Friday, November 9, 2012

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY, LỐI VIẾT THEO TÂY, NỔ THEO KIỂU MẼO





‘Lai căng’ mà ông bà ta ngày xưa rất ghét, chẳng biết vì sao họ quá bảo thủ và hủ cụ đến thế, thế nhưng cái gì cũng có lý lẽ của nó, không phải mình lai căng là sai đáng để phê phán, nên bảo vệ ngôn ngữ của mình và niềm hãnh diện dân tộc mình, vì đó là nguồn gốc dù mình có sống xa xứ hàng mấy chục năm, nhưng dưới con mắt của họ mình vẫn không là dân bản xứ Tây phương, nên khi bắt chước lai căng cũng nên lưu ý và hiểu rõ nó, chứ không máy móc và cho rằng mình theo Tây là hay.

Lịch sử Pháp đã trãi qua hàng bốn chục ngàn năm, còn Mỹ thì chỉ hơn 36 ngàn năm, văn hóa của Tây và chữ viết sẽ vẫn lâu đời hơn, cho nên họ vẫn phải bảo thủ và cho rằng ngôn ngữ mình là nhất nhất, sự bảo thủ nào cũng chẳng bao giờ có kết thúc hay. Ngày nay, trong giao tiếp hay sử dụng ngôn ngữ trong công việc, họ vẫn lai căng tiếng Anh vào và phát âm tiếng Anh theo Tây, nếu Mỹ hay Anh mà nghe chắc nó chạy xa tít. Vì vấn đề mượn chữ (loan word) là rất phổ biến trong các ngôn ngữ, tuy nhiên, mượn Tây mà nói theo ta thì chỉ có ta hiểu chứ Tây nó cũng chẳng hiểu nỗi.

Việt Nam là danh từ riêng và không là chữ dịch ra từ một từ khác. Mặc dù, các ngôn ngữ nước ngoài không có dấu, họ có thể không để dấu nhưng cơ bản vẫn là một danh từ riêng từ trước đến nay.

Tôi tìm trên google thì đa số vẫn cách viết này chỉ vài websites Việt Nam là viết Việt Nam còn chính người Việt Nam mình vẫn ghi Vietnam đây là tiếng gì ? và nghĩa gì ?. Có người cho rằng học theo Tây ngày xưa. Trong khi đó, một số websites nước ngoài như who và worldtimeserver thì ghi chính xác là VIET NAM.

Nếu nói học theo Tây thì họ có những chữ như tên riêng De Wolf Vincent hay tỉnh Louvain La Neuve đây là một điển hình, chữ La và De không có nghĩa gì chỉ là giới từ, thế nhưng họ bắt chúng ta tôn trọng họ và viết chữ hoa hay in, còn ngược lại Việt Nam rõ ràng là hai chữ có nghiã riêng và là danh từ riêng, sao ta lại theo họ viết theo lối Tây vô lý đến thế ? có phải học như vẹt hay quá máy móc chăng ?, điều này tôi phản ánh thầy khi ngổi dưới ghế nhà trường  của họ và dẫn chứng cụ thể, thầy cũng gật đầu đồng ý với tôi. Nghiã là, ngày xưa họ suy nghĩ viết cho dễ và cũng xem những chữ như thế không có nghĩa nên họ viết thế, như Lê thị Mẹt… tại sao ‘thị’ lại viết thường? và chúng ta lại theo họ mà chẳng phản ánh gì cho đến ngày hôm nay, những người viết theo lối xưa vẫn giữ nguyên thế, vì cho rằng học theo Tây, theo tôi thì họ miệt thị người sống ở thế giới của những nước nghèo khổ mà thôi. Thế hệ xưa và nay khác nhau nhiều, ở chỗ cái gì họ thấy sai là chỉnh ngay đối với thầy và thầy cũng phải nghe nếu đó là đúng. Chứ không phải nhất nhất Thầy là đúng, điều này mà thế hệ ngày nay cho là ‘ bảo thủ, hủ cụ’. 

Vietnamese hay vietnamien vì là ngôn ngữ và người Việt và họ dịch ra khi viết như các quốc tịch khác, nên họ vẫn giữ nguyên thế, nhưng trên giấy tờ họ vẫn ghi Tỉnh là Can Tho, và nước là Viet Nam và Le Thi Met chứ không ghi là Le thi Met như Cantho Vietnam thi tôi từng thấy chính người Việt mình viết ra.

Ngày nay, châu Âu, châu Á vv người Việt cải cách nhưng Á, Âu, Mỹ là tiếng dịch từ tiếng nước ngoài nên phải viết hoa hay in. Và sang tiếng Việt chúng ta các châu không còn là danh từ riêng nữa, ngay cả tiếng nước ngoài continent cũng viết thường nên châu thì chúng ta viết thường như họ.

