Wednesday, September 7, 2011

ƯU TƯ TUỔI GIÀ


Khi đến tuổi xế chiều ai cũng có tâm trạng lo lắng, ai sẽ bên cạnh mình, ai mình sẽ gặp mặt trước khi ra đi, đó là quyền năng, cơ duyên sẽ cho mình gặp gỡ tất cả những người mình muốn gặp, nếu mình có cuộc sống tốt ở quá khứ.


Điều lo lắng nhất là, con cái có ở bên ta hay hiu quạnh một mình với bốn bức tường rồi nhớ chuyện này chuyện kia, tự buồn lòng và trách mình hay trách con. Nổi niềm của tuổi già là sống với con cái,  với con đàn cháu đống, hay vào viện dưỡng lão với hàng xóm xung quanh cùng tiếng nói ngôn ngữ, kém mai mắn thay là kẻ xa lạ khác ngôn ngữ thì đó là một cực hình. Nếu mai mắn thì xung quanh mình toàn là người cùng tiếng nói ngôn ngữ, thì vui lắm. Sự chăm sóc cẩn thận và những hoạt động cho tuổi già sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống ở tuổi gần đất xa trời. Tất cả bạn bè xung quanh đều vui vẻ hàng ngày chỉ việc đi dạo rồi tâm sự thời trẻ tuổi, về những đứa con, công việc, tình yêu vv. Nếu ta sống cùng con cháu, thì vui vẻ lắm,  sau giờ tan trường hay giờ làm việc, rồi nghe tiếng ồn ào của những đứa trẻ này, nhưng với một sức khỏe tốt. Ngược lại, sức khỏe không được như ý đủ bệnh tật, hết lên tension rồi đau tim, rồi đi không vững vv. Đó là nỗi lo âu của con cái, vì chúng sẽ không yên tâm nếu ta ở nhà một mình, nếu ở trong nước thì còn hàng xóm, người giúp việc vv.  Nhưng nếu về đêm, có đau ốm dù có người kế bên cũng chẳng hay, có té ai mà biết để mà đưa đi bệnh viện vv. Xứ người càng khó khăn hơn, con cháu đâu nhiều, hai hay ba đứa là quí rồi, chúng đi học đi làm, rồi ta ở nhà một mình với bốn bức tường thì có chuyện gì xảy ra con cháu sao hay?. Điều này làm tăng sự lo lắng cho con cái, có nhiều đề tài viết về đề tài này rất xúc động, sự buồn lòng của Cha Mẹ khi con đưa vào viện dưỡng lão. Sao chúng ta không nghĩ tích cực hơn, vừa giúp cho chúng bớt đi công việc ngoài xã hội còn phải chạy về nhà chăm sóc lo lắng cho ta. Khi đọc những bài viết như thế từ những tâm sự của Cha hay Mẹ khi bị đưa đi viện dưỡng lão, làm những kế hoạch của các con trẻ khắp nơi ở hải ngoại phải chạnh lòng và khó xử cũng như quyết định làm sao đây để không mang tiếng là bất hiếu.



Câu chuyện ngắn tận mắt chứng kiến, tại một viện dưỡng lão Thủ Đô, bà Mẹ già gần 89 tuổi sống cùng phòng với chị lớn hơn vài tuổi của mình, bà không còn trí nhớ như thời trẻ, chỉ cười và nói vài câu với chị mình, y tá hay phụ tá khi cần. Hàng ngày con gái cứ đến thăm mớm cơm cho Mẹ, thủ thỉ với Mẹ và sau khi xong thì tất bật chạy vào công sở, đó là phó thị trưởng (tại một quận của Thủ Đô). Công việc chắc khỏi phải nói thêm, nhưng người con gái cứ đến buổi ăn trưa là đến, và cứ thế người Mẹ vui lắm. Mặc dù, bà ít tham gia hoạt động cho người già với những người xung quanh, thế nhưng niềm vui con gái cứ đến mỗi ngày là thói quen của bà, khi hỏi bà có hài lòng nơi đây không thì bà trả lời là ‘tất nhiên’, nơi đây là chỗ kết thúc của cuộc đời mà. Khi bà ra đi, con gái thỉnh thoảng cứ đến thăm người Dì của mình để nhớ về Mẹ mình, mọi người nhìn thấy cũng cảm động lắm vì hiếm có chuyện này xảy ra ở xứ sở Tây này. Thế mà nó vẫn có, mà người Việt chúng ta chắc chắn sẽ có những trường hợp như thế, nghĩ thế chúng ta nên giúp cho trẻ có quyết định mạnh mẽ hơn, đừng làm cho chúng khó xử mà hãy vui vẻ cho chúng yên lòng. Mặc dù, không hẳn ở viện dưỡng lão ai cũng dể thương và chăm sóc tốt, vui vẻ đối xử như nhau với những người mang bệnh tật, nhưng đa số là tốt vì đó là công việc của họ, đôi khi họ cáu gắt chắc rằng có những lý do và cũng không khỏi có những chuyện khó xử xảy ra, nhưng việc chăm sóc y tế thì không cần bàn cãi vì chắc chắn rằng tốt hơn tại nhà, vì chúng ta không có sẵn Bác Sỹ hay Y tá cận kề nếu có trường hợp bất trắc xảy ra. Cứ nghĩ có viện dưỡng lão là tạo bao công việc cho bao người, giúp cho kinh tế mọi người, cũng như xã hội, ngoài ra giúp nhiều cho người không thân bằng quyến thuộc, giúp cho những đứa con an lòng làm việc vì Cha Mẹ mình ở nơi đó.
Những câu tục ngữ này làm cho con trẻ khó khăn hơn trong cuộc sống khi Cha Mẹ bước sang tuổi xế chiều, quyết định đưa Cha Mẹ vào viện dưỡng lão thì nghĩ Cha Mẹ phiền lòng.
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển,
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”
“Một mẹ nuôi chín mười con,
Chín mười con không nuôi nổi một mẹ”


Tuy nhiên, những đứa con nên lúc nào cũng nghĩ về Cha Mẹ mình, vì người đã nuôi ta khôn lớn với những ngày khó khăn mà chẳng tính đếm bao giờ. Vì đó là thiên chức trời cho của việc làm Cha Mẹ. Hãy mở rộng lòng đón nhận những gì mà xã hội và gia đình cần thiết phải làm, không làm trùng bước niềm hạnh phúc của con. Rồi khi ra đi nghĩ rằng con cái đã làm hết bổn phận cũng như mình đã quẳng gánh lo đi mà vui sống ở tuổi già và ra đi thanh thản.
Snowynguyen 2011
Hiệu ứng tuyết rơi