Wednesday, April 30, 2014

ĐIỀU DỄ GẶP



Bổn phận con người, đối với những người sống trong các gia đình Việt Nam trung lưu thường gặp ở xứ xa hay tại quê nhà. Ai làm bậc cha mẹ cũng có suy nghĩ chung rằng: lo cho con mình khôn lớn, có được cuộc sống ổn định, mái nhà ấm êm, khá giả chút ít...

Vì thế cha mẹ nào cũng gánh nặng quằn đôi vai, chạy đôn chạy đáo, lo lắng mọi điều... sáng tối ra ngoài về thì cứ chui rủi trong xóa xỉnh căn nhà mình, trước sau chăm sóc, lúc nào cũng chăm sóc nhà cửa và con cái...

Có ít người Việt cho rằng bổn phận của họ là nặng nề, còn người khác thì bổn phận nhẹ hơn, ví như bổn phận về con cái, chồng, vợ, cha mẹ mình còn cha mẹ vợ, chồng, anh chị em mình còn anh chị em vợ, chồng, anh em cột chèo, còn anh rể, chị dâu... đối với những người này gánh thật là nặng, nặng đến suốt đời. Còn người khác theo họ thì bổn phận nhẹ như lông tơ...

Xa xứ dù có trăm năm thì người Việt xa quê khó thay đổi bởi cộng đồng xung quanh mình, thói quen theo phong tục tập quán khó đổi, sống cùng với người Việt thuần chủng có lai tạp chút ít cũng bản chất từ cội nguồn kia cũng khó thay đổi bởi đôi đủa ăn cơm còn trên tay.

Đối với cha mẹ VN lúc nào cũng nghĩ và đùm bọc cho con cái mình, nên khi ra đời Tây phương chỉ 30 tuổi thôi họ già như hơn 40 tuổi rồi, vì họ phải tự lo cho  mình, từ khi trưởng thành phải tự mình định hướng cho mình thiếu đi sự lo lắng của cha mẹ cạnh mình, nên họ phải suy nghĩ tìm tòi, và cứ nghĩ và nghĩ... nên đầu óc trưởng thành nhanh hơn những đứa trẻ Việt Nam được đùm bọc và họ già hơn sâu sắc hơn con cái mình.

Tây phương suy nghĩ đơn giản, nhà cửa chỉ cần chăm sóc một tuần một lần, cho người đến trả tiền cho họ chăm sóc nhà cửa, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ và cũng tươm tất và còn sạch đẹp hơn nhiều lần so với người Việt Nam sống xa xứ. Do tính chất tiết kiệm tự mình làm tất cả của người Việt Nam chưa thay đổi dù có cuộc sống đầy đủ dư giả chút ít, cũng không tiêu phí số tiền nhỏ bé này mà tiêu phí thời gian thư giãn của mình cho việc chăm sóc nó, cũng có thể do bản chất thích làm lụng, chắc chắn rằng chất lượng không chuyên nghiệp và hoàn chỉnh như những người đã phải làm vì cuộc sống và nghề nghiệp của mình, nên thời gian rãnh rỗi của người Việt xa xứ là rất ít, còn Tây phương thì họ quí báu thời gian của mình để giải trí thu thập thông tin, sau khi ăn thì chỉ xem TV, internet đọc sách báo...

Tây thì đơn giản, khi về với lòng đất chắc chắn rằng con cái sẽ thiêu mình thành nắm tro tàn. Nên tự thân phải lo, lo bảo hiểm khi mất, các phương tiện cho mình khi nhắm mắt, cũng như cho đám tang... của cải để lại không quan trọng, vì tự những đứa con mình nó biết lo cho cuộc sống nó sau khi trưởng thành vì nó đã được huấn luyện từ trường lớp và cha mẹ từ thuở nằm nôi.

Tây giàu khác ta không khoe khang, là người với nhiều chục triệu Euro trong tài sản, thế mà họ và con cái rất đơn giản không lòe loẹt chỉ làm việc và đơn giản trong tất cả những gì xung quanh họ, khi gặp họ chẳng ai biết là những kẻ giàu khủng khiếp. Họ huấn luyện con cái từ những gì mình đang có cho con biết như những người bạn, dù có khác biệt rất lớn đó là hai thế hệ trẻ già không quá gần nhau về tuổi tác.

Làm điều gì cũng thấy tâm vui vẻ và hạnh phúc chắc chắn rằng khi ra đi mình cũng thấy thanh thản, có thể đối với gia đình mình khó vứt gánh nặng, nên đối với xung quanh chắc chắn rằng chẳng có gì để lưu tâm, phải cho nó lên bàn cân thì khổ lắm, sẽ ray rứt mãi vì mình sợ lãng phí thời gian và vật chất để làm điều gì đó không cần thiết. Chẳng mang lợi lộc gì không cần phải bận tâm, kho báu con người là từ sự vun đắp cái 'tốt' như nước tưới vào cái cây cho nó xanh tươi, cái cây ấy như là kho báu phải được chăm sóc vun bồi, từ thực tế, nếu mình lo sợ và tiết kiệm ngụm nước ấy, thì cái kho báu ấy nó cũng héo đi theo thời gian, khi ấy nó cũng sẽ chết, nếu không có bàn tay chăm sóc khác cho nó những giọt nước mát xanh hơn, trân quí nó hơn, chắc chắn rằng nó sẽ xanh tươi và đẹp đẽ cho mình luyến tiếc. Bài học ở đời mãi mãi sẽ không có điều gì tốt nhất đến với mình, bởi mình thiếu đi sự vun đắp cần phải có. Đó là cái 'nhân quả' ở đời mà con người luôn luôn nhắc nhỡ.


Snowynguyen l'automne 2014
Hiệu ứng tuyết rơi