Sự cần thiết không có luật lệ. Vì thế chúng tôi buôn thuốc phiện như một phương tiện. Chúng tôi phải bảo vệ đất nước chiến đấu chống Cộng sản, và muốn chiến đấu, chúng tôi cần có quân đội, và quân đội cần có súng đạn và muốn có súng đạn chúng ta phải có tiền. Trong những vùng núi hoang vu của Tam Giác Vàng tiền chỉ nằm trong ma túy và thuốc phiện… Theo tướng người Mường tên Tuan Shi-Wen của quân du kích quốc gia Miến Điện KMT năm 1967(phỏng vấn bởi nhà báo Mc Coy 1991 p. 352)
Sơ lược :
Thuốc phiện được biết đến từ Âu châu và Á châu từ thời đại đế quốc La Mã như liều thuốc trị liệu nhập từ Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư (Persia). Sự tiêu thụ á phiện được nhập vào Đông Nam Á bởi dân thương mại Á rập từ Địa Trung Hải. Thái Lan bắt đầu dùng á phiện từ năm 1366 và Miến Điện năm 1519. Nước Ấn Độ trồng á phiện cổ điển như vị thuốc trị liệu vùng Patna. Thời này các nước Á châu, Trung Đông và Âu châu dùng thuốc phiện để làm giảm đau (painkiller), giảm nhiệt và trị ho vì họ chưa có penicillin như ngày nay (từ năm 1928). Với sự bành trướng của cường quốc thuộc địa như Anh Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thì á phiện bành trướng mạnh mẽ ở Á châu vào thế kỷ 16 và 17. Người Hà Lan (Dutch) tập cho dân Trung quốc thói quen hút thuốc lào trộn thêm á phiện vào trong ống điếu pipe để gây cảm giác ngây ngất. Dần dà rồi nó trở thành thói quen nghiện cho dân Java, giống dân thường hay hút thuốc lào. Sau năm 1773, Hãng British East India bắt đầu kiểm soát á phiện nhập từ Ấn vào biên giới Trung quốc. Năm 1820 Tần Thủy Hoàng (Chinese Qing emperor) ra lệnh cấm dùng á phiện nên buộc việc buôn bán trao đổi á phiện chuyển về vùng Guangzhou Canton. Vào cuối thế kỷ thứ 18 thì đa số dân Trung Quốc đổi hẳn thuốc lào thành thuốc phiện, xem như thú vui cao thượng của dân sang trọng (mốt thời thượng). Người Trung Quốc bắt đầu trồng anh túc cần sa từ năm 1736 ở tỉnh Yunnan. Đến thế kỷ thứ 18 việc trồng trọt cần sa chuyển dần về biên giới Miến Điện, tỉnh Kachin và Shan và Lào. Sau cuộc nổi dậy thất bại của dân Mường ở Yunnan nên họ di dân dần về phía bắc Lào quốc để tiếp tục trồng trọt cần sa. Trồng cần sa là nghề nông chính của cư dân Mường.
Trong thế kỷ 19, hoạt động buôn lậu thuốc phiện tới Trung Quốc xuất phát từ Ấn Độ, đặc biệt là hoạt động của người Anh, là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến mang tên Chiến tranh thuốc phiện/ma túy (1839-1856). Hậu quả của cuộc chiến này là Vương quốc Anh đã chiếm giữ Hồng Kông và thảo ra một thỏa ước mà người Trung Quốc gọi là "sự xỉ nhục thế kỷ". Buôn bán thuốc phiện đã trở thành một trong những nghề thu lời lớn nhất và được nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Harvard, ông John K. Fairbank đánh giá là "tội ác kéo dài nhất và mang tính hệ thống quốc tế trong thời hiện đại." Năm 1949 sau khi Mao Trạch Đông đánh bại quân quốc gia Kuomitang (Quốc Dân Đảng)( KMT- Tưởng Giới Thạch) để thống nhất đất nước. Trung Quốc liền ban hành lệnh cấm dùng thuốc phiện và cho kiểm soát thật gắt gao. Đảng Cộng sản tuyên truyền mạnh mẽ phong trào chống thuốc phiện từ 1949-1952 và giữa thập niên 50 hình như việc trồng trọt cần sa anh túc không còn tồn tại bên Trung Quốc. Việc buôn bán thuốc phiện giảm hẳn tại Trung quốc không hẳn do lệnh cấm mà trùng hợp với sự phát minh của pennicillin năm 1928 và vài năm sau thế chiến thứ hai thì thuốc trụ sinh cũng ra đời để thay thế thuốc phiện trong việc chữa trị. Từ đó thuốc phiện trở nên lỗi thời và được thay thế bằng thuốc lá hiện đại sang trọng hơn. Việc hút thuốc lá từ một điếu mỗi ngày, năm 1952 tăng lên 10 điếu năm 1992. Như vậy sự thuyên giảm thuốc phiện nhanh chống tại Trung quốc là một trong những lý do làm tăng trưởng việc trồng trọt anh túc á phiện ở biên giới Miến Điện, Thái và Lào trong thời Chiến Tranh lạnh. Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, nhưng Đông Nam Á vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi chiến tranh. Dân tàn quân KMT bị đánh bại bởi Mao Trạch Đông rút về biên giới Miến và trở thành quân đội phía bắc tỉnh bang Shan. Quân đội này dính líu nhiều vào việc trao đổi buôn bán thuốc phiện vùng biên giới ba nước Miến, Thái và Lào. Quân đội Trung quốc và Miến Điện hợp tác đánh đuổi quân KMT chạy về phía bắc Thái lan và hoàn toàn bị giải tán giữa thập niên 1980, nhưng hệ thống và đường dây buôn lậu thuốc phiện được thiết lập bởi nhóm KMT vẫn tồn tại. Sau cuộc đảo chính năm 1962 bên Miến Điện nhiều cuộc nổi dậy của dân tộc thiểu số ở tiểu bang Shan và Kachin (Miến) để dành độc lập và tự chủ. Trong khi đó bên Lào chiến tranh dân sự xảy ra giữa chính quyền hỗ trợ bởi Hoa Kỳ và nhóm Pathet Lào được hỗ trợ bởi Việt nam. Tương tự như thế bên Thái cũng có nhiều cuộc nổi dậy với tầm vóc nhỏ hơn. Tiểu bang Shan là nơi trồng trọt á phiện nhiều nhất cũng là nơi mà nông dân chống lệnh cấm trồng cần sa á phiện mạnh mẽ ban ra bởi chính quyền hiện tại. Đa số quân nổi dậy chống đối chính quyền chỉ tồn tại và nuôi quân nhờ vào lợi tức từ đánh thuế nông dân trồng anh túc cần sa, bảo vệ lab chế biến thuốc phiện và chuyên chở thuốc phiện vào đất Thái.
