cũng như người dân Sóc Trăng tha hương không thể nào quên được những món ăn đặc trưng của xứ sở này. Việt Nam là thiên đường ăn uống của các món ăn đặc sản các nơi và tươi sống, Sóc Trăng là thiên đường của đặc sản nơi đây mà ta thường nói ngon bổ rẻ. Dù có sống nơi đâu, người dân Sóc Trăng có trở về nơi chôn nhau cắt rốn cũng không bao giờ quên ăn tất cả các món đặc sản này, vì khi quay lại nơi ta sinh sống hiện tại chắc chắn không thể tìm được không khí và mùi vị cái món ăn này.
Snowynguyen 2011
Tham khảo
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=90606&AspxAutoDetectCookieSupport=1 (Le Van Lan, theo leo cut chuot 15-11-2005)
http://www.vatgia.com/raovat/3643/1254223/me-lao-dac-san-soc-trang.html
http://forums.chotnho.com/showthread.php?t=28269
http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/dulich/khamphasoctrang/vanhoaamthuc/comdep
http://mekongtourist.com/index.php/Mon-ngon-vat-la-Soc-Trang/banh-cong.html (banh cong 08-04-2011)
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Ba-khia/45233320/239/ (Phuong Kieu, Ba khia 02/04/2007,)
http://s4.zetaboards.com/nguoitrieuchau/topic/8033153/1/(chao trang -16-09-2010)
http://diendan.mientay.net/showthread.php/1980-V%C4%83n-h%C3%B3a-%E1%BA%A9m-th%E1%BB%B1c-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Khmer (23/11/2010)
http://www.amthucvietnam.com/culture/index.asp?ArticleID=65&Ttl=B%C3%A1nh%20ph%E1%BB%93ng%20n%E1%BA%BFp%20S%C3%B3c%20Tr%C4%83ng
http://socbaytravel.com/detail/news/40889/Banh_phong_tom_Bai_Xau_Soc_Trang.html (Gia Dung, banhphongtombaixausoctrang, 18-04-2005)
http://www.tin247.com/soc_trang_%E2%80%9Csan%E2%80%9D_duon_cha_la_vao_mua_tet-1-21547763.html (Tuan Thanh, san duon cha la ngay tet, 04/02/2010)
http://available.com.vn/thongtin-2714-Lau-chao-ca-khoai-Soc-Trang-Soc-Trang
http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDR2NzI_2CbEdFAGrTAp4!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/dulich/khamphasoctrang/vanhoaamthuc/banhgung