Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay đường biển), khoa học kỹ thuật... với một nước nào đó. Nó thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của cấm vận là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận và các đồng minh của nó. Các nước nhỏ, cô lập, khi bị nước lớn cấm vận thì có thể gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược.
Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác nó còn là công cụ xử lý, đe doạ một số quốc gia không tuân theo.
Thời gian, từ sau năm 1975, người dân miền nam Việt Nam trải qua thời gian khó khăn và khủng khiếp nhất, cấm vận của Mỹ và Trung Quốc cho cả nước vì sai lầm miền bắc mà miền nam phải gánh chịu, người dân miền nam phải sắp hàng mua nhu yếu phẩm theo chế độ như: gạo, thịt, thức ăn vv. Vải thì phải đăng ký theo từng hộ, khi ra đường ăn mặc màu giống nhau y như mấy triệu người sinh đôi, tiền thì theo thời quy đổi, ăn cơm phải độn bắp hay khoai vvv. Thời gian đau khổ mà ai cũng phải nếm mùi, cái mùi gì nhỉ?, rồi gia đình khó khăn con bỏ học, ăn không đủ lấy gì mà học, vậy mà tất cả chúng tôi dưới sự nuôi dưỡng dạy dỗ rồi cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình, học hành đến nơi đến chốn, ước mơ thời sinh viên là được làm thẻ vào thư viện quốc gia ngồi đọc sách và rất hãnh diện kể với bạn đồng lứa rằng mình đã đến và vô đấy. Đến những năm 1989, thời gian chuẩn bị cho việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ, tất cả sinh viên đều tìm cách để học ngoại ngữ ngoại khóa đặc biệt là tiếng anh. Khi đó chị và tôi theo học Foreign trade course tại trung tâm quận nhất, thầy giáo là một Việt Kiều du học từ Anh ngành business management về sống tại Việt Nam những năm sau 1975 gọi là Việt Kiều yêu nước, thầy kể rất nhiều về cuộc đời và việc làm tại Sài Gòn sau thời gian về Việt Nam làm việc, những đau khổ do nghe lời ngon ngọt của cấp trên, quyết định ở lại vì mình là người đầu tiên về Việt Nam cứu giúp quê nhà, niềm hãnh diện vì được trọng dụng, thời gian rất ngắn sau chức vụ của thầy từ giám đốc xuống trưởng phòng sau đó là nhân viên bình thường vì vốn tiếng anh có đó cũng đâu có xài, có ai vô đâu mà sử dụng. Lương hướng từ vài ngàn đô xuống thành vài trăm đô, sau đó thì vài triệu rồi vài trăm ngàn. Không đủ sống vì còn vợ còn con, thầy phải chạy xích lô sau giờ làm, trở về bên kia sau được? vì đang hồi cấm vận, quốc tịch đâu mà ra. Cuộc sống rồi trôi qua theo thời gian, năm 1989 thầy tìm được một trung tâm duy nhất vào buổi tối, thầy cộng tác rồi dạy khóa này, tất cả ai theo khóa này cũng phải hiểu và nói tiếng anh vì đây là chương trình từ bên Anh thầy biên soạn lại và giảng dạy. Kiến thức rộng của thầy làm học sinh rất thích và ít bỏ lỡ buổi học nào, vì đây là khóa đầu tiên, khi đó thầy kể rằng những bộ sách bách khoa toàn thư và những bộ sách quí giá không nằm ở thư viện quốc gia Sài Gòn mà chỉ nằm ở Hà Nội, điều đáng buồn cho sinh viên miền nam, thời bấy giờ đang còn thời cấm vận của Mỹ nên thầy nói thêm, Mỹ cấm vận Việt Nam nhưng không về sách báo văn hóa, tất cả các sách quí được du nhập vào đây nhưng bị kiểm duyệt và nằm lại thư viện quốc gia Hà Nội mà thầy từng là người được đọc nó tại thư viện này.