Không có hạn chế hợp pháp nào về việc nhập hay sử dụng ma túy ở Mỹ cho đến khi sắc lệnh San Francisco, California ra đời cấm hút thuốc phiện trong những lều thuốc phiện vào năm 1875. Luật Ngăn Chặn Ma Túy (The Opium Exclusion Act) năm 1909 cấm nhập cảng thuốc phiện. Pháp chế quan trọng khác bao gồm Luật Thế Thuốc Gây Mê Harrison Narcotics Tax Act năm 1914. Trước thời gian này, các loại thuốc thường chứa thuốc phiện mà không có nhãn cảnh báo. Tổng thống Mỹ William Henry Harrison được chữa trị bằng thuốc phiện vào năm 1841. Ngày nay, có rất nhiều luật quốc gia và quốc tế quản lý việc sản xuất và phân phối chất gây mê. Cụ thể, Article 23 of the Single Convention on Narcotic Drugs yêu cầu các quốc gia sản xuất thuốc phiện chỉ định một cơ quan chính phủ chiếm giữ các vụ mùa thuốc phiện tự nhiên càng sớm càng tốt ngay sau khi thu hoạch chỉ đạo việc bán sỉ và xuất khẩu thông qua cơ quan đó. Việc sử dụng thuốc của thuốc phiện được kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới và việc sử dụng không vì mục đích chữa bệnh nói chung bị cấm.
Cây anh túc thuốc phiện (poppy) là loại cây vườn phổ biến và thu hút. Hoa của chúng đa dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Việc trong một lượng nhỏ trong vườn riêng thường không bị quản lý về mặt pháp luật. Vỏ hạt khô của chúng thường được dùng để trang trí và các hạt nhỏ có chứa một lượng không đáng kể chất alkaloids có chứa thuốc phiện được dùng làm lớp mặt phổ biến và có hương thơm của bánh mì và bánh ngọt. Thuốc phiện có thể được dùng để hút, đôi khi hút kèm với thuốc lá, nhưng thuốc phiện cần nhiệt độ cao để chất alkaloid bốc hơi, vì thế người ta thường sử dụng những ống điếu đặc biệt mỗi khi hút thuốc phiện. Một giọt nhỏ thuốc phiện bị dính gần lỗ trong ống tẩu là chất rất dễ dính. Người hút, ngồi tựa bên cạnh chiếc đèn, thổi vào chiếc ống phía trên than hồng để tăng nhiệt mà than hồng tỏa ra. Khi thuốc phiện bay hơi, người hút bắt đầu hít vào. Một cách thông dụng khác là làm bay hơi thuốc phiện trên một tấm kim loại được đun nóng từ phía dưới bằng hộp quẹt. Hơi thuốc sau đó được hít vào thông qua một ống nhỏ. Đây là giây phút được gọi là ‘lên tiên’, và đây cũng là một cách chung để hút các thuốc có hòa thuốc phiện bất hợp pháp khác - morphine và heroin.
Trên thế giới có 3 nơi trồng và sản xuất ma túy thuốc phiện lớn nhất - Nam Mỹ (Colombia, Peru, Bolivia và Mễ), Trung Đông vùng Lưởi liềm Vàng (Golden Crest) gồm Afghanistan, Pakistan và Ấn. Phía Nam Mỹ vụ buôn lậu ma túy vào Hoa Kỳ được viết trong Phấn 1 - bài Chiến tranh ma túy ở Colombia. Bài này chúng tôi chú trọng nhiều về việc sản xuất và tiêu thụ ma túy ở Á châu nhất là khu Tam Giác Vàng.
Tam Giác Vàng - Vùng biên giới giữa 3 nước Thái Lan, Lào, Myanmar mang tên Tam giác vàng từng nổi tiếng là khu vực sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới, nay đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Từ Chiang Mai (Thái Lan), du khách có thể vượt qua 300 km đường rừng núi hiểm trở để đến vùng biên giới này. Nằm trên bờ sông Mêkông thuộc địa phận thành phố Chiang Rai- một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, nơi đây những năm 70 đã từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa khét tiếng, nhưng ngày nay không còn trồng thuốc phiện nữa mà trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng, theo đó, những cánh đồng anh túc năm xưa được thay bằng những thửa ruộng hoa màu, cây trái quanh năm xanh tốt. Khu vực này có diện tích vào khoảng 350,000 km vuông. “Nhiều người đặt chân đến Mae Hong Son, TP Chiang Rai, những nơi từng nằm trong Tam Giác Vàng với những nhà hàng, khách sạn cao cấp, các khu giải trí hiện đại… và cứ nghĩ rằng mình đã biết về Tam Giác Vàng thì thật là sai lầm. Đó chỉ một phần nhỏ của “vùng đất chết” này. Muốn hiểu rõ về Tam Giác Vàng thì phải đặt chân đến vùng biên giới, vào vùng rừng núi Myanmar… mà không phải ai vào cũng được, nếu như không biết đi bằng con đường “lậu”…”. Khu vực giáp ranh giữa 3 nước, địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Do nằm xa các trung tâm hành chính, hiểm trở cũng như do đặc điểm của khu vực biên giới, việc kiểm soát của Chính phủ các nước đối với khu vực này là rất hạn chế. Con đường biên giới ngày càng hẹp dần và khúc khủy, phải vén cả cây rừng, men theo lối mòn mà đi theo triền núi. Thấp thoáng xa xa bên kia biên giới, có những đoàn lừa di chuyển, ẩn hiện qua lại, thì đó có thể là những đoàn lừa chở thuốc phiện đến những điểm chế biến bí mật và bám theo những đoàn lừa đó là những tay súng được ngụy trang khắp người bằng lá rừng để bảo vệ nguồn hàng.
