Tuesday, July 19, 2011

VIỆT KIỀU HẢI NGOẠI CÀY NHƯ TRÂU













Nghe câu nói này, chắc hẳn quen thuộc với người trong nước, vì do những người thân từ Mỹ, Canada hay những nước khác về kể lại, hay cũng có một số ít người đi qua thăm viếng, tham quan du lịch, công tác về huyên thiên cho người trong nước...

Thực hư thế nào?  Chắc không là chuyện mới mẻ đối với mọi người, thế nhưng để hiểu rõ ràng thì không phải ai cũng có đủ kiến thức mà nhận định. Nếu người sống ở hải ngoại thì xem đây là chuyện thường tình, nhìn ở góc độ tế nhị thì là câu nói thiếu suy nghĩ. Vì sao? Đối với xã hội công nghiệp phát triển lâu năm, con người làm việc như một cái máy khá hoàn chỉnh, sáng ra làm việc ở công sở, chiều về rước con, chăm sóc việc nhà, bếp núc vv. Tối đến thì xem tin tức, thời sự, cuối tuần thì mua sắm hay đi dạo, thể dục vv, vì sống tha hương nên ai cũng phải chạy theo kim tiền, điều dễ hiểu để có được cuộc sống ngang hàng hay cao hơn với dân bản xứ, phải học tập và làm việc. Một số ít người lạm dụng chế độ xã hội cao nên chỉ ở nhà theo chế độ ăn xin hay bệnh tật vv. Tuy nhiên, hầu hết đều làm việc cật lực để có cuộc sống thành đạt nơi đây. Vì mỗi người dân đều có trách nhiệm và bổn phận, quyền lợi của mình nên xã hội có sự công bằng bình đẳng, tầng lớp giàu nghèo khác biệt rất ít, người giàu cũng có xe hơi đẹp, người kha khá, trung bình hay nghèo cũng có một chiếc, tùy theo nhãn hiệu đắt giá hay rẻ tiền, vì ai làm việc cũng phải trả thuế bắt buộc từ những khoản trích trước trên lương cho vào quỹ xã hội, bệnh tật, thất nghiệp, hưu trí.., khi mua sắm  hay chi trả bất cứ việc gì thì thông qua ngân  hàng. Đến khi họ có bệnh hoạn, hưu trí hay thất nghiệp đều có quỹ cho những thành phần này, nên khi người làm việc ở xã hội này thì yên tâm khi có những bất trắc xảy ra. Hàng năm thì có những ngày lễ hay có những ngày lễ bắt cầu, nghỉ hè phải lấy vv. Tất cả mọi người đều có những kỳ nghỉ hè ở mọi nơi một cách dễ dàng, về già hay bệnh tật không lo.

Xã hội Việt Nam thì khác hẳn, người giàu thì quá giàu, người thuê nhân công đâu chi trả lương xứng đáng, ngoại trừ vài công ty khá lớn nước ngoài. Tại Việt Nam thì nghe rằng người ở hải ngoại cày như trâu, một buổi nhậu cũng không dám đi dự. Vì người Việt Nam quen thói ăn chơi ra hợp đồng béo bở, chỉ cần nhậu vài chầu, điện thoại ring ring, vài câu nói là hợp đồng được lập ra hàng chục ngàn đô la béo bở, bỏ túi gần trọn vẹn, vì đâu có gì khó, khi kế toán chỉ khai nhẹ lại số thu hay chi phí cao, thì lãi suất sẽ vào trọn túi mấy anh chị đại gia thời thượng này, sự kiểm soát về thuế tại Việt Nam là quá lỏng lẽo, các ngành nghệ thuật cũng thế, ca sỹ rồi người mẫu hoa hậu thu hàng trăm ngàn đôla cả năm mà thuế đóng là bao? Vô hình chung những đại gia này giàu lên từ bốc lột người kém mai mắn và nghèo khó mà ra. Vì họ đâu dám thuê một Oshin trả cả một đến hai ngàn đôla/tháng (gross), hay trả cho một thư ký, kỹ sư  từ hai đến ba, bốn  ngàn đô (gross)vv, nên từ đó tớ hại chủ hay bòn rút thì chủ làm gì hay biết, đó là lẽ tất nhiên mà. Những đại gia thời thượng này đi Mỹ hay nước ngoài như đi chợ, nhà cửa thì kẻ hầu người hạ, tối về khuya lơ khuya lắc đâu có sao. Không có gì bận tâm ngoài việc kiếm thêm hợp đồng béo bở khác. Người lao động thì nghèo khó, có bệnh hoạn thì ai lo, nếu không có con cái, cái khó bó cái khôn. Rồi xã hội tạo ra sự khác biệt quá rõ rệt này.