Sau thời gian này, chúng tôi ra trường, những năm 1990-1994 gặp lại thầy, thầy kể lại công việc làm phiên dịch cho hàng quốc gia như chủ tịch Thành Phố, thứ trưởng, hay cao hơn, thầy cũng kể nhiều về chuyện phiên dịch này, những vụ phiên dịch mang cấp quốc gia thầy hay ai đó đều ngồi phía sau, cái cần thì dịch cái không cần thì ghi chép lại báo cáo sau. Trước khi đi phiên dịch, đều được huấn luyện rất kỹ và bị ở nơi đó một đêm như tù giam lỏng, những việc phải làm do ảnh hưởng chính trị và kinh tế. Khi công khai trên micro, nếu có những buổi phiên dịch theo yêu cầu, những gì thấy khó xử phải dịch thật nhanh và bỏ qua, tránh hết tình huống đụng chạm đối phương và bí mật của quốc gia. Điều nói thì dễ, nhưng không dễ làm. Sau thời gian đó, thầy là giám đốc một công ty nổi tiếng và rất lớn tại Sài Gòn. Ngày nay, chắc là thầy tiến xa hơn như những gì thầy đã chịu đựng sau thời đất nước bị cấm vận.
Nói sơ về Thư viện Quốc gia tại Sài Gòn và bộ bách khoa toàn thư. Sau ngày khánh thành vào tháng 2 năm 1972, Thư viện Quốc gia mở cửa ngay để vừa phục vụ độc giả, vừa tổ chức và sắp xếp lại tất cả phần việc chuyên môn theo tiêu chuẩn mới.
Lúc đó Thư viện Quốc gia có hơn 200.000 cuốn sách: Việt, Anh, Pháp, Trung Hoa .v.v... Trong số này có những cuốn sách được in từ thế kỷ 16. Thư viện Quốc gia còn sưu tập các nhật báo và tạp chí gồm 2.154 ấn phẩm định kỳ và 602 tạp chí khác nhau đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tài liệu tại Thư viện Quốc gia được sắp xếp theo hệ thống thập phân của Dewey.
Ngoài những người đến đọc sách tại chỗ, Thư viện Quốc gia còn cho mượn về nhà. Phòng đọc sách cho người lớn có thể chứa 500 độc giả và phòng đọc sách Nhi đồng có thể đón nhận khoảng 300 em. Từ 02-1972 đến 01-05-1974 có gần một triệu độc giả kể cả người lớn và trẻ em đến thư viện. Thư viện Quốc gia mở cửa mỗi ngày từ 08 giờ đến 20 giờ. Số người đến Thư viện quá đông, trong khi chỗ ngồi để đọc sách vẫn còn giới hạn. Ngày nay, có thể đón thêm khoảng 1.000 người đến đọc sách. Từ tháng 11-1973 Thư viện Quốc gia thực hiện chương trình chiếu phim dành cho nhi đồng vào mỗi sáng chủ nhật và trung bình mỗi tuần có khoảng 1.000 em tham dự. Phòng vi phim của Thư viện Quốc gia được trang bị những máy móc tối tân, trị giá khoảng 20.000 USD để chụp vi phim các tài liệu quí hiếm sắp mai một giúp bảo quản lâu dài, in ra nhiều bản để phân phối cho các thư viện trong nước, bán cho các thư viện nước ngoài để phổ biến văn hóa và gây quỹ cho Thư viện Quốc gia. Khả năng của các máy này có thể chụp và rửa phim chứa một cuốn sách 400 trang trong 1 giờ. Ngoài ra, thư viện còn có máy đọc vi phim có thể chỉnh đến những đoạn cần nghiên cứu; phóng lớn chữ để dễ đọc. Phòng vi phim của Thư viện Quốc gia được thiết lập đầu năm 1973 với sự trợ giúp của Cơ quan Văn hóa Á Châu về trang bị máy móc và nhân viên được gởi đi tập huấn chuyên môn ở nước ngoài có thể được xếp vào hạng tối tân nhất tại miền Nam lúc bấy giờ. Thư viện Quốc gia là thư viện duy nhất ở miền Nam có một phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ và hiện đại, có phương pháp tổng kê phân loại áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ tháng 08-1960 đến năm 1975 Thư viện Quốc gia thiết lập mối quan hệ trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước đồng thời đẩy mạnh việc trao đổi tài liệu với 41 cơ quan thuộc các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là việc thực hiện hai thỏa hiệp với Mỹ ký ngày 04-4-1961 và với Anh ký ngày 30-11-1962. Ấn phẩm công và tài liệu chính phủ được trao đổi trong khuôn khổ Qui ước giữa các quốc gia trong UNESCO.
