Friday, October 14, 2011

TIÊN CÔNG CHỨC


Công chức liêm chính nói chung, nhà giáo nói riêng trên trái đất này là không liệt vào hàng ngũ những người giàu có, có chăng ở vài nơi như Việt Nam còn có thể mở thêm lớp học riêng, phụ đạo cho những học sinh yếu kém hay muốn  giỏi hơn với bạn bè, hay những học sinh quyết định tiến xa ra hải ngoại du học.


Những giáo viên có lớp dạy phụ đạo trong những thành phố lớn, thì thu nhập thêm rất cao hơn 2.000-3.000 usd/ tháng hay cao hơn, còn cao hơn những công chức giáo viên ở hải ngoại này. Nếu chọn nghề nhà giáo đó là lương tâm nghề nghiệp, muốn tạo ra thêm nhiều nhân tài cho xã hội, hay đóng góp một phần kiến thức có được giúp ích cho đời. Đừng quan niệm rằng, mình lương quá thấp hãy nghĩ về tương lai của trẻ và hy sinh cho chúng, vì chúng lúc nào cũng hy vọng một ngày nào đó, sẽ có sự giúp đỡ của những vị tiên cho tương lai tốt đẹp của mình .
Nơi đâu cũng thế, giáo viên thời gian làm chính thức với nhà nước rất ít, nhưng công việc tại nhà là quá nhiều, nếu không làm sao ngày mai là có thể dạy tốt hay giáo án bài vỡ cho những học trò mình. Khi giấn thân vào nghiệp này, thì không thể cho rằng, lương tôi thấp quá, cuộc sống cơ cực vv. Nếu mình không chấp nhận được thì nên đừng chọn lựa nghề nghiệp này.
Hy sinh cho thế hệ sau thì đừng oán trách mọi người, sự hy sinh nào cũng có giá của nó. Nếu đã gọi là hy sinh, thì điều nghĩ đến đầu tiên là liệu những đứa trẻ mình đào tạo ra có đủ phẩm chất so sánh bằng  ai không?. Hay mình đào tạo rồi chúng ì ạch chạy hụt hơi với bạn bè cùng lứa, chỉ cần từ nông thôn ra thành thị cũng đủ nói lên chất lượng dạy của mình, rồi du học vv?, điều này mới là hy sinh chính đáng, vì có những đứa trẻ chỉ cần cái chữ vào đầu để biết đọc và viết, cho cha mẹ chúng đỡ vất vả hơn vì chính họ cũng chẳng có một tương lai nào.
Nhưng cũng nói thêm rằng, có cái no cho bụng của những đứa trẻ này thì việc học vẫn là chất lượng hơn, có thực mới vực được đạo. Nhưng không thể nói rằng chính xác là nghèo thì không giỏi? điều sai lầm. Càng khó khăn thì nhân tài cũng không ít, vì quá đầy đủ đâm ra lười biếng và hư hỏng là thành phần sa thải của xã hội.


Hy sinh cho đời sau là việc cần làm, từ khi còn ở quê nhà điều này khi còn ở dưới mái trường tất cả sinh viên đều hiểu và giấn thân vào. Thế nhưng tồn tại ngành nghề này là quá ít ỏi ở các vùng xa xôi, tập trung tại các thành thị thì nhiều mà đi xa thì họ đâm ra sợ.
Điều đáng nói là ngân sách của nhà nước quá kém cỏi cho ngành giáo dục, làm cho những người muốn cống hiến làm việc cũng e dè. Mạnh thường quân giúp đỡ cho những người này còn quá khiêm tốn. Nói về sự chênh lệch của một xã hội nghèo, tốn rất nhiều giấy mực, và là câu chuyện muôn thuở nói hoài về đề tài này. Người Việt Nam ngày nay quá giàu, nhất là giới kinh doanh, nghệ sỹ cũng như ca sỹ, người mẫu, hoa hậu vv, quá giàu, đến nổi người sống ở hải ngoại họ gọi là người nghèo cày như trâu. Vì họ sống quá xa xỉ, nhà cửa được lên Tivi, youtube vv, giá trị hơn triệu đôla, hơn cung điện. Tại sao những nơi xa xôi này họ chẳng bao giờ đến?. Chỉ cần một chút tình thương của mọi người, và xã hội chắc chắn rằng tương lai của trẻ thơ sẽ sáng sủa hơn, thầy cô cũng có thể yên lòng mà cống hiến trí tuệ và kiến thức cho những giấc mơ trẻ thơ này.


Hãy làm những vị tiên công chức, cái mà người khác không làm được, hy sinh cuộc sống thành thị về miền xa xôi hẻo lánh này cái mà không nhiều người làm được, hãy xứng đáng hơn với niềm tin mà những trái tim bé bỏng mong đợi, mong đợi những vị tiên ngày nay mang đến những bông hoa xinh đẹp cho cuộc sống tương lai của chúng.
Snowynguyen 2011

Hiệu ứng tuyết rơi