Một ví dụ vui về tiếng Tây mà CHSHD những năm 62-68 đã kể lại, thầy dạy tiếng pháp nói rằng dưa hấu là melon, khi sang Paris những ngày đầu đặt chân trên đất Tây, khi đến tiệm mua hàng trái cây và chỉ trái dưa hấu và nói tôi muốn mua trái melon này, họ ngớ ngẩn và nói không nó là pastèque, anh giận dữ và cãi lại, nhưng anh cũng suy nghĩ là nên hỏi thằng Tây cho chắc, và đích thị dưa hấu là pastèque, chứ không như thầy dạy ở trường. Còn nhiều điều thực tế buồn cười, nhưng quá đau lòng khi một người thầy dẫn dắt thế hệ đi sau mà thiếu sự chính xác, mang lại sự ứng dụng sai cho cả một thế hệ chứ chẳng vui vẻ gì, đừng nói chi mấy thầy cô dạy mà học trò chỉ muốn ngủ, không phải họ dỡ mà vì họ không có khiếu sư phạm, nên chuyển nghề là hay nhất, nếu không làm hư một thế hệ, vì học chẳng hiểu gì hay ứng dụng sai lệch cái mà học hỏi được. Khi học hành trong nước, ra xứ sở này, việc ứng dụng một số kiến thức cho vài môn học thì hầu hết mình vẫn phải đi theo và chạy sau họ vì ngôn ngữ là cản trở đầu tiên, mặc dù có vài trường hợp đặc biệt, thế nhưng không có nghiã là phổ biến cái mình học dưới mái trường trong nước là ứng dụng ngay nơi đây, nó chỉ áp dụng phần nào mà thôi. 
---------

Cái thực tế này cũng là cái mà mình phải học vì đó là một thực tế chính người giảng dạy cũng phải trãi qua thực tế thì truyền đạt cho thế hệ học trò những kiến thức chính xác, nếu không thì tác dụng ngược lại và họ sẽ ghi mãi trong đầu và mang đi khắp nơi và đánh giá về thế hệ đi trước.

Học và hiểu không là chuyện đơn giản còn ứng dụng nó ở mọi hoàn cảnh để tự hào về dân tộc mình vì mình vẫn mang trong người dòng máu Việt, chứ không theo đuổi một cách máy móc. Hãy giữ lấy bài học này cho tất cả chúng ta.

Nổ, thường cách nói tiếng lóng sau này, ai mà nói quá thì mình gọi là ‘nổ’, tại sao phải nổ và nổ làm gì ? để cho thiên hạ khen mình tài giỏi, mặc dù thực chất thì không ai biết được ?. Thôi cứ ‘nổ’ cho vui nhà vui cửa vậy mà, tôi nghe những người là CHS ngày xưa họ thích tự đưa mình lên đến trời xanh, học ở ‘xì gòn’ mấy ngày cũng nói là ở lâu năm, lương bỗng thì lãnh một mà nổ hai, nhà mua 1 thì nói ba, đi dạy phụ đạo mấy ngày, biết tiếng Tây mấy chữ mà ’nổ’ với thiên hạ mình là thầy giáo, nói chung chuyện rất vui, vì ở xứ Mẽo mà ai biết được tiếng Tây có nói được không ? cũng chạy theo thiên hạ cho họ biết mình biết nhiều thứ tiếng cho râm rang, hù thiên hạ mà.

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng thế, phải học đến nơi đến chốn thì cả một đời người còn chưa dám nói là mình giỏi, chỉ giao tiếp làm việc thôi, phải thực hành hàng ngày, mai ra còn có thể nói là thông thạo, nếu không thì gặp trận cũng bại trận như chơi. Còn phát âm theo acsent nào thì chỉ có người bản xứ mới dám đánh giá mình chính xác ở mức độ nào, vì mình nghe những đứa trẻ nước ngoài khi sanh đẻ tại nơi đây như người bản xứ nhưng khi nó được lớn lên nơi đây, những ngày đầu chập chững nhất là con cái người nước ngoài 100% thì tiếng của họ vẫn lộng cộng khi phát âm, khi chúng lớn lên và sống hàng ngày nơi đây thì mới gọi là nói như người bản xứ. Còn những đứa trẻ sang đây 5-10 tuổi chắc chắn sẽ giảm số điểm xuống một ít, vì vẫn còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ, còn những đứa trẻ 15-20 tuổi thì acsent cũng thế ảnh hưởng quá nhiều tiếng Việt, mai ra tìm được vài người là tương đối khá. Còn qua đây tuổi U30 trở lên thì ôi thôi thê thảm, có đến trường đàng hoàng, mai ra còn được vớt vát vài điểm. Thế nhưng, ‘nổ’ và xem người khác lúc nào cũng thấp hơn mình là bản chất của một số người Việt, vì tự cho mình là hơn người khác, khư khư ôm lấy cái quá khứ ‘ vàng son’ theo họ, thì chỉ giậm chân tại chỗ mà thôi.

Cái gì tốt nên học hỏi, sai thì chỉnh, đúng thì theo, yếu kém thì học nhiều, đẹp thì ngưỡng mộ, giỏi thì khen ngợi, không ganh ghét vv, như thế mình sẽ hòa nhập ngay vào bất cứ xã hội nào và là người xem ra tiến bộ. Đến cuối cuộc đời, vẫn học, không ngừng cho đầu óc hoạt động để làm cái gì đó hữu ích cho đời, chớ cứ buồn thảm và cho mình một cái quyền ‘ bắt người khác tôn trọng mình như xưa’ và lúc nào cũng cho là mình quá bận rộn mặc dù chẳng có gì làm,  thì ở cái xứ xa này khó mà thực hiện và sẽ được cho là những cổ xe lăn cũ kỹ của thế kỷ hai mươi mà thôi.

Snowynguyen Nov 2012 
Tham khảo
http://www.who.int/countries/vnm/en/
http://www.worldtimeserver.com/current_time_in_VN.aspx
http://en.wikipedia.org/wiki/Continent
http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_United_States
http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_France
http://vietnam.vassar.edu/
Hiệu ứng tuyết rơi