Saturday, March 31, 2012

TIẾNG CA VỌNG VỔ



Đã lâu lắm rồi, tiếng ca vọng cổ từ các nghệ sỹ nổi tiếng đã không còn đọng lại trong tôi, ít khi nghe những bài ca mùi vọng cổ, chắc là vọng cổ chỉ thích hợp với cha mẹ mà thôi, thế hệ trẻ ngày nay hầu như không thích nghe những bài ca vọng cổ hay những vở tuồng cải lương, đó là nỗi buồn cho nền văn hóa Việt Nam.
Từ xa, nghe âm thanh một bài vọng cổ trên xứ người, thực sự nó khó thích hợp cho người bản xứ, nhưng giật mình nghĩ lạ lùng thay, nơi đây là xứ Tây mà có một bài hát vọng cổ, nghe xa xa một giọng ca ngọt ngào mà không biết là ai.  Nghe buồn đến lạ lùng nó đi vào trong tâm trí và bỗng nhớ ngày cùng cha mẹ nghe những bài ca vọng cổ vào mỗi buổi trưa từ đài radio Sài Gòn, cha mẹ thích lắm, mình cũng thế hình như là thích ăn theo cha mẹ. Xa quê rồi, cha ra đi, chắc không ai còn nhớ để mở cái radio đài Sài Gòn để cho mẹ nghe những buổi trưa nữa, vì nó sẽ làm ồn ào những người làm việc xung quanh, nỗi buồn tha hương, lúc nào cũng len lỏi và theo đuổi ta trước những gì khách quan xảy ra trước mắt ta. Rồi tự nhiên những giọt nước mắt cứ rơi vô tội, đó không thể hiện sự sang giàu hạnh phúc, mà đó là nỗi buồn tha hương xa cách mọi người và hòa nhập vào thế giới mới, thế giới mà người thân quá ít ỏi hiếm hoi, và tiếng nói xung quanh ta nghe xa lạ mặc dù ta phải sử dụng nó cho cuộc sống và công việc hàng ngày.
Những bài ca vọng cổ không biết còn thích hợp chăng ngày nay trong hay ngoài nước, nhưng khi nghe một ca khúc cải lương vọng cổ hoài lang từ đài truyền hình VN buồn não nuột hay bài vọng cổ miền nam gợi cho ta nhiều kỷ niệm thân thương. Có tha hương thì mới nghĩ rằng những khúc nhạc từ quê hương nó cứ theo ta suốt quảng được còn lại, chúng ta tìm về những kỷ niệm với ai đó bên kia đại dương gia đình, quê hương, xứ sở, đồng bào. Có thể nó không phải là nhạc thích hợp cho chúng ta, nhưng nó mang hồn cả dân tộc mà phần lớn và đậm đà nhất vẫn là miền nam với những bờ đê, đồng ruộng, con sông, con đò cùng cô lái đò với giọng hò dài mượt mà khó mà có thể bỏ qua khi nghe những giọng hò hay những khúc nhạc vọng cổ quê hương ta đó, nó mang kỷ niệm của cha mẹ ta trong ấy, vì cha mẹ sinh ra từ miền nam chân chất họ lúc nào cũng mãi mê khúc vọng cổ miền tây mà không tìm ra được nơi đâu khác, nó gợi trong ta nỗi nhớ quê hương xa xôi ấy với gia đình và những trẻ thơ nô đùa nghịch phá trên những cánh đồng xanh mượt mà, chúng bắt óc mò cua cũng có thể sống qua ngày, chưa biết tương lai sẽ về đâu, những khúc nhạc vọng cổ sẽ gợi cho mọi người Việt xa xứ với niềm nhớ da diết xứ sở và mong ước xứ ta tốt đẹp hơn, rồi một ngày những đứa trẻ kia sẽ có mái trường và cha mẹ sưởi ấm trong một gia đình đầm ấm hạnh phúc, không còn những trẻ lang thang với khúc vọng cổ buồn ngày không còn mái ấm mà phải tự bươn chải cuộc sống khó nhọc này. Những bài vọng cổ kia sẽ giúp ít cho nền văn hóa, cho những trẻ cơ nhỡ được ấm lòng từ những bàn tay nhân ái, và nó sẽ đi vào lòng mọi người chứ không thể mai một mất đi khi giới trẻ chẳng còn ham thích gì khi nghe những bài vọng cổ buồn, rồi nó sẽ sống và tồn tại tô điểm thêm cho nền nghệ thuật cải lương mà ngày nay gọi là văn hóa phi vật thể. Bài vọng cổ buồn vẫn là hồn quê miền nam nước Việt mà không ai có thể làm tốt hơn họ, vì nó đã thấm vào từng dòng nước mặn miền tây với cách phát âm không chuẩn nhưng thật thà, chất phát mới có thể làm nên những câu vọng cổ dài thườn thượt và nó đi vào lòng người dân Việt hàng thế kỷ qua khắp nơi trên thế giới.
Snowynguyen


Hiệu ứng tuyết rơi