Khi ấy tụi tôi khoảng 5, 6, 7, 9, 11 tuổi, ba má hay
ra ngoài hành lang lầu hai, gọi là lầu hai nhưng là lầu một theo Tây, ăn sầu
riêng và đóng cửa lại cho mùi thơm không bay đầy nhà, thì đám tụi tôi 5 đứa nheo
nhóc chạy vào mà giành ăn thì hết ngon.
Ba má thấy năm đứa tôi kéo lên lầu và nói ' ba má ăn vụng
sầu riêng trốn tụi con'. Đứa nói ' cho con một múi, đứa kia nói cho con cắn một chút...' vui lắm. Thế là ba má cười
sặc sụa vì trốn không nỗi cái đám lâu la tụi tôi. Thế đấy, thuở tụi tôi còn ăn
chưa no lo chưa tới, và cứ nheo nhóc chơi đùa rồi sau đó đánh nhau, rồi bị
khoanh tay hay bị đòn mấy roi, cũng đau lắm nhưng cũng làm.
Có hôm tụi tôi rượt
nhau, tay cầm con dao mà chạy thế là vấp té, sự nguy hiểm không biết, bị mét rồi
bị đòn. Đòn thì đau và khóc,
chị và em trai tôi lì lắm, dù đòn đau cứ nghiến răng không khóc, anh hùng lắm. Còn
tôi thì cứ một roi là la lên ngay.
Ở đời, có khi ngược lại,
càng lớn lên, càng trưởng thành, sự chịu đựng mỗi đứa khác nhau. Không phải
ngày còn bé mình lì đòn thì khi trưởng thành mình cũng thế, điều đó có thể chính xác với ai đó, nhưng với tôi thì không thế, cuộc sống phụ thuộc vào cái đòn ở đời mà nó hứng chịu, càng khốn khó phức tạp tôi nhất quyết
vượt qua bằng mọi giá với cái đích của mình dù đau đớn chua cay trong nước mắt,
không ai biết được những nỗi đau
mà tôi cưu mang. Cũng là bài học ngàn đời khó quên trong tôi.
Nói đến gia đình, tôi hạnh
phúc thuở bé, được gần gũi ba má anh chị, những ngày sống quây quần, tụi tôi chỉ
biết vui chơi chăm học hành, Ba má cứ làm việc cực nhọc mà lo cho từng đứa nên
người. Cha mẹ Việt Nam là thế, vĩ đại và chăm sóc chu đáo lo lắng cho con, suy nghĩ lúc nào chúng cũng
thuơ ngây khờ khạo cần sự chăm sóc của mình dù mình không còn trẻ trung gì. Đó
cũng là gánh nặng cho những đứa con vì mình cảm thấy trách nhiệm quá lớn là phải
đáp trả lại cái công ơn ấy. Cha mẹ Việt đặt lên bờ vay con cái mình một gánh nặng
vô hình mà con cái tự nguyện hay bắt buộc phải cố mà làm tròn bổn phận ấy
trong điều kiện có và không thể. Nếu làm không tròn bổn phận cha mẹ sẽ trách
móc.
Vì sau khi cha mẹ ở tuổi
về hưu, nhà nước hay hội đoàn không cho họ một trợ cấp nào nên khi họ về hưu nếu
không có tài sản dự trữ, họ phải cố mà mang gánh nặng đó đặt lên vay con cái mình
và hay trách móc, sao nó không báo hiếu mình và rồi hờn giận nó vv và vv. Thế
nhưng các nước phương Tây, ông bà tuổi về gìa có các khoản tiền trợ cấp nhất định
dù không cống hiến làm việc cho họ ngày nào, số tiền ấy sẽ không tiêu xài nhiều,
hoặc để dành cho những chuyến thăm viếng quê hương ít quà cho con cháu, người
xung quanh vv. Chỉ mong được chăm sóc những đứa cháu bên cạnh mình và con cái
thỉnh thoảng cuối tuần về thăm là đủ đầy hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu được mai mắn
sống nơi cộng đồng của mình đông đúc, thế là phong tục tập quán không đổi dù có
sống ở xứ sở văn minh. Nó đã ăn sâu vào tim máu, con cái cũng thế dù có ở mấy
chục năm xứ xa cũng không bao giờ quên cái gốc rễ của mình, sống theo cộng đồng
nơi mình sống và ảnh hưởng quá lớn đến mình. Nghĩa là ta sống theo Tây mà ta vẫn
là ta vĩnh viễn không hề thay đổi, điều này tốt hay xấu không thể bình luận vì
bên cạnh mình là ai trong cuộc sống giao tiếp, ở sở làm hay tổ ấm của mình.
Nhưng cái thói quen cho mình là văn minh hóa thì cũng không đúng vì mình ảnh hưởng
quá lớn cái xung quanh mình đang chạm đến. Con người ai cũng muốn sống cho gia
đình và muốn được xung quanh khen tụng, để được tự phô trương mình, ngày nay có
quá nhiều phương tiện đại chúng để con người khám phá nhau, qua quá nhiều hình ảnh không
cần thiết về cuộc sống riêng tư của mình, để được gì chăng? Để được cả thế giới
cho rằng 'mình đẹp đẽ, đầy đủ, hạnh phúc chăng?' để được gì?.
Cuộc sống của mỗi con
người có những định duyên nhất định khó tránh, có những duyên phận hạnh phúc vĩnh viễn dù có sống gió đôi
chút trong hạnh phúc ấy, nhưng quy chung nó là hạnh phúc dù không trọn vẹn. Nhưng
con người thích phô trương vẽ bề ngoài để được sự ngưỡng mộ, được gì mất gì chỉ
có mình là người hiểu rõ nhất, sống với thực tế là điều tốt nhất, không cần phô
trương rồi cho rằng đó là vẽ bề ngoài, thật sự ' thiếu tâm'.
Yêu
và ghét không rõ ràng và phức tạp hóa nó, con người cứ mang tâm trạng đau buồn,
khi gần đất xa trời, cái yêu thương ấy lại cứ hiện ra dần trước mắt. Bài học gì
chăng cho mỗi con người, tâm vô tư lự chỉ làm đau khổ những kẻ xung quanh. Trách nhiệm con người
là sinh ra lớn lên làm tròn bổn phận đã được định sẵn, khi tròn trách nhiệm của
mình ra đi hạnh phúc thanh thản, cố
không mang đến gánh nặng đến cho ai cũng như cho chính bản thân mình. Hạnh phúc mình
mang đến ai đó cũng chính là hạnh phúc của chính mình.
Snowynguyen Summer 2014