“Vua” thuốc phiện Khun Sa trước đây đóng đại bản doanh ở khu vực cao nguyên phía Bắc Myanmar với một quân đội riêng gồm 15 ngàn tay súng, chủ yếu là tuyển từ trẻ con do nhanh nhạy, dễ ẩn nấp và phần vì không đủ người lớn để tuyển. Khi ấy, Khun Sa là con người có thanh thế nhất trong số các lãnh chúa sản xuất thuốc phiện và cũng là người giàu nhất. Không ai biết chính xác mặt của ông ta vì lúc nào ở đó cũng có đến 5, 6 Khun Sa giống nhau như đúc, ở những ngôi nhà cũng giống hệt nhau để đề phòng người ta ám hại. Trong nhiều năm thập kỷ 1970 tên “Vua” thuốc phiện này là nhân vật truy tầm số một của Hoa Kỳ mặc dù y chưa bao giờ sống tại Mỹ. Tòa Án New York kết án y về tội xuất khẩu ma túy và thuốc phiện vào New York từ khu Tam Giác Vàng. Khun sa người gốc Mường và trở thành đầu nảo nhóm du kích MTA (Mong T’ai Army) và mất năm 2007 ở Yangon (Rangoon). Tuy nhiên, theo nhà báo SarChai thì việc điều hành sản xuất, ma túy tại Tam Giác Vàng hiện nay sau thời Khun Sa thì lại đến thủ lĩnh Bao Youxiang với “quốc gia” Wa ở Myanmar cầm đầu. Ông trùm thuốc phiện này cũng quỷ quyệt và táo bạo không kém gì “vua” Khun Sa lúc trước. Bao là người con thứ sáu trong số tám người con của bộ tộc Wa. Ông ta lập nên phong trào chiến tranh du kích chống chính phủ. Năm 1989, Bao thành lập quân đội riêng với 20,000 lính chuyên nghiệp và hơn 40,000 nhân viên dân sự. Sau đó, thành lập nhà nước tự trị và năm 1996, trở thành ông trùm mới của Tam Giác Vàng sau thời Khun Sa. Tháng 1 năm 2005, Bao cùng 3 tay chân thân tín của mình đã từng bị Tòa án New York xử vắng mặt về tội sản xuất bạch phiến, buôn lậu ma túy… vào nước Mỹ. Cái đầu của Bao được Mỹ treo giá 3 triệu USD và tay trùm này được xem là một kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố nguy hiểm sau Bin Laden. Từ cuối năm 2005, Bao tiến hành phát giống lúa mạch miễn phí cho nông dân của mình để thôi không trồng cần sa nữa đúng như lời hứa của ông ta cách đây nhiều năm. Bao di dân xuống phía nam và định biến Tam Giác Vàng thành khu du lịch và vùng kinh tế trồng cây cây ăn trái, cây cao su… Sự thật về kế hoạch này như thế nào, báo SarChai cho rằng, những người hiểu rõ về Bao và từng hiểu về vùng Tam Giác Vàng đều nói bên trong nó là vẫn ẩn chứa nhiều tham vọng khác của Bao và các ông trùm ma túy khác ở vùng đất này. Một mặt di dân để “núp bóng” tiến hành việc buôn lậu các loại thuốc lắc mới dễ dàng hơn vào lãnh thổ các nước có biên giới ở đây. Đồng thời, các lãnh chúa muốn giảm sản xuất thuốc phiện để chuyển sang sản xuất thuốc kích thích metamphetamine, là một dạng thuốc “lắc’ được giới trẻ Đông Nam Á rất thích để thu được lợi nhuận cao hơn. Xem ra, cuộc chiến chống ma túy ở Tam Giác Vàng không đơn giản và chưa thật sự đến hồi kết thúc.
Ngay từ thập niên 50 của thế kỷ 20, Tam giác Vàng đã trở thành một trong những nơi trồng nhiều cây thuốc phiện, cần sa nhất thế giới. Từ năm 1976 Tam Giác Vàng xuất khẩu hơn 30% số lượng ma túy nhập vào Hoa Kỳ. Phần còn lại từ Mễ mà hàng sản xuất từ Mễ và Colombia. [2].
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam 1954-75 Tam giác Vàng nổi tiếng vì là nơi sản xuất và nhập ma túy cho các nước đông nam Á mà người tiêu thụ đa số là lính Mỹ đang đóng rãi rác thi hành nghĩa vụ tại các nước Á châu thời bấy giờ. Sau chiến tranh Việt Nam ma túy từ Tam giác Vàng bắt đầu ồ ạt nhập lậu vào Hoa Kỳ. Theo thống kê chính phủ Hoa Kỳ thời bấy giờ thì 34% lính Mỹ đóng quân tại VN nghiện ma túy.
Cây cần sa (coca) và anh túc (poppy) trồng nhiều phía bắc cao nguyên Miến Điện, sau đó được di chuyển bằng ngựa và lừa về biên giới Thái lan và Lào để chế biến thành thuốc phiện. Hàng thuốc phiện được phân phối vào nhiều tỉnh nằm phía bắc Thái, dần về Bangkok để phân đi thị trường ngoại quốc bằng đường hàng không. Thái được xem như trung tâm phân phối ma túy. Cảnh sát Thái tăng cường mạnh chiến dịch càn quét tệ nạn ma túy thì những hoạt động chế biến thuốc phiện bí mật di chuyển dần về biên giới Thái/Mã Lai và Thái Miến Điện để bán cho thị trường Ấu châu và Tây phương.