Lúc đó Thư viện Quốc gia có hơn 200.000 cuốn sách: Việt, Anh, Pháp, Trung Hoa .v.v... Trong số này có những cuốn sách được in từ thế kỷ 16. Thư viện Quốc gia còn sưu tập các nhật báo và tạp chí gồm 2.154 ấn phẩm định kỳ và 602 tạp chí khác nhau đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tài liệu tại Thư viện Quốc gia được sắp xếp theo hệ thống thập phân của Dewey.
Ngoài những người đến đọc sách tại chỗ, Thư viện Quốc gia còn cho mượn về nhà. Phòng đọc sách cho người lớn có thể chứa 500 độc giả và phòng đọc sách Nhi đồng có thể đón nhận khoảng 300 em. Từ 02-1972 đến 01-05-1974 có gần một triệu độc giả kể cả người lớn và trẻ em đến thư viện. Thư viện Quốc gia mở cửa mỗi ngày từ 08 giờ đến 20 giờ. Số người đến Thư viện quá đông, trong khi chỗ ngồi để đọc sách vẫn còn giới hạn. Ngày nay, có thể đón thêm khoảng 1.000 người đến đọc sách. Từ tháng 11-1973 Thư viện Quốc gia thực hiện chương trình chiếu phim dành cho nhi đồng vào mỗi sáng chủ nhật và trung bình mỗi tuần có khoảng 1.000 em tham dự. Phòng vi phim của Thư viện Quốc gia được trang bị những máy móc tối tân, trị giá khoảng 20.000 USD để chụp vi phim các tài liệu quí hiếm sắp mai một giúp bảo quản lâu dài, in ra nhiều bản để phân phối cho các thư viện trong nước, bán cho các thư viện nước ngoài để phổ biến văn hóa và gây quỹ cho Thư viện Quốc gia. Khả năng của các máy này có thể chụp và rửa phim chứa một cuốn sách 400 trang trong 1 giờ. Ngoài ra, thư viện còn có máy đọc vi phim có thể chỉnh đến những đoạn cần nghiên cứu; phóng lớn chữ để dễ đọc. Phòng vi phim của Thư viện Quốc gia được thiết lập đầu năm 1973 với sự trợ giúp của Cơ quan Văn hóa Á Châu về trang bị máy móc và nhân viên được gởi đi tập huấn chuyên môn ở nước ngoài có thể được xếp vào hạng tối tân nhất tại miền Nam lúc bấy giờ. Thư viện Quốc gia là thư viện duy nhất ở miền Nam có một phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ và hiện đại, có phương pháp tổng kê phân loại áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ tháng 08-1960 đến năm 1975 Thư viện Quốc gia thiết lập mối quan hệ trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước đồng thời đẩy mạnh việc trao đổi tài liệu với 41 cơ quan thuộc các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là việc thực hiện hai thỏa hiệp với Mỹ ký ngày 04-4-1961 và với Anh ký ngày 30-11-1962. Ấn phẩm công và tài liệu chính phủ được trao đổi trong khuôn khổ Qui ước giữa các quốc gia trong UNESCO.
* Giai đoạn 01-05-1975 - 2000
Thư viện Quốc gia Sài gòn được tiếp quản, kho tài liệu từ hơn 100 năm được giữ nguyên vẹn. Tổng số sách báo tạp chí lúc bấy giờ khoảng 200.000 đơn vị
Thư viện Quốc gia Sài gòn được tiếp quản, kho tài liệu từ hơn 100 năm được giữ nguyên vẹn. Tổng số sách báo tạp chí lúc bấy giờ khoảng 200.000 đơn vị
Thư viện KHTH, dù chỉ do Sài Gòn quản lý, nhưng vẫn được xem là thư viện lớn tầm cỡ quốc gia, bên cạnh các thư viện lớn khác của cả nước như thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học Kỹ thuật trung ương , thư viện Khoa học Xã hội trung ương ở Hà nội .
Hiện tại vốn tài liệu của thư viện được bổ sung phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn. Ngoài ra TV còn có một số tài liệu về các nước Ðông Nam Á. Một số tài liệu qúi hiếm trải qua thời gian phục vụ đã giòn nát cần phải có chế độ bảo quản đặc biệt như là di sản văn hóa của thành phố.
