Wednesday, September 21, 2011

TRUYỆN KẾ : CHIẾC VÒNG CẨM THẠCH


Mọi người tủa ra đường phố, ai nấy đều hối hả, chẳng biết đi đâu và làm gì, cái nóng bức của Sài Gòn như thiêu đốt mọi thứ, làm con người dễ nóng nảy, chỉ cần cọ quẹt nhỏ là nổi cáu, nếu trong lòng vui vẻ thi bỏ qua, còn có nổi lo và buồn bực thì càng dễ nổi quạu thậm chí đâm ra đánh đấm chửi bới giữa đường phố, trong mất vẽ văn minh.
Ngày chẳng đẹp đẻ gì, 6g tối thì ai cũng về nhà hay cứ chạy trên chiếc xe của mình cứ chạy và chạy, chẳng biết đích đến của họ là ở đâu, sao mà ai cũng chạy như mình. Chắc là họ có cái đích đến chứ. Còn tôi, không định hướng, mất phương hướng như người điên, không biết làm gì và nghĩ gì, chỉ biết chạy và chạy. Đến ngã tư gặp đèn đỏ thì ngừng, đến đèn xanh thì chạy. Như cái máy không định hướng, rồi chạy ra khỏi Thành Phố, đến ngã tư vượt đèn đỏ, gặp chợ đông đúc kế bên ngã tư, bên phải đường va phải chị hàng gánh đang đi cùng phía, xe tôi ngã ngang, và bị cảnh sát thổi còi rượt theo và chặng lại, anh cảnh sát hét ‘bằng lái xe, CMND đâu?’. Lấy ra trình cho họ, anh cảnh sát thì huyên thuyên tôi chẳng nghe, chẳng nói gì rồi nghĩ lung tung. Những năm chúng tôi quen nhau Mẹ không đồng ý cuộc tình này, vì môn đăng hộ đối. Mình TNĐH còn anh chỉ là công nhân quèn, Ba mất sớm, Mẹ nuôi đàn con cùng gánh nặng của gia đình đổ hết lên vai Mẹ. Mẹ cứ nằm võng mỗi buổi tối, tay gác trán suy nghĩ gì?, mình quá vô tâm. Thỉnh thoảng thấy nước mắt Mẹ rơi, nhưng vô tâm chẳng bao giờ đến gần hỏi Mẹ,’ Mẹ ơi sao thế?’. Ngày qua ngày, một câu an ủi Mẹ cũng chẳng có, muốn thốt nên lời cũng chẳng ra.
Phản đối Mẹ, dù Mẹ có giải thích thế nào, tôi chẳng lắng nghe. Rồi chúng tôi cưới nhau, gia đình tham dự nhưng Mẹ chẳng vui, nhưng mình vui vì mình được sống với người mình thương.
Đứa con đầu lòng ra đời, một bé gái xinh xắn Mimi tình yêu còn đó, có vơi đi vì thời gian và tàn phá của nó thì khủng khiếp. Công việc ở sở, rồi lại về nhà chăm con. Ban đầu anh rước con, sau đó mình tự đưa và đón, chăm sóc và dạy con, vì nó khôn lớn, lớn dần và lớn dần. Tình yêu còn chút ít, đứa thứ hai ra đời thằng bé kháu khỉnh Simsim, rồi tình yêu đi theo, sáng anh đi ra khỏi nhà, tối về 6g. Mình tự nuôi con, rước con, đưa đón dạy con, vừa làm Cha rồi làm Mẹ, kiêm luôn người ở, tất cả là mình gọi là ba trong một. Mỗi ngày và từng ngày, anh có mùi thơm của nước hoa, nhiều và nhiều hơn, về càng trễ hơn, rồi chẳng thấy đâu cả tuần.


Con gái tôi hỏi Mẹ ‘ Ba đi làm về trễ vậy?’
‘Ba bận lắm con’ tôi trả lời cho qua
Ngày nào cũng thế, câu hỏi của con làm cho tôi đau lòng nhớ ngày Ba ra đi vì tai nạn, Mẹ nói rằng ‘ Ba sẽ quay về’, buồn nghĩ về Mẹ cũng những câu trả lời tương tự như thế, cố che đậy câu trả lời thực sự, nhưng Mẹ đã ra đi, chẳng bao giờ nghe thấy.


Những cuộc cãi vã ngày càng gay gắt hơn, nặng nề hơn vô phương cứu chữa. Có lẽ vì hối hận vì cãi lời Mẹ, nếu ngày xưa nghe theo quyết định của Mẹ chắc giờ đây không hề đau khổ vì người đời hay nói ‘Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư’


Con càng lớn và trưởng thành sự khó khăn về giáo dục chúng càng lớn hơn, con và mình khác khá xa, thế hệ mình phải học và học, còn con thì cần có Cha dạy dỗ thì nó bớt tính ngang bướng, Cha không ở nhà nói gì con cũng chẳng nghe. Mình muốn nó học ngành này, nó cãi lại học ngành kia. Những cuộc cãi vã cũng thế không có lối thoát, anh quay về sau những buổi tiệc nữa khuya, thân thể toàn mùi nước hoa phụ nữ, buồn và đau lòng hơn, biết chia sẻ cùng ai.


