Tụi tôi khoảng 8-9 tuổi, là con nít thì chắc chắn ham
vui, nhưng nỗi tội sợ ma, khi ấy quê nhà còn khốn khó, mỗi tối không có điện,
chỉ có nhà kế bên sát đồn cảnh sát thì được hưởng chút điện từ kế bên khoảng
vài giờ mỗi tối, lúc ấy còn ghiền xem Tivi, nên phải trốn lên lầu, leo qua nhà
hàng xóm mà xem hưởng chút phim cũng đỡ ghiền.
Mỗi ngày, sau giờ ăn, ba má còn lo mọi việc ở tiệm,
thì tụi tôi lên lầu chơi chờ đến giờ thì leo qua lầu hai nhà bên cạnh. Tuy
nhiên, nó rất khó leo vì có một khoảng trống giữa hai nhà, vì khác vách. Nên ba
má cấm không cho tụi tôi leo như thề rất nguy hiểm sợ trợt chân thì khổ, sẽ rớt
xuống nhà gần hơn chục mét. Thế mà tụi tôi còn con nít chẳng thấy nguy hiểm gì,
chỉ sợ bị đòn thôi. Nội tôi thì hay canh xem tụi tôi có phá phách như thế
không, vì nếu thấy thì nói ba, qua kêu về sợ xanh mặt, ba mà đánh đòn như trời giáng. Một hôm có phim hoạt
hình, cái này con nít nào cũng mê, và phim 'Maica từ trên trời rơi xuống' mê lắm. Đến nỗi không có điện để xem thì phải
bằng mọi cách leo qua nhà hàng xóm mà xem cho đỡ cảnh tối mù mịt không đèn. Nội
thấy thế méc ba, ba gọi hết mấy đứa về cho nằm sấp xuống, đánh mỗi đứa mấy roi, sợ quá chừng.
Con nít cái gì làm không được là cố mà làm, dù bị đòn
có sợ thế nào cái ghiền vẫn còn nhen nhóm trong lòng, rồi cũng lại leo qua nhà
hàng xóm xem tiếp cho hết trọn bộ phim nhiều tập chứ.
Mỗi lần nội về thăm tụi tôi, thì tụi tôi chỉ reo lên 'nội
về', vì nội không gần gũi tụi tôi như bà
cô Tư, em ông nội bà cô Tư thương tụi tôi, mỗi tối bà nằm võng lắc lư, kể chuyện
'Trạng Quỳnh'. Nội thì
hay la tụi tôi, vì tụi tôi còn nhỏ không hiểu chỉ nghĩ chắc nội không thương tụi
tôi, chỉ thương cháu ngoại nội thôi, vì cháu ngoại thương nội lắm.
Tụi tôi rất thương bà cô Tư, bà cô mù nên bà hay xem
bói cho người ta, ngồi nghe bà cô nói chuyện với khách, khách rất thương bà,
nên cho bà tiền và cho quà, bà rất dễ thương, nên lúc nào bà đến nhà, khi thấy
từ xa, tụi tôi cùng reo lên ' bà cô đến'
chạy ùa ra, nắm tay bà, bà thương tụi tôi lắm thăm hỏi đủ thứ, tụi tôi quấn
quít bên bà, vui vẻ lắm. Rồi tối, ăn xong được nghe bà kể chuyện 'nghìn lẻ một đêm' và được nghe nhiều
chuyện do bà kể, rồi khi đó bà cô xem cho từng đứa một, và cũng nói từng đứa
khi lớn lên sẽ làm gì, đứa thì làm kỹ sư, đứa thì bác sỹ, đứa thì tha hương... đâu
có biết gì và hiểu gì, chỉ nhớ mấy anh chị lớn thì ghi lại mình nhỏ quá chỉ ngồi
nghe.
Rồi một ngày, nội
lên Phụng Hiệp, về nhà Bác Ba, ăn nhầm óc len buổi tối, nội đau bụng, rồi cấp cứu
ở Cần Thơ, sau đó thì nội qua đời. Ngày nội mất, chẳng còn nội, bà cô Tư khóc
nhiều nhất vì không ai dẫn bà cô nữa vì bà mù lòa, bà kể ngày còn trẻ bà đẹp lắm,
khi đó có cái mái hiên do người ta đang lợp lại, thì nó không mai rớt ngay đầu,
làm bà bất tĩnh và tai nạn quá lớn này lấy đi đôi mắt bà. Bà chỉ còn tự nuôi sống
mình bằng nghề 'thầy bói mù bấm độn'.
Ngày tang nội, tôi phải giữ nhà, cho cả nhà đi về quê
nội mà dự đám tang, tôi ở nhà một mình với bà cô sáu em ông ngoại. Nhưng lúc đó
sợ ma lắm, sợ hỗng dám đi vô nhà một mình chỉ ngồi kế bên bà cô sáu, khi ăn
cũng theo bà, đi vòng vòng ngoài nhà, hỗng dám vô trong, sợ quá chừng chẳng biết
sao, sợ ma quá, sợ gặp bà nội đứng đâu đó thì chạy thấy mồ, thế đó, con nít mà.
Rồi tối lại có vài người về mới dám đi ngủ, ba và mấy anh thì ở lại quê nội,
còn má thì về cùng mấy chị, lúc đó mừng lắm mới đi ngủ, sợ ma buổi tối lại tiếp,
sợ không dám đi đâu khi ngủ giữa khuya, phải gọi chị dậy mà đi cùng.
Thiếu vắng nội bà cô tư đau buồn lắm, rồi vài năm sau,
bà cô rồi cũng thế, lần lượt ra đi, tôi không được dự đám tang bà nội và bà cô
Tư, chỉ biết ngày bà mất đứa nào cũng buồn và khóc, vì bà thương tụi tôi lắm.
Ngày nay nhớ về những ngày còn có bà nội bà cô, lúc đó
mình chỉ nghĩ ai gần gũi thì thương, còn hay la thì không thích, chắc là con
nít thì thế, nên con tôi cũng thế, ai gần nó mà không thăm hỏi nói chuyện với
nó, lần gặp tới nó rất sợ và không thích gần. Con tôi cũng sợ
ma tương tự, nó còn nhỏ thì không thấy sợ, càng lớn nó càng sợ, nó sợ nhưng lại
thích xem phim hoạt hình có ma, chẳng hiểu tại sao con nít là thế, sợ nhưng lại
thích xem.
Thuở ấu thơ qua mau,
'tình thương' ông bà dành cho chúng ta, thường rất khó đọng lại trong đầu óc
khi trưởng thành, vì nếu ông bà nào ít gần gũi, còn lúc nào ông bà cũng cận kề và dạy
dỗ nó, chắc chắn rằng ký ức ấy khó phai, nó theo ta từng những phút giây gợi nhớ
về xứ sở đã quá xa xăm, nơi mà có sự ấm áp của gia đình và người thân, cái gói
quê nhà nó mãi theo ta từ trong nhịp thở khi lại được nhắc về. Nó mãi là hình
bóng của những chiếc võng đong đưa cùng những câu hò vọng cổ, được thả diều vào những buổi chiều trên sân thượng, dù xung quanh
mình thì chắc khó mà có thể tìm thấy được, nhưng hình ảnh ấy của tuổi thơ, của mỗi
con người một lúc nào đó nó sẽ không phôi pha dù có cứng rắn giữa cuộc sống hiện
đại nhưng lạnh lẽo sự ấm áp của gia đình. Nó mãi xa trong mỗi chúng ta khi đã
không còn gần nó.
Snowynguyen Winter 2014