Xe bọc thép chống đạn






















Đi ngược thời gian những năm 75 đến 90, người Việt Nam trong nước  cũng  thê thảm lắm, có khá lên cũng giấu giếm vì sợ kiểm kê tài sản, có giàu là nhờ buôn lậu từ bắc chí nam, hay từ miền tây lên Sài Gòn, từ biên giới sang các tỉnh vv. Những người giàu này hình như cũng hết thời, vì sự thay đổi kinh tế từ bao cấp sang thị trường, không chuyển đổi thì làm sao mà giàu có được. Rồi đến thời mở cửa, ai cũng có cơ hội nhất là phái nữ do từ nước ngoài thân nhân hay mấy anh đại gia hay có ít tiền đầu tư cần có chỗ nương tựa rồi từ đây mà phát lên từ sự quản lý lỏng lẽo của nhà nước, rồi ngày càng nhiều công ty theo kiểu chuỗi dây chuyền, công ty này đẻ ra công ty kia, nhà hàng này đẻ ra nhà hàng kia, shop này đẻ ra shop kia hàng loạt…rồi những mối tình éo le xảy ra thời mở cửa. Đại gia thời thượng cũng từ những anh công nhân nghèo, quan chức vv thời bao cấp có một vài mảnh đất của ông bà để lại hay bòn rút rồi thành đại gia cao su hay đại gia đất đai, đại gia cho vay mà không cần một trình độ quản lý nào cũng có thể có cuộc sống hơn thiên hạ, phương tiện du hí như xe hơi chống đạn, phi cơ riêng, trực thăng, du thuyền hàng triệu đô la vv, hay từ những anh lao động nghèo rồi tổ chức hụi hè, cho vay nặng lãi, một lời mười, mười lăm sao mà bỏ qua được, cơ hội ngàn vàng kiếm tiền không cần lao động chỉ biết lời chứ không lỗ, dù có nhiều nạn nhân dưới tay họ, họ cũng bất cần chỉ cần trong túi mỗi tháng vài chục phân lãi cũng có thể bay ra nước ngoài thưởng ngoạn rồi khoe khang biết nơi nời chỗ nọ với thiên hạ, làm ít mà hưởng nhiều là hiện trạng Việt Nam, thông tin thì hiểu hời hợt mỗi chỗ một chút, ba mớ này cấm ba mớ kia cho đủ lạng.

Người Việt Nam đi đâu cũng mang suy nghĩ vơ vét, ngay cả sống ở hải ngoại, lời 10 thì khai 1, thuê nhân công thì không khai thuế trả giá bèo, khách hàng chi trả tiền thì yêu cầu tiền mặt để có thể qua cơn nguy biến vì lời ít quá, giá hàng vô cao quá vv mà không đủ để tậu thêm nhà cửa, phương tiện cao cấp vv. Số ít thì nghiêm túc với việc khai thuế cho nhà nước.

Tình hình Việt Nam đang căng thẳng với Trung Quốc hiện nay, làm các doanh nghiệp làm ăn với họ cũng đang run lẩy bẩy  nếu việc Trung Quốc cấm vận Việt Nam xảy ra. Hy vọng rằng sự căng thẳng sẽ đến hồi kết thúc, người dân sẽ được làm việc, đại gia thì có những bài học cho sự giúp đỡ những người lao động này, để giảm đi sự cách biệt trong xã hội do những người này mà ra.

Ngày mai không xa, xã hội Việt Nam sẽ không còn sự khác biệt quá lớn này, nếu như xã hội có những nhân tài công minh thực sự, biết kiểm soát và tạo ra chế độ phân chia công bằng cho mọi người, sự khác biệt giảm đi, những con đường rồi lại đẹp hơn có xa lộ hẳn hoi chứ không như Việt Nam hiện nay không  và chưa có xa lộ cho những chiếc xe hơi bóng loáng kia du hí. Tất cả mọi người cày như trâu để có sự công bằng cho xã hội và thụ hưởng, thì cũng nên làm vì cuộc sống sung túc cho ngày mai.

Snowynguyen 2011
Snowynguyen
Hiệu ứng tuyết rơi