Công việc nhiều hơn, vì còn phải làm thêm cho các nơi, tổng kết vào cuối tháng, công việc nhà nhờ bảo con nó giúp, nó chẳng màng, thời gian đâu mà chăm sóc sắc đẹp rồi càng già và già hơn, nhìn lại bạn bè nó cách xa mình cả chục tuổi?, phải làm việc vì còn nhà cửa, tiền học con, sách vỡ, chi phí, ăn uống vv. Cha nó rồi không biết hiện diện ở nhà bao nhiêu ngày trong tháng, tiền lương thì cũng chẳng bao giờ có. Con nó càng hỏi ‘ khi nào Ba về?’ mình càng đau, chẳng biết bao giờ Ba nó quay về?. Bàn tay năm ngón, chẳng có ngón nào giống ngón nào, rồi một ngón có hư làm thân thể đau buốt nhưng chặt nó đi thì càng đau hơn nhưng chỉ một lần đau chứ không âm ỷ suốt đời. Đứng gần ngã tư đường nghĩ bâng quơ sẽ đi về đâu?. 
Rồi giật mình, bên mình là anh cảnh sát, phạt vạ mấy chục ngàn đau điếng, nhìn lại cái vòng cẩm thạch là kỷ vật của Mẹ hàng bao nhiêu năm giữ gìn chưa bao giờ bị trầy xước, vì nó là vòng quí màu xanh đen và gân sáng trắng, bạn bè ai thấy cũng thích, chỉ có người lớn tuổi nói là không hay, vì cái màu đặc biệt này, nhưng đối với tôi quan trọng nhất là vì tình yêu cuối cùng của Mẹ mà tôi cất giữ. Nhặt những mảnh vỡ của chiếc vòng cẩm thạch, vội vàng cho vào giỏ, không biết từ đâu nước mắt cứ rơi, chắc vì ấm ức, tôi chất chứa bao lâu, giờ đây đúng dịp nó cứ tràn ra, ai kế bên cạnh cũng nghĩ rằng chắc vì bị phạt và sợ nên tôi khóc, nhưng có biết đâu đó là những giọt nước mắt hối hận và đau buốt, cái đau tột cùng là sự bướng bỉnh tuổi trẻ, sự hối hận chưa đủ, trả giá cho quyết định nông nổi tuổi bồng bột là cả cuộc đời mình, có quay lại thì cũng muộn màng, người yêu mình có nhận ra mình chăng?. Nhưng đã qua rồi thời xuân sắc, với thời gian tàn phá dữ dội, anh cũng có tổ ấm của riêng mình ai mà nghĩ về mình mà mình luyến tiếc đơn phương đó là cái giá của cuộc đời phải trả. Rồi lái xe tiếp tục con đường cũ, lần này là hướng ngược lại con đường đã đi, về đến đích. Đến nhà, hai con ra đón vui vẻ, nhìn thấy con lòng ấm trở lại, là niềm an ủi cuối cùng. Vào nhà, lấy chiếc vòng cẩm thạch ra xem nối kết lại cho tròn chiếc, có thể ra tiệm thợ bạc vá lại đeo cũng còn mai ra không đến nổi nào. Nhưng hỗi ơi, nó mất đi một miếng, chiếc vòng không còn tròn trịa như xưa, nỗi đau tăng lên tột cùng một chút hy vọng cũng chẳng có, gói nó lại trong miếng vải hoa cẩn thận, nước mắt rơi trên vải, nó gói ghém cả sự hối tiếc của cuộc đời này, giữ lại kỷ vật này, là tình yêu của Mẹ, chiếc vòng vỡ như tình cảm cuối cùng với cha của các con tôi tan theo, một chút hy vọng níu kéo cũng không còn, rồi nó ra đi vĩnh viễn, cuộc đời phía trước còn dài vì những đứa con trước mặt. Phía bên kia thế giới, mong rằng Mẹ sẽ tha thứ và hiểu cho mình, mình đã cố giữ thế mà nó vẫn tan. Ở vị trí làm Cha và làm Mẹ ngày nay mới hiểu rằng, nổi đau khi con chẳng nghe lời là thấu cả trời xanh kia. Có muốn vâng lời hay hỏi Mẹ như ngày xưa ‘ mẹ ơi sao thế?’ cũng chẳng có cơ hội mà làm. Nối tiếc và tiếc nối.


Snowynguyen (theo lời kể)
  
Hiệu ứng tuyết rơi