Trong thời kỳ chiến tranh VN, nơi sản xuất ma túy vùng Tam Giác vàng nằm ở biên giới Lào & cao nguyên Miến Điện và được bán lại cho tướng người Mường, Vang Pao. Ma túy được chế biến trong một lab xếp hạng 4 nằm bên cạnh bản doanh CIA. Sau đó Tướng du kích Mường tên Vang Pao di chuyển ma túy về Vạn Tượng bằng 2 chiếc C-47 trên phi trường bí mật được cung cấp và trang bị bởi CIA. Tướng Vang Pao điều khiển 30,000 quân du kích mà đa số là thanh thiếu niên người Mường để chống Pathet Lào từ năm 1970… Người Mường có cá tính đặc biệt là rất can đảm vì dân tộc họ luôn tranh đấu chống Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 19 sau khi họ bị tịch thu khu vườn trồng cần sa ở Hunan. Từ đó họ rút lui Lào để tiếp tục sự nghiệp. Như một ý kiến của một người Mường trong cuốn sách nhan đề “Air America” của Christopher Robbins phát biểu:”Họ là một dân tộc hiếu chiến thích đánh nhau, một dân tộc man dã, là kẻ thù của mọi người, họ luôn thay đổi nơi cư ngụ vì không bao giờ hài lòng những gì họ có...Nếu bạn muốn biết dân tộc tôi xin hỏi con gấu bị thương vì chiến đấu với chúng tôi, hỏi con chó bị đá văng khi cắn chúng tôi, hỏi con nai bị săn đuổi khi di chuyển đồi núi...”. Người Mường làm ruộng 2 mùa bằng cách đốn và đốt rừng – gạo và cần sa. Gạo để ăn và cần sa làm thuốc và bán lấy lời.
Tướng Vang Pao sinh năm 1932 tại thôn làng Nong Let bên Lào. Năm 13 tuổi ông làm thông dịch viên cho quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến chống Nhật. Hai năm sau ông chống lại Việt Minh xâm nhập vào Hạ Lào trong chiến tranh Đông Dương. Ông được đưa vào Sài Gòn học khóa huấn luyện chỉ huy quân đội và được mang cấp bậc cao nhất của người Mường trong Quân đội Không quân Hoàng gia Lào. Năm 1954 ông mang một tiểu đoàn gồm 850 lính Mường qua Điện Biên Phủ để hỗ trợ giúp Pháp đánh lại Việt Minh nhưng không thành.
Người Mường được sắp vào hàng ngũ quân đội dự bị (surrogate army) đầu tiên bởi một đại tá Pháp tên Roger Trinquier, cũng là người phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính Pháp bằng một hoạt động kín đáo và gian xảo với hơn một mục đích – tiền thu thập từ ma túy và ông cho biết tiếp là:” nuôi quân du kích Mường bằng đồng tiền hái ra bằng việc buôn bán ma túy”. Ma túy được chuyên chở vào Sài gòn bằng máy bay DC-3 cho đại úy St.Jacques để phân phối tại đây. Sau đó tiền thu nhập được chuyển vào tài khoản để nuôi quân du kích Mường.
Ông Trinquier giễu cợt việc buôn bán này như sau: ”hoạt động được kiểm soát 100% mặc dù nó vẫn là phi pháp”. Trong khi đó đại tá Antoine Savani đảm nhiệm về mặt marketing, ông cũng là chef phòng Nhì Sài gòn gốc xuất xứ từ đảo Corse. Ông có liên hệ mật thiết với công đoàn ma túy Marseilles. Ông Savani giúp đỡ thành lập đội quân Bình Xuyên trong rừng Tràm phía nam Sài gòn với cơ sở lab chế biến ma túy, điều khiển sào huyệt ma túy và bán phần thừa ma túy cho công đoàn đảo Corse. Đây là chiến dịch X từ năm 1948 đến 1954. Thời đệ nhất Cộng Hòa Việt nam ông Ngô đình Nhu, em ruột TT Diệm chỉ huy chiến dịch buôn lậu ma túy để gây quỹ trả lương cho việc bảo vệ an ninh ông Diệm. Sau khi hai ông TT Diệm và Nhu bị ám sát sau cuộc đảo chánh 1963, thiếu tướng tư lệnh không quân Nguyễn C.K (Air Marshall), sau này là phó TT VNCH tiếp tục việc vận chuyển ma túy từ Long Tieng về Đà Nẳng Việt nam bằng máy bay Không quân VNCH. Một nhân viên cao cấp CIA Sam Mustard đã tuyên thệ lời khai này trước Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1968[5].
Theo Liên Hiệp Quốc thì việc sản xuất ma túy vùng Tam Giác Vàng tăng mạnh từ năm 1980 đến giữ thập niên 90. Lào sản xuất 400 tấn thuốc phiện năm 1989 và Miến Điện 1,430 tấn hàng năm. Việc giải thích tại sao sự sản xuất tăng mạnh thời kỳ hổn loạn chính trị này (1962-2008) vì Miến Điện độc lập được cai trị bở đảng CS Miến CPB (Communist Party of Burma được hỗ trợ bởi Trung Quốc) và vài nhóm du kích địa phương chiếm giữ vùng Wa và Kokang. Đồng thời năm 1980 với sự nổi dậy của nhóm du kích Mường MTA (Khun sa’a Mong Tai Army) giành quyền kiểm soát vùng Shan và đến khi Trung quốc cắt mọi hỗ trợ tài chính cho đảng CS Miến CPB thì họ chỉ còn tồn tại nhờ buôn bán ma túy thuốc phiện. Sau 1997 việc sản xuất ma túy vùng Tam Giác Vàng thụt giảm một cách đáng kể. Lý do thiên giảm việc sản xuất ma túy là từ hội đồng các bộ trưởng xứ ASEAN gồm các quốc gia Đông Nam Á muốn cải thiện đời sống xứ họ nên đồng tâm ra luật gắt gao để chấm dứt việc sản xuất thuốc phiện vào năm 2020. Nhưng mục tiêu ấy hai năm sau đó bị sửa lần nữa là 2015. Trên thực tế sự trồng trọt cần sa và anh túc giảm đáng kể bên Lào và chỉ bán trong nội địa. Trong khi đó ở Miến Điện vì chính trị bất ổn và sự xung đột của nhiều nhóm chính trị và chính quyền làm tăng thêm sản xuất ma túy thay vì thiên giảm như bên Lào và Thái Lan. Mặc khác, nhiều tường trình quốc tế cho biết quân lính có lệnh chính quyền truy nã người buôn lậu và trồng trọt cần sa bị mua chuột cho nên họ nhắm mắt để yên cho việc trao đổi phi pháp tiếp tục diễn ra trên đất Miến. Năm 2007 Hoa Kỳ phản đối và yêu cầu Miến Điện tăng cường kiểm soát gắt gao ma túy và cần sa, điều tra truy tìm nguồn gốc sự bất tuân lệnh của nhân viên thi hành nhiệm vụ để tuân theo hiệp định của Liên Hiệp Quốc về việc bãi bỏ thuốc phiện và ma túy.
