Đứa trẻ sinh ra, theo truyền thuyết dù xa xôi ngăn
cách nhưng ông tơ bà nguyệt lại kết sợi tơ duyên, dù xa cách nghìn trùng, không
cùng ngôn ngữ chung, nhưng đến lúc cũng sẽ thành đôi thành lứa, rồi cũng chung một mái nhà.
Truyền thuyết được dân gian nhắc nhỡ, hai trẻ xa nhau
nhưng đã có nợ duyên thì phải kết lại, hay người đời thường nói ' chạy trời không khỏi nắng' có ghét thế
nào, nhưng khi ông tơ bà nguyệt đã se tơ thì có chạy trốn cũng phải thành cặp
uyên ương, trăm năm hạnh phúc. Vợ chồng là duyên
nghìn kiếp, không đủ duyên kiếp chẳng thành lứa đôi, nên có muốn vứt đi
cũng không phải chuyện dễ, khi nó hết duyên thì tự nó ra đi không gì ngăn cản,
có muốn giữ, nó vẫn ra đi. Ông tơ bà nguyệt cắt sợi tơ hồng?!
Tuy nhiên, không biết đó là duyên nợ hay nghiệp duyên,
khi cả hai sống cùng mái nhà thế mà lại quá khác biệt, một người chung thủy giữ
gìn đến hết mực tôn thờ, kẻ kia thì lại phá vỡ đi. Nên người đời nói rằng ' theo tình thì tình phụ, phụ tình thì tình
theo', nó đúng chăng?! Ngẫm nghĩ là 'yêu
cuồng dại' thì đúng hơn. Vì quá yêu nên sợ mất, và không muốn ai khác sở hữu
nó, nên phải tôn thờ và gìn giữ. Khi quá yêu thì sẽ đánh mất tất cả những thứ
còn lại và không trân trọng những gì quí nhất, vì quan niệm đơn giản rằng nó chẳng là
gì mà phải lo lắng suy tư, vứt bỏ nó đi không cần luyến tiếc.
Ai cũng thế thích cái đẹp cái lạ trên đời từ đối
phương, rồi cho nó thành tình yêu của riêng mình, có vĩnh cữu chăng? Điều này
không thể khẳng định, yêu nhau là có sự hy sinh, còn không hy sinh thì chẳng thể
nói lời yêu thương nhau quá dễ dàng.
Sống cùng mái nhà là cả sự hy sinh, dù có hạnh phúc
hay chăng, nhìn sự thể hiện trên gương mặt họ thì biết, thế mà ai ai nhà nhà
cũng thích cho thấy vẻ bề ngoài của mình là đẹp đẽ, để tự mang cái gánh nặng từ
xã hội vào cuộc sống của mình, sống vì xung quanh.
Nhưng cũng có người trông chờ một tình yêu đến ở tuổi
xế chiều, không biết sẽ được niềm vui gì chăng? Hay là ' bốn mắt nhìn nhau mà lòng đau khổ'. Hay chỉ cho thiên hạ biết rằng
mình còn mạnh mẽ, hương sắc tuổi xế chiều vv, để mà nỉ non để tránh cảnh 'phòng không hiu quạnh'.
Không biết ngày nay
ông tơ bà nguyệt còn có hiệu nghiệm chăng khi mà những cặp tình nhân trẻ
không cần đến hôn nhân ràng buộc, yêu nhau rồi chia tay hầu như rất phổ biến,
ngay cả vợ chồng được vài mụm con cũng thế, quá trẻ để quan niệm rằng nó tốt
hay xấu khi chia tay người phối ngẫu, chỉ thấy không thể tiếp tục là chia tay,
còn con cái mình thì không sao, nó lớn rồi, có sao đâu. Thế là những đứa trẻ
còn phải chấp nhận sự chia tay của cha mẹ, cũng chẳng vui vẻ gì, thế nhưng xã hội
có quá nhiều người làm như thế thành những chuyện quá bình thường, nhưng tâm tư
những đứa trẻ không biết có ai nghĩ đến không?
Hạnh phúc là cái hiện tại ta đang có, dù có đối diện
thực tế phũ phàng, thế nhưng cuộc sống tất cả do con người quyết định, khi còn sống
với nhau chung một mái nhà, là còn duyên nợ, khi không thể giữ nó, nó ra đi thì
hết nợ duyên, duyên mới đến có thể tốt
hơn chăng? Nhưng chắc chắn rằng sự thận trọng duyên sau là điều không đổi. Làm cho
người kế tiếp sẽ mãi mang niềm đau vì làm kẻ đến sau bị sàn lọc. Chồng hay vợ mình
dù tốt hay xấu vẫn cố mà giữ, nó như một trái táo hồng, mình vứt bỏ thì có kẻ
khác cắt bỏ cái hư đi rửa sạch và ăn tiếp (câu nói ví dõm thường ngày), khi ấy
mình biết được thì khổ lắm nên phải cố giữ nó, dù biết rằng trái táo hồng kia ăn
hoài cũng ngán.
Snowynguyen Xuân
Giáp Ngọ 2014