Người Việt Nam nói đưa ông táo về trời, nhưng chưa bao giờ nói đưa bà táo về trời, mặc dù trong truyền thuyết dân gian thì có đến hai ông một bà, Lược sơ về câu nói này:
Táo Quân (chữ Hán: 灶君); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.
• Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thần cai quản đất đai (có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức hay nghĩa địa). Lễ cúng Thổ công có thể tiến hành vào thời điểm tốt (giờ hoàng đạo) trước khi động thổ (đào đất) để xây dựng. Riêng ở nghĩa địa thì không gọi là thổ công mà chỉ gọi là thổ thần hay đơn giản là thần linh - có thể thắp hương trước khi người ta thắp hương cho tổ tiên của mình vào bất kỳ lúc nào, thông thường là vào tiết Thanh minh hay ngày mất của người quá cố. Tuy nhiên, không có tài liệu nào xác định Thổ công là một hay nhiều thần, nhưng có lẽ chỉ có một vị là nam thần. Thổ công hiện diện ở mọi nơi, trừ nơi có nước (Đất có Thổ công, sông có Hà Bá).
• Thần bếp (Táo quân, ông Táo, vua bếp, ông đầu rau) là 3 thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Thú vị một điều là tuy gọi là ông Táo nhưng lại là 2 ông 1 bà. Táo quân chỉ hiện diện trong bếp mà thôi.
• Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
• Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
• Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc:
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Ngày xưa người ta đun bếp bằng rơm, rạ, củi trên các bếp có 3 cục đầu rau nặn bằng đất sét (3 trụ bằng đất sét đặt cách nhau khoảng 120 độ để đặt xoong, nồi cho vững), và sự tích Táo quân/thần bếp liên quan đến 3 cục đầu rau này. Người ta nghĩ ra câu chuyện 2 ông chồng và 1 bà vợ để tô vẽ cho 3 cục đầu rau (cũng na ná như Sự tích trầu cau, nếu User:Zatrach đã từng sống ở các vùng nông thôn Bắc Bộ thì nhận thấy ngay là bếp có 3 đầu rau hiện nay vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi). Nó khó có thể liên quan đến Thổ công - là vị thần quản lý đất đai, có thể tồn tại ở những chỗ hoàn toàn vắng mặt các thần bếp, cũng giống như người ta nói "núi có sơn thần", thì vị sơn thần ấy có lẽ cũng đóng vai trò giống như thổ công ở đồng bằng, trong thế giới tâm linh họ đều được coi như là các vị thần trấn giữ vùng đất đồng bằng hay đất núi đó, không cho ma quỷ xâm phạm. Còn trong phạm vi gia đình thì thổ công trấn giữ nhà cửa, bảo vệ cho gia chủ khỏi mọi tai ương.
Phong tục ngàn xưa, trọng nam khinh nữ, nên chỉ có ông Táo là về trời, và phong tục này sẽ phải thay đổi, tương lai truyền thuyết sẽ không biết có ai nói đến phụ nữ về trời chăng?.
Đưa ông Táo nhưng lại rước ông bà (mùng 30 tháng chạp), tìm hiểu sâu vào những phong tục tấp quán xa xưa, chúng ta nhận thấy ông bà ta ngày xưa có quá nhiều huyền thọai về các tập quán. Nhìn ở gốc độ tích cực thì có tính cách khuyên răng, ví như ông Táo là nói đến cái ấm cúng trong gia đình, cái bếp ngày xưa thì ấm cúng, gia đình có những bữa cơm cùng nhau quay quần bên bếp lửa, con cái tụ họp vào những ngày cuối năm.
Ngày nay, xã hội phát triển hơn thế còn những kẻ tha hương thì không còn thấy cái bếp ngày xưa, không thể ngồi quây quần vui cùng không khí với người xung quanh, họ chẳng có phong tục này, thì mình cũng sẽ cho vào quên lãng, ông Táo nơi xa cũng chẳng còn ấm cúng, chỉ còn bếp lửa gaz hay điện và trong phút chốc cũng xong bữa cơm cho gia đình, còn buồn hơn thì tự ăn trong không khí vắng vẻ những ngày cuối năm xứ xa, Rồi nhớ lại cái không khí nhộn nhịp ai ai cũng lo việc cúng kiếng nấu nướng những ngày cận tết. Bồi hồi và nhớ lại Tết đến rồi, sao chẳng thấy vui.
Snowynguyen 2012
Tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_qu%C3%A2n
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Th%E1%BB%95_c%C3%B4ng