Đa số ma túy nhập vào USA bằng máy bay hàng không thương mại chuyên chở báo chí Hong Kong và USA vào Hawaii và California. Lúc đầu dân buôn ma túy gặp rất nhiều khó khăn để bán ra dân tiêu thụ. Nhưng trong những năm 1970 những dân buôn lậu Á châu bị ở tù sau khi thả ra họ bắt đường dây liên lạc với nhóm buôn lậu ma túy. Sự liên lạc tuyệt vời này giúp bành trướng thị trường ma túy ở USA. Một đường giây buôn ma túy khác tên Triads do người Trung Hoa tên Tong đãm nhiệm để thiết lập đường giây phân phát và bán lẻ ra dân nghiện ma túy bên USA và Hong Kong. Những nhóm Á châu này trở nên mafia ma túy quan trọng trong đất Mỹ. Đa số hoạt động cũ những nhóm này trong những đô thị lớn như New York, Los Angeles, Seattle, San Francisco và Toronto. Hơn 90% ma túy Tam Giác Vàng được sản xuất từ vùng đông bắc Miến Điện dưới quyền kiểm soát của 2 nhóm đảng Cộng sản Miến (Communist Party of Burma - CPB). Quân đội Shan (Shan United Army-SUA) và những nhóm địa phương khác như NDAA(New Democratic Alliance Army), MNDAA (Myamar National Democratic Alliance Army) và UWSA(United Wa State Army). Hai nhóm này có thời làm vang động nổi loạn vì tranh chấp chính trị xứ này nhưng dần về sau họ tập trung thực lực trong việc sản xuất và buôn lậu thuốc phiện đê gây quỹ nuôi quân du kích. Nhóm BCP chuyên buôn lậu ma túy vùng Đông Nam Á trong khi nhóm SUA có mục đích bảo vệ lab chế biến ma túy và phân phát buôn ma túy cho những nhóm khác. Những năm sau đó nhóm CPB cũng có lab chế biến ma túy và phân phát buôn ma túy và xảy ra tranh chấp với nhóm SUA. Những nhóm này đạt thỏa thuận ngưng bắn vào những năm 1997 (NDAA in Mongla), 2003 (MNDAA in Kolang) và 2005 (UWSA in Wa) và được gọi là những nhóm “tạm ngưng bắn” để chia lãnh thổ cai trị Miến Điện.
Cuối năm 2007 chính quyền Miến CPB ra lệnh cấm trồng trọt cần sa và anh túc làm nông dân những vùng cao nguyên Miến và Lào bị ảnh hưởng kinh tế, thuốc men thiếu kém trầm trọng. Vì ngày xưa những nông dân này sống vùng cao nguyên chỉ trồng trọt cần sa và anh túc là phương tiện kinh tế chính để bán kiếm lời, để cho con cái ăn học, lo sức khỏe và mua sắm dụng cụ gia đình. Sau việc cấm vận một số nông dân chuyển đổi qua trồng lúa và cây ăn trái nhưng không đủ sống vì đa số đất đai nằm trền sườn núi cao nguyên hay thung lũng khó khai thác, một số khác xin di chuyển về miền đồng bằng và đổi nghề sinh sống. Sau năm 1994 Trung quốc bắt đầu đầu tư vào Lào để làm vườn cao su thay chỗ cho anh túc và cần sa. Tương tự những nhóm “tạm ngưng bắn” cũng khởi công tuyên truyền việc trồng cao su và trà để thay thế thuốc phiện, nhưng chỉ ở bang Wa là có gặt hái hiệu quả về kinh tế. Vấn đề trở ngại chính yếu vẫn là đường xá xa xôi và hiểm trở.
Sau những năm 1980 chính phủ VN, Lào, Miến Điện và Thái Lan hợp tác tăng cường mạnh hoạt động chiến thuật càn quét ma túy nên lượng ma túy đổ vào Mỹ giảm một cách đáng kể. Sự sản xuất tột đỉnh của vùng Tam Giác Vàng trong những năm 1997-98, cung cấp một phần ba ma túy thế giới và 10 năm sau đó giảm chỉ còn 5% năm 2008. Vì thế chữ Tam Giác Vàng ngày nay không còn đồng nghĩa với cần sa ma túy nữa.
Ma túy biểu hiệu cho sự trù phú hay nghèo nàn, sự sung sướng hay hạ cấp, tham nhũng hay độc lập bên Lào (theo tướng Tuan Shi-Wen của quân du kích quốc gia KMT).
Hoạt động ma túy dần dần chuyển hướng và chuyển sang khu Lưỡi Liềm Vàng (Golden Crescent) ở biên giới Afghanistan, Pakistan và Iran.
