Monday, October 1, 2012

TẢN MẠN ĐỜI THƯỜNG VIỆT NAM




TIẾNG LÓNG THỜI ĐẠI

Cuộc sống là một cả sự tiến bộ, chạy theo thời đại phải hiểu biết sưu tầm nghiên cứu, có thời gian là nghe ngóng học hỏi, nó đòi hỏi mọi người phải vận động mọi thứ, cả tư duy và thể chất, cứ cuốn theo xã hội thì mới gọi là ‘theo kịp thời đại’.

Trong hay ngoài nước cũng phải theo kịp nó thì mới tiến bộ, còn không thì sẽ chậm bước tiến thời đại, trong và ngoài nước có cách thể hiện khác nhau qua ngôn ngữ hình thể hay những câu nói dí dỏm khác nhau, mà có thể nơi này là niềm vui nhưng với bên kia thì chỉ là những câu nói ‘đơn giản’ nhiều khi đâm ra ‘bình thường’. Nhưng ngôn ngữ thời đại do giới trẻ sử dụng trong nước ngẫm nghĩ cũng khá lạ tai, ví như ‘hỗng dám đâu?’, ‘ chuyện thường ngày ở huyện’, ‘ xưa rồi Diễm ơi!’, ‘người cõi trên’, hay ‘ botay.com’. ‘thiện tai, thiện tai’ vv và vv.

Nó nói lên rằng, người trong nước rất nhanh sử dụng từ ngữ trên phim ảnh, hay từ kịch vui mà ra, sau đó thì sử dụng rộng rãi rồi đâm ra theo thói quen, nhưng khi người hải ngoại về nước nghe những câu nói như thế thì chẳng hiểu chi và còn chẳng thấy buồn cười, nghĩa là người ấy ít thông tin trong nước hay ít tiếp xúc người trong nước hay ít trao đổi những thông tin hiện tại theo kịp với xã hội trong nước thì chắc chắn sẽ không cảm thấy vui vẻ gì. Đó là lẽ tất nhiên, vì ít tiếp xúc với thông tin trong nước thể hiện đầu tiên của họ là sự ngạc nhiên và đâm ra trơ, nhưng quy chung chỉ là do thiếu sự liên lạc mà thôi, có khi đi bao nhiêu năm trời, sống ở hải ngoại, rồi quay về một lần thăm quê, cả một sự mới lạ phải học hỏi. Cũng có vài Việt kiều quay về lại nơi đang sống mang những ảnh hưởng đó đến những người xung quanh, thế là bắt đầu họ nghiền ngẫm sử dụng, lấn dần vào cuôc sống đời thường, điều này làm cho trong và ngoài nước giảm bớt đi sự khác biệt ngôn ngữ mới của thời đại. Tốt hay xấu tùy người quan tâm.

NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT

Người học dưới xã hội trước năm 75, cách viết và hành văn khác những người sau 75, điều này là không thể phủ nhận, đó là cả hai thế hệ, tư duy, tư tưởng hoàn toàn khác nhau, cách viết chính tả cũng khác nhau, người sử dụng tiếng Việt trước năm 75 thì cho rằng ngày nay viết chính tả kỳ quặc, nhưng người sử dụng tiếng Việt sau 75 thì nhìn thấy cách viết xưa chưa quen. Ai đúng ai sai?  Phải xem lại tự điển bách khoa toàn thư, mà tôi chưa được thấy tại Sài Gòn, sách báo cũng như văn hóa lịch sử ở mỗi thời đại viết chẳng giống nhau. Cái nào chính xác chỉ có thể người làm ra lịch sử văn hóa của nước Việt và sáng tác ra quyển tự điển này mới hiểu rõ, nhưng tiếc thay mấy ông chẳng còn đó mà bình luận, chỉ là dân gian truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. 

Muốn đánh giá nó thì chưa ai có đủ trình độ lập luận vững vàng cho ngôn ngữ Việt Nam, bằng chứng chưa có chương trình nào cho computer khi viết văn bản hay văn tiếng Việt, để chỉnh sửa tiếng Việt hoàn chỉnh đến ngày hôm nay.

BẰNG CẤP VIỆT NAM

Đọc một bài viết của anh chàng học hai bằng cấp trong nước về Luật và Kinh tế,  khi sang Úc phải làm tay chân cho nhà hàng, đọc bài này người hải ngoại nghe rất bình thường vì họ học trước năm 75 là giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, bác sỹ, qua đây chẳng làm được gì, quá là bình thường, vì bằng cắp trong nước là tiếng Việt hay tiếng Ả rập, tiếng Hoa, tiếng Campuchia, đối với họ đó là cơ bản cho chúng ta, để tiếp tục học tiếp vào ngôn ngữ và trình độ của họ. Chẳng có gì là ngạc nhiên cho người hải ngoại, nhưng là sự dữ dội khủng khiếp cho người trong nước, một bài viết chỉ cho kinh nghiệm người trong nước mà thôi, chẳng có hề hấn gì cho người sống ở hải ngoại, vì mọi người đều thấy hoàn cảnh bi đát này hàng ngày. Có nhiều người cấp bậc tướng tá, rồi sang đây? Chỉ là dấu hỏi to tướng nếu họ không có khả năng tiếp tục học hỏi tiếp, chỉ là hai bằng cấp trong nước thì phải cố gắng nhiều và nhiều lắm.

Anh còn mai mắn sang Úc chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Anh mà có thể anh đã sữ dụng một ít tại VN, nếu sang Bỉ hay Áo, Thụy Sỹ.. chắc còn rắc rối to.

Cuộc sống, là cả sự trau dồi kiến thức, và học hỏi mọi lúc mọi nơi, để hòa nhập vào chúng, chúng ta không bảo thủ giữ quan niệm củ kỹ rồi mình tự thụt lùi vào thế kỷ, mà ngày nay ở thiên niên kỷ này chúng ta còn phải học nhiều và còn nhiều tai họa khắp nơi chúng ta cũng nhờ thông tin và hiểu biết mới có đủ tư duy mới mẻ và tiến bộ theo xã hội mới càng phát triển này. 

Snowynguyen October 2012

Hiệu ứng tuyết rơi