Về nghiệp vụ, thư viện là nơi tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề cho các thư viện cơ sở và thư viện các tỉnh.Trong quan hệ trao đổi, thư viện là đơn vị ký gởi (deposit library) của UNESCO (1987-1993), Ngân hàng thế giới (WB),Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), Trung tâm Nguyên tử lực Quốc tế (IAEA), có quan hệ nghiệp vụ với hơn 43 thư viện và cơ quan thông tin, trường đại học của 16 quốc gia, thông qua đó, hàng năm thư viện nhận được số tài liệu nước ngoài trị giá hàng trăm triệu đồng, trong đó có nhiều tài liệu quý cho công tác nghiên cứu.
Trong toàn bộ hoạt động của mình, TVKHTH luôn phải mang hai hai đặc tính: là một thư viện khoa học lớn tầm cỡ quốc gia nằm ở khu vực phía Nam đất nước và là thư viện trung tâm của mạng lưới thư viện công cộng Sài Gòn.
Hiện tại vốn tài liệu của thư viện được bổ sung phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn. Ngoài ra TV còn có một số tài liệu về các nước Ðông Nam Á. Một số tài liệu qúi hiếm trải qua thời gian phục vụ đã giòn nát cần phải có chế độ bảo quản đặc biệt như là di sản văn hóa của thành phố.
Về nghiệp vụ, thư viện là nơi tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề cho các thư viện cơ sở và thư viện các tỉnh.Trong quan hệ trao đổi, thư viện là đơn vị ký gởi (deposit library) của UNESCO (1987-1993), Ngân hàng thế giới (WB),Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), Trung tâm Nguyên tử lực Quốc tế (IAEA), có quan hệ nghiệp vụ với hơn 43 thư viện và cơ quan thông tin, trường đại học của 16 quốc gia, thông qua đó, hàng năm thư viện nhận được số tài liệu nước ngoài trị giá hàng trăm triệu đồng, trong đó có nhiều tài liệu quý cho công tác nghiên cứu.
Trong toàn bộ hoạt động của mình, TVKHTH luôn phải mang hai hai đặc tính: là một thư viện khoa học lớn tầm cỡ quốc gia nằm ở khu vực phía Nam đất nước và là thư viện trung tâm của mạng lưới thư viện công cộng Sài Gòn.
Tháng 9-1999, để mở rộng diện phục vụ, thư viện khánh thành phòng đọc dành cho người khiếm thị, được trang bị 5 máy vi tính, 2 scanner, 2 máy in chữ nổi và một số phần mềm chuyên dụng (Dự án do Bộ văn hóa và thông tin, Tổ chức FORCE FOUNDATION. Các nhà nghiên cứu và Việt Kiều tài trợ). Tháng 10 năm 2000 TV KHTHTP được Học viện Harvard-Yenching tài trợ ban đầu xây dựng và tổ chức phòng bảo quản tài liệu với một số trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến.
Từ 1990 đến nay từng bước tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, với mục tiêu hiện đại hóa thư viện, công tác biên mục, tra cứu (OPAC), quản lý báo tạp chí.v.v.. được thực hiện bằng phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS. Hiện nay, Thư viện KHTH được trang bị 43 máy vi tính. Hiện có 16 cơ sở dữ liệu với hơn 200.000 biểu ghi, trong đó có 4 cơ sở dữ liệu với hơn 110.000 biểu ghi dành cho bạn đọc tra cứu thường xuyên.
Từ 1990 đến nay từng bước tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, với mục tiêu hiện đại hóa thư viện, công tác biên mục, tra cứu (OPAC), quản lý báo tạp chí.v.v.. được thực hiện bằng phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS. Hiện nay, Thư viện KHTH được trang bị 43 máy vi tính. Hiện có 16 cơ sở dữ liệu với hơn 200.000 biểu ghi, trong đó có 4 cơ sở dữ liệu với hơn 110.000 biểu ghi dành cho bạn đọc tra cứu thường xuyên.
