Tết đến, nhà nhà náo nức, cũng có nỗi nôn nao vui buồn,
người xa xứ hay hồi tưởng chuyện ngày xưa, vì sao? Đó là chuyện bình thường, xa
quê, xa xứ lạ người chẳng quen mặt, tiếng nói không hòa đồng, bạn bè không cùng
ngôn ngữ, chúng cũng chẳng hiểu mình nghĩ gì, cũng làm cho cái nỗi lâng lâng nhớ
ngày Tết thêm trỗi dậy.
Khi còn nhỏ, cha tôi hay nói ‘ các anh con ở xa lắm, khó về’, cả nhà mình vui riêng chỉ các anh
con thì xa quá, nhưng lúc ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản, thích lắm, xứ sở tuyết rơi
dày đặc, thích quăng tuyết, ném tuyết với những đứa trẻ khác. Thích thấy tuyết
rơi, mặc áo ấm, choàng khăn, thích trượt tuyết… Thế rồi điều ấy cũng trở thành
sự thật khi tôi được ba mươi tuổi, được thấy tuyết rất lạnh, chạy xe trên đường
trơn trợt phải bao lại bánh, sợ có trẻ em bên trong nguy hiểm, rồi mơ ước nho
nhỏ cũng thành hiện thực. Nhưng không có cảm giác thích thú, vì xung quanh chỉ
là những người châu Á.
Công việc cứ thế mà làm, cuộc sống cứ thế mà trôi. Năm
ấy, là năm cuối cùng tôi gặp cha, cũng như hàng năm, cha hay gọi cho từng đứa ở
xa nhắc nhỡ ‘ Nhớ thu xếp về nghe mấy con’.
Thế rồi năm ấy, tôi chuẩn bị ra đi, nhưng không biết đó là năm cuối cùng tôi gặp
cha. Bận rộn với công việc và lo lắng trăm bề, lòng buồn rười rượi vì mình phải lo quá nhiều việc, phải lo toan ngày Tết, gọi điện báo cha ‘ Con bận quá cha ơi, năm sau con về’, thế rồi thời gian cứ thế mà
trôi, dòng đời đưa đẩy, cuộc sống không ai đoán trước tương lai, dù mình có vạch
hướng cho riêng mình. Cái gì đến cũng đến, không ai có thể thay đổi xứ mạng của
mình dù có chiến đấu vật vã với nó.
Rồi nó cứ đến, sự ra đi chưa hề hẹn trở lại, cha tôi lại
thấy tuyết, nhưng lúc ấy tôi chưa được cùng cha mẹ ném tuyết hay đi xem cây
Noël. Cùng cha ăn những món ăn châu Âu hay bia xứ này, cha thích bia lắm, mẹ
cũng thế, nhưng cha mẹ có uống bia xứ
này nhưng không cùng tôi thưởng thức. Khi cha quay về lại quê nhà thì tôi lại
ra đi. Đi trong nỗi buồn, trong sự khó khăn, thế nhưng lòng tôi và lý trí lại
chiến thắng tất cả, tôi không nản chí và cố tiến bước trên con đường nhiều
chông gai này.
Rồi tuyết lại rơi, Tết lại đến, Tết Tây xong thì đến tết
Ta, nhưng nỗi buồn xa quê nhìn thấy tuyết chắc là đi vào trong tâm những người
xa xứ. Tuyết rơi ngày xưa chắc nó đẹp lắm, nhưng ngày nay là những nỗi buồn,
nhìn tuyết rồi nhớ lại ngày cha nói ‘ rồi
con sẽ thấy tuyết’. Nhưng chỉ mình tôi thôi, còn cha thì chưa cùng tôi đi trên
tuyết, những lớp tuyết dày, những cơn mưa tuyết, lạnh lẽo và buồn bã hay vui
thích và ấm cúng?!… còn tùy vào từng hoàn cảnh mỗi người, riêng tôi, tuyết lạnh
quá sao tôi có cái tên này, và sống ở xứ lạnh này. Tuyết lạnh, có đẹp vì nó đọng
lại trên những khóm lá, xe hơi, những mái nhà, dãy núi... làm cho nó có một vẻ đẹp lạ lùng.
Con tôi thích thấy tuyết, nó reo hò và thích xem hay trượt tuyết, nó cùng cha nó đi xem tuyết hay chơi tuyết thỏa thích khi tôi ở công sở, nó sinh ra trong ngày
đầu tiên có tuyết, nên chắc vì thế nó
thích tuyết vô cùng, nó sợ lạnh nhưng thích thấy tuyết. Năm nay, Noël
không có tuyết, tôi mừng lắm, nhưng những
đứa trẻ rất buồn vì không thấy tuyết rơi, nhưng hôm nay tuyết quay trở lại, tất
cả bọn chúng reo hò trong thích thú, đi trong mưa tuyết, những lớp tuyết dày
làm chúng vui vui.
Tuyết có gì vui, đó chỉ là sự thích thú của người bản
xứ, nó đẹp và cho họ những ngày trượt và chơi tuyết, nhưng lòng tôi vẫn thấy nó
đẹp nhưng buồn, vì tôi không được nhìn thấy cha mình những ngày Tết đến và chẳng
thấy cha đi trên tuyết cùng con tôi, nó muốn nói ‘ ngoại ơi tuyết rơi’, mặc dù nói ra chắc không dễ gì với những đứa
trẻ không có ông bà bên cạnh. Cha tôi thường nói’ không có gì không thể làm được, ngoại trừ mình không cố làm’, ‘mình sẽ học nhiều hơn và đứng dậy sau khi thất
bại, khi ấy mình sẽ trưởng thành hơn và chính chắn hơn’. Những lời nói cuối
cùng mà cha tôi nhắc nhỡ, đã mười mùa xuân sang. Và tôi luôn ghi nhớ, cũng như khi Tết về cha hay nói:
'Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy'.
Snowynguyen những ngày tuyết lạnh 2013.