Trong thập niên vừa qua vùng đông Nam Á, nhất là những vùng phụ cận của sông Cửu Long phải đối đầu với một tệ nạn xã hội mới là việc hút và chích chất gây nghiện (ATS hay amphetamine-type-stimulant), đặc biệt là meth tức methamphetamine (meth) được bán dưới dạng thuốc viên (yaba/yama) hay tinh thể pha lê crystal (ice/shabu). Đây là tệ nạn xã hội chuyển thể từ ma túy về chất gây nghiện. Chất gây nghiện được chế đầu tiên bởi nhà hóa học Nhật tên Nagayoshi Nagai năm 1893. Chất gây nghiện nhân tạo được chế từ hóa chất ephedrine, methamphetamine từ safrole trong lab. Ephedrine là cây thực vật trồng nhiều ở Trung Quốc dùng trị ho và khan cổ trong khi cây safrole được chế biến như gia vị thơm cho savon, nước hoa và thuốc tẩy. Trong thế chiến thứ hai safrole được trồng nhiều ở Nhật và Đài Loan, sau đó chuyển sang Ba Tây (Brasil). Sau năm 1990, thì Trung Quốc dẩn đầu việc trồng trọt safrole và Việt Nam bất đầu nhập cuộc [5] p.66. Năm 1919, một hóa học gia khác cũng người Nhật tên Akira Ogata phát minh ra viên tinh thể trong chất gây nghiện meth. Nước Nhật là quốc gia đầu tiên sau thế chiến thứ hai thí nghiệm và lạm dụng chất gây nghiện một cách rộng rãi. Meth hay ATS được dùng trong thế chiến thứ hai cho phi công, binh sỹ và nhân công Nhật trong công xưởng để kích thích tăng sản xuất và quân đội để kích thích sự can đãm. Sau khi chiến tranh chấm dứt thì việc sản xuất bạch phiến bị dư thừa nên được bán rộng rãi cho công chúng Nhật. Năm 1949 chính phủ Nhật ra lệnh cấm chế chất gây nghiện dưới dạng viên hoặc bột, nhưng thuốc nước chích thì ngoại lệ. Từ đó thuốc chích chất gây nghiện (Philopon) xuất hiện đầy dẫy trên thị trường Nhật vì được bán trong tiệm thuốc tây mà không cần toa bác sỹ. Gần đây Nhật bản ra lệnh cấm sản xuất chất gây nghiện nội địa từ 1950 cho nên hầu hết meth được sản xuất từ Đại hàn, Đài Loan, Hong Kong và Trung quốc và được nhập vào Nhật bằng đường buôn lậu do nhóm tổ chức tội phạm Yakuza. Những năm 1970, đánh dấu làn sóng bệnh nghiền bạch phiến của đợt sống mới thanh niên học sinh ra đời ở Nhật cùng với nền kinh tế thịnh vượng nhất và xảy ra liên tiếp cho đến năm 1997. Theo thống kê năm 1997 thì có trên 600 000 vụ bắt giữ về hút chất gây nghiện ở Nhật mà đa số dùng cách tiêm chích. Năm 2001 con số này lên đến hơn 2.18 triệu người bị bắt giử và con số này vẫn duy trì và những giảm đi một ít. Nước Nhật vẫn là thị trường tiêu thụ chất gây nghiện (meth) lớn nhất khu vực đông Nam Á.
Từ năm 1970 Thái là quốc gia tiên dùng chất gây nghiện nhiều nhất trên thế giới. Liền những năm sau đó chính phủ Thái ra lệnh cấm dùng chất gây nghiện vì có quá nhiều tai nạn xe cộ xảy ra vì các tài xế xe hàng vận tải và commuter bus dùng liều methamphetamine để trị bệnh ngủ rũ. Từ đó các con buôn đổi chiến thuật bằng cách nhập cảng methamphetamine từ Âu châu như một loại Âu dược gây mê. Theo thống kê năm 2006 ba nước Miến Thái và Trung quốc bắt giử hơn 40 triệu viên methamphetamine mà phân nữa là ở Miến điện. Khi luật cấm ra càng gắt gao thì số người hút bạch phiến càng gia tăng. Đến năm 1990, những lò chế bạch phiến chuyển dần từ thành thị về vùng bắc Thái lan. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Đông Nam Á năm 1997 thì dân thất nghiệp gia tăng vì thế để dễ kiếm tiền sinh sống, việc bán bạch phiện là một phương tiện lý tưởng cho dân thất nghiệp để dễ kiếm lợi. Năm 2003, thủ tướng chính phủ Thái Thaksin Shinawatra ban hành chiến dịch chống ma túy với mục đích làm giảm một cách hữu hiệu tệ nạn xã hội này. Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị đảo chính tháng 9 năm 2006 bởi một hội đồng chỉnh đốn gồm những sĩ quan cao cấp đãm nhiệm. Sau đó có nhiều cuộc chỉnh đốn, truy tầm cho thấy 2,819 nạn nhân thiệt mạng trong khoảng tháng hai đến tháng tư 2003, một cách bí mật mà họ tình nghi là có liên hệ đến buôn lậu ma túy. Sau tháng 11 năm 2008, chính phủ mới Thái lại tiếp tục hô hào chống ma túy trên đất Thái. Một hình thức buôn lâu bạch phiến tinh thể bắt đầu bành trướng mạnh ở thanh thiếu niên Thái cho đến ngày nay. Mà methamphetamine tinh thể đều nhập lậu từ Miến Điện. Tệ nạn ma túy và methamphetamine nơi thanh niên ở Miến, Thái và Trung quốc (Côn Minh) gây ra hơn nửa triệu nạn nhân mắc bệnh HIV/AIDS theo thống kê của WHO (World Health Oraganization). Năm 2007 có hơn 27,000 người thiệt mạng vì bện AIDS bên Miến. Hội Bác sĩ Vô biên giới đang có chương trinh giúp đở nạn