Bách khoa thư (còn được gọi là từ điển bách khoa hay bách khoa toàn thư; La tinh trung cổ: encyclopædia hay encyclopaedia; tiếng Anh: encyclop(a)edia hay đôi khi cyclop(a)edia) là bộ sách tra cứu về nhiều lĩnh vực kiến thức nhân loại. Từ encyclopedia xuất phát ban đầu từ tiếng Hy Lạp cổ, viết là εγκύκλιος παιδεία (enkuklios paideia), nghĩa là "kiến thức phổ thông/đại chúng". Trong đó εγκύκλιος ("phổ biến rộng rãi"), κύκλος ("vòng tròn/phạm vi") và παιδεία ("giáo dục").
Bách khoa thư là bộ sách tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau (ví dụ bộ Encyclopædia Britannica bằng tiếng Anh và bộ Brockhaus bằng tiếng Đức là những bộ khá nổi tiếng), hoặc có thể là bộ sách tra cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó (ví dụ như bách khoa thư về y học, triết học, hoặc luật). Cũng có những bộ bách khoa thư đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau trên một góc độ văn hóa, sắc tộc, hay quốc gia nhất định, ví dụ như bộ Đại Bách khoa thư Xô viết hoặc bộ Bách khoa thư Do thái giáo.
Một số từ điển cũng có tính bách khoa, đặc biệt những từ điển về một lĩnh vực nào đó. Những công trình bách khoa đã được viết ra trong suốt lịch sử loài người, tuy nhiên từ tiếng Anh encyclopedia để chỉ những công trình này mãi đến thế kỷ 16 mới được dùng.
Có hai phương pháp chính xây dựng bách khoa thư: phương pháp trong đó các mục từ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái, hoặc phương pháp theo thể loại chủ đề có phân bậc. Phương pháp đầu là phổ biến nhất, đặc biệt đối với những bộ trình bày kiến thức phổ thông.
Những bộ bách khoa thư và soạn giả có trước năm 1700, hay những bộ bách khao toàn thư từ những năm 1700-1914 từ tiếng Pháp, Đức, Anh Mỹ, Nga và tôn giáo vv, thì nằm hoàn toàn tại Hà Nội những năm sau 1975 -1990. Ngày nay, thư viện quốc gia Sài Gòn (ngày nay thành thư viện khoa học tổng hợp TPHCM) cho sinh viên và những người nghiên cứu hy vọng rằng được nhìn thấy những bộ bách khoa toàn thư quí giá này.
Từ điển bách khoa Việt Nam là tên của bộ từ điển bách khoa gồm bốn tập do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 4 vạn mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau.
Từ điển có mục đích cung cấp những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay và những tri thức văn hóa, khoa học, kĩ thuật của thế giới.
Từ điển do 1.200 nhà khoa học hàng đầu biên soạn trong 15 năm, nay mới được 40.000 mục từ, hiện đã xuất bản thành bốn tập sách, có trang Web để tra cứu.
Cách đây 16 năm, vào ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton lúc đó đã quyết định bỏ cấm vận Việt Nam. Chỉ một năm sau đó, hai nước đã bình thường hoá quan hệ, chấm dứt 20 năm căng thẳng sau chiến tranh.
17 năm bỏ cấm vận và 16 năm bình thường hóa quan hệ, hai nước Việt Nam và Mỹ đã có bước phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton giờ đây không còn là tổng thống Mỹ, nhưng những tình cảm mà ông dành cho Việt Nam vẫn hết sức đặc biệt. Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong những cuộc thăm viếng song phương hay đa phương tại Mỹ, cũng đều dành thời gian để gặp gỡ vị tổng thống đặc biệt này.
Ngày nay, ngày càng có nhiều người Mỹ được tìm hiểu và tiếp cận văn hóa Việt Nam qua các cuộc trao đổi và giao lưu văn hoá giữa các đoàn nghệ thuật giữa Mỹ và Việt Nam.
Sau thời cấm vận, sách báo được nhập rộng rãi hơn, nhưng cũng bị kiểm duyệt và việc hạn chế này ít hơn thời cấm vận. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại truyện chưa hẳn hoàn toàn nhập vào thị trường Việt Nam khi có những truyện liên quan về xã hội, văn hóa, những bí mật lịch sử vv, vẫn không được phổ biến rộng rãi trên thị trường sách báo mặc dù thị trường đã được mở cửa hơn 16 năm qua.
Snowynguyen 2011
Tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch_khoa_to%C3%A0n_th%C6%B0
http://thuvienkhth.blogspot.com/2010/05/gioi-thieu-ve-thu-vien.html