Wednesday, September 7, 2011

MÓN QUÀ CỦA TẠO HÓA


Nghe thì dễ sợ lắm, cái gì thế? Đâu gì to tát, đó là những đứa con, ngoan hiền, giỏi giang có khi là những nhân tài vv. Thế nhưng đó là mong đợi và là món quà lớn lao của người trông chờ nó hàng ngày.
Ngày ta được biết là mình có thai, đó là niềm vui cho nhiều người, với những khó khăn những ngày mang thai chín tháng mười ngày, rồi chuyển dạ, cái đau của người Mẹ trong thời gian này, rồi đứa trẻ ra đời, niềm vui ấy lớn lao đến nỗi quên đi cái đau ấy. Tạo hóa đã giúp ta có được thiên chức làm Mẹ, mà không phải ai cũng có thể có.
Mai mắn, nếu món quà hoàn hảo hay ngược