nhan HIV/AIDS để chữa trị như antiretroviral Therapy ở Miến và Thái Lan. Đông Nam Á đang trải qua một sự chuyển mình sâu sắc. Lệnh bãi bỏ ma túy cần sa vùng Tam Giác Vàng gây khủng hoảng kinh tế cho hơn trăm ngàn nông dân, nơi mà cần sa thuốc phiện nỗi tiến hơn một thế kỷ đang chuyển từ từ sang methamphetamine rồi chế tạo thuốc chích và thuốc gây mê. Hiệp định các nước Đông Nam Á ASEAN đặt chỉ tiêu là năm 2015 sẽ không còn ma túy (drug free). Các chính quyền đang áp dụng mọi cơ chế để diệt tận gốc tệ nạn ma túy bằng mọi cách. Thập niên vừa qua cho thấy Thái Lan và Việt Nam việc sản xuất ma túy hầu như ngừng hẳn, riêng Lào và Miến cũng đã thành công trong việc triệt phá các cánh đồng thuốc phiện trong việc trồng trọt anh túc. Việc sút giảm ma túy vùng Tam Giác Vàng không làm giảm sự sản xuất ma túy trên thế giới. Trái lại việc sản xuất ma túy tăng vọt ở Afghanistan (Lưởi Liềm vàng)…
Lưởi Liềm Vàng (Golden Crescent) – Sự phát triển về ma túy ở khu Lưởi Liềm Vàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ do nhiều điều kiện. Thứ nhất cần sa được trồng ở Afghanistan và Pakistan và được chuyển sang Iran đế biến thành thuốc phiện vì xứ này có hơn một triệu dân nghiền thuốc phiện. Sau những năm 1980, nền chính trị Iran lộn xộn và xã hội bất ổn làm tăng cường việc sản xuất cần sa nội địa và cắt giảm việc nhập cần sa từ Afghanistan và Pakistan. Việc buôn bán cần sa bị đình chỉ vĩnh viễn năm 1979 khi Afghanistan bị Nga xâm chiếm, các đường dây buôn lậu qua biên giới Iran đều bị chặn đứng. Trong khi việc buôn bán và tiêu thụ thuốc phiện bên Iran giảm đáng kể thì việc sản xuất cần sa tăng lên bội phần ở Afghanistan và Pakistan. Ma túy thuốc phiện được chế biến trong những lab ở biên giới Tây Bắc Pakistan và Nangarhai của Afghanistan. Thuốc phiện chế biến tại đây được chuyển vào Iran và xứ khác bằng ngã Baluchistan, bằng đường biển qua Karachi (thủ đô Pakistan) và Bombay (Mumbai ngày nay) và qua ngã Vịnh Arabian để xuất khẩu vàu Âu châu.
Hàng hóa ma túy nhập vào Mỹ bằng nhiều phương tiện hợp pháp như vận tải qua đường biển và hàng không từ hàng vải xuất khẩu, dụng cụ thể thao chế từ Pakistan (tennis & soccer balls). Thỉnh thoảng hàng thuốc phiện cũng được chuyển lậu qua bưu điện cấp chở bằng những chuyến bay tư đặc biệt. Từ Pakistan thuốc phiện được giấu kỹ trong những kiên bào chí và sách vở để nhập vào Hoa Kỳ. Nhiều nhóm tổ chức buôn lậu thuốc phiện từ khu Lưởi Liềm Vàng hoạt động từ nhiều quốc gia – Pakistani, Ấn, Lebanese, Tây Phi, v.v….
Dân Pakistani không có nhiều hệ thống phức tạp phân phối nhiều bên Mỹ cho nên họ chỉ nhờ vào bà con thân thuộc để phân phối thuốc phiện từ vùng Lưởi liềm vàng. Đặc biệt vùng đông bắc Mỹ như New York và Detroit và một ít vùng Los Angeles. Theo lời khai của một người Pakistani làm kỹ sư có liên hệ đến ma túy trước Commission thì việc chuyển và buôn lậu ma túy được diễn ra như sau : một người bà con của anh ở Lahore, Pakistan gửi một kiện hành lý bưu điện đến phi trường JFK New York như « in transit » để đến nơi cuối là Toronto cho một người bà con sống tại đây. Thùng hành lỳ có 2 đáy để chứa nha phiến. Vì là gửi hành lý với chữ « in transit » cho nên nhân viên hải quan cũng lờ đi và chuyển đi Toronto. Cơ quan hải quan Canadian cũng không khó khăn gì trong việc cho nhập hành lỳ bình thường khi có thân nhân địa phương đến nhận. Bên Canada bọn buôn lậu ma túy chuyển hàng mỗi ba đến sáu tháng như vậy nhân viên quan hải quan ít nghi ngờ hơn. Từ Toronto họ phân phối một phần hàng tiêu thụ nội địa, phần còn lại được chuyển đi Mỹ bằng đường buôn lậu qua ngã địa phận dành riêng cho dân Mọi da đỏ (Indian reserve) để dễ dàng chuyển đến những tỉnh lớn như Seattle, San Francisco. New York và Las Vegas. Tất cả liên hệ buôn lậu là những bà con dòng họ có sự tin tưởng cao.
Một phần ma túy sản xuất từ Lưởi liềm vàng được di chuyển sang Lebanon để nhập vào Mỹ. Đa phần ma túy xuất cảng qua Mỹ từ Lebanon từ phi trường Damacus bà Beirut. Bên Hoa Kỳ hoạt động ma túy thường đãm nhiệm bời dân Mỹ gốc Lebanese. Hệ thống này hoạt động vùng đông bắc Mỹ. Cũng như những hệ thống phân phối ma túy khác thông thường hàng được di chuyển giữa Toronto và phi trường Damacus & Beirut. Từ Toronto họ có đường dây di chuyển qua Houston, Detroit và New York dấu trong những kiện hàng thương mại. Số tiền gặt hái trong những vụ buôn ma túy này được rửa ở nhà băng Pittsburgh Pennsylvania.
