Wednesday, July 13, 2011

THẦY TÔI



Kính tặng thầy Lâm Cộng Hưởng
Công cha nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Tôi xa quê hơn hai mươi lăm cái tết, ngày mùng ba là ngày hầu hết những học sinh ngồi dưới mái trường, lúc nào cũng nghĩ đến công ơn ‘thầy’, ngày tôi còn ngồi dưới mái trường ‘Hoàng Diệu’ tôi chưa hề nghĩ đến, thế mà khi ‘xa quê’ tôi lại nghĩ về ‘thầy’.
Thời ‘trung học’ là thời gian đẹp nhất, nhiều kỷ niệm cho mỗi học sinh ngồi dưới mái trường ‘Hoàng Diệu’, thời gian lớp cuối cấp là rất quan trọng và nhiều áp lực, điều duy nhất lúc ấy tôi cứ nghĩ làm sao để ra trường và TNĐH có công việc và một tấm chồng tốt. Trước hết, tôi vẫn phải học thật tốt, từ thầy là người cho tôi nhiều kinh nghiệm và kiến thức vào ĐH. Mỗi lần gặp thầy, tôi đều cuối đầu chào và khép nép, có lần tôi nói với thầy, tôi là em gái các anh chị tôi, thầy đều biết và gật đầu, vì anh chị tôi cũng khá nổi tiếng thời trung học, làm tôi hưởng lây.
Tôi nhớ rất rõ, thầy viết một bộ đề toán cho hệ mười hai năm thời tôi học, vì lúc ấy chẳng ai muốn theo toán hệ này, chỉ chạy theo hệ toán mười năm, hệ thống dạy toán mới từ Hà Nội đưa vào, tôi vẫn mãi  học theo phương pháp của thầy, thế mà khi tốt nghiệp trung học, khi tôi vào ĐH  lại liên quan đến toán của thầy, tôi vui mừng vì tôi đã có kiến thức từ thầy, khi đến môn toán là tôi được điểm 10, chắc vì mọi người đều bỏ đi chương trình học toán thời trung học. Tôi lúc nào cũng đứng nhất lớp về môn này, thầy toán yêu cầu tôi dạy phụ đạo môn toán cho cả lớp vào các buổi chiều thứ năm, tôi là lớp phó về học tập, nên bọn con trai rất ghét. Nhưng tôi không buồn mà lấy làm hảnh diện, ai ghét mặc ai, mình vẫn học và ra trường ‘Học phải có hành’. Lúc nào cũng thế, người Việt mình hay nói ‘thầy như bậc làm cha làm mẹ’.
Sống ở Tây phương, nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ đến công ơn thầy, những ngày tôi học thêm ở trường Hoàng Diệu vào buổi tối, rất mệt nhưng tôi tích lũy kiến thức rất nhiều cho đến hôm nay. Trường ĐH nơi đây, thì khái niệm về ‘thầy’ đơn giản hơn, chỉ là người đi trước vài năm, nên khi họ đối diện hay trong giờ học thì sinh viên phát biểu tự nhiên với thầy, không có khoảng cách,  không cuối đầu khi đối diện thầy. Sinh viên có thể ra trường làm cùng khoa với thầy và học cao hơn thầy, như cô giáo tôi học trò cũ của thầy là Tiến Sỹ là phụ tá cho thầy tôi là Thạc Sĩ. Nên thầy cô rất kính trọng học trò, vì sau khi ra trường họ có thể là đồng nghiệp với nhau. Chỉ duy nhất có tôi, là người lúc nào cũng cuối đầu lễ phép với tất cả thầy cô, đó là cái lễ nghi mà tôi không quên được.
Đi một đàng học một sàng khôn
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
Nhưng trong tôi , thầy vẫn như bậc cha mẹ, và chia sẽ kiến thức của mình tích lũy cho học sinh, để được lớp học sinh giỏi giúp ích cho xã hội mai sau.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên.
Snowynguyen
Hiệu ứng tuyết rơi