Những hệ thống khác di chuyển ma túy khác từ Lưởi liềm vàng đến phi trường JFK New York bằng đường bay cargo chở thư từ cấp tốc từ Bombay, Karachi và Nigeria Nam Phi qua trạm trung gian Toronto và Paris hay London. Ma túy được dấu trong kiện hàng hay vali có hai lớp. Tương tự, tại New York hàng được phân phối qua một hay hai nơi vùng đông bắc Mỹ như New York và Washington DC. Theo Cơ quan vũ trang chống ma túy DEA (Drug Enforcement Agency) thì cộng đồng Nigeria ở Mỹ đều có dính líu vào những vụ buôn ma túy trên đất Mỹ. Tiền lợi nhuận từ ma túy được rửa trong những nhà băng tại Hoa Kỳ và Anh quốc.
Hệ thống khác cũng không kém tầm quan trọng của nó là Charles Green vào những năm 1970 và tiếp nối sau đó bởi Frank Matthew trong nhóm LCN từ Sicily – Ý. Năm 1971 Leroy Nicky Barnes tiếp tục sự nghiệp của Matthew và thành lập tổ hợp ma túy Council độc quyền buôn bán ma túy và thuốc phiền vùng New York, Pennsylvania và Canada. Nguồn ma túy mà Barnes phân phối xuất phát từ LCN (mafia Sicily) tên Natty Madonna cũng là thành viên của tổ hợp ma túy Council. Tổ hợp này hoạt động mạnh mẽ từ 1972-1976.
Kết luận:
Tam Giác Vàng nhìn ở bề ngoài thì giờ đây trở nên khá tĩnh lặng. Nhiều cánh đồng trồng cây anh túc đã được chuyển sang trồng trà, cà phê, theo chủ trương của chính phủ 3 nước Thái, Myanmar, Lào… Nhưng theo báo chí thì thực ra Tam Giác Vàng không hề yên ổn như thế, thuốc phiện quá được giá trong khi nông sản giá rẻ như bèo nên cây anh túc vẫn được trồng âm ỉ ở nhiều nơi. Nếu nhìn vào ống dòm chúng ta có thể nhìn thấy xa xa những cánh đồng trồng cây thuốc phiện mượt xanh nằm sâu trong các triền đồi. Nơi mà vẫn có những lãnh chúa tiếp tục công việc sản xuất thứ bột trắng chết người và sẵn sàng sống chết để bảo vệ khi có ai đặt chân đến truy quét. Hiện nay, thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc đụng độ giữa quân đội với “đội quân” xâm nhập biên giới lậu buôn cần sa. Cứ vài tháng, chính quyền Thái lan lại phải tổ chức những đợt truy quét ma túy liên tục. Trong những đợt truy quét như vậy, lực lượng đặc nhiệm biên giới là tiên phong và sẵn sàng chấp nhận bỏ mạng, mất xác nơi rừng núi trong cuộc chiến chống ma túy này. Vùng Tam Giác Vàng như đã thay da đổi thịt, phát triển từng ngày. Cách đó vài chục cây số, giữa những cánh rừng bạt ngàn và đồi núi treo leo, hiểm trở, những đoàn lừa chở thuốc phiện và các tay súng vũ trang vẫn âm thầm hoạt động. Tam Giác Vàng hiện nay vẫn còn hai bộ mặt với những đợt sóng ngầm âm ỉ bên trong…
Sau nhiều thập niên trồng anh túc, sản xuất ma túy và thuốc phiện, ngày nay hoạt động ma túy vùng Tam Giác Vàng giảm đi rõ rệt và hầu như đi vào huyền thoại. Nhưng hậu quả của nó còn để lại cho dân tộc thiểu số ở vùng này như tỉ lệ mắc bệnh HIV/AIDS cao, trẻ em thanh thiến niên nghiện ngập, dân tình nghèo khó thiếu thuốc men trị bệnh. Các nước trên thế phải đồng lòng tiếp tay trong việc làm giảm tệ nạn ma túy. Các nước giàu có nên giúp đỡ nhiều hơn những cộng đồng vùng biên giới Tam Giác Vàng một cách cụ thể. Những nạn nhân HIV/AIDS gây ra bởi ma túy cần được giáo dục rộng rãi cho quần chúng thế giới. Trách nhiệm và việc kiểm soát của Trung Quốc ở miền biên giới Tam Giác Vàng chưa đủ. Chính quyền TQ đang đầu tư ồ ạt vào Miến về trồng trọt cao su như một sự thay thế cần sa anh túc đòi hỏi thời gian lâu dài. Nếu Trung quốc thật sự quan tâm về ma túy vùng Tam Giác Vàng thì họ nên nghĩ đến những công trình thực tế hữu ích cho cộng đồng thiểu số đang sinh sống tại đây. Sự tồn tại và nghèo khó của những nông dân thiểu số sống ở biên giới Lào và Miến Điện là vấn đề to lớn mà các chính phủ chưa tìm ra lối thoát cho họ. Vấn đề cá biệt văn hóa rất quan trọng xem ra chính quyền TQ chưa thấu hiểu tầm quan trọng của nó. Cũng như người ta chưa thấm nhầm bài học quá khứ sẽ chạm phải lầm lỗi trong tương lai, giống như người từ chối học kinh nghiệm lầm lỡ của kẻ khác vậy….
Phỏng theo bài tường trình Transnational Institute – Withdrawal Symptom in Golden Triangle by Tom Kramer, Martin & Jelsma Tom Blickman - Amsterdam January 2009
Phúc Nguyễn
Xin mời xem tiếp phần 3
Tham Khảo:
[1] http://www.victorianweb.org/history/empire/opiumwars/opiumwars1.html
[2] http://www.druglibrary.org/schaffer/govpubs/amhab/amhabc3.htm
[3] http://shanland.mongloi.org/index.php?option=com_content&view=article&id=3485:drugs-and-cultural-survival-in-the-golden-triangle-&catid=115:opinions&Itemid=308
[4] http://www.geopium.org/
[5] The Whiteout: The CIA, Drugs and the Press by Alexander Cockburn, Jeffrey St.Clair. The Opium war p. 235-250
[6]. http://www.tni.org/sites/www.tni.org/files/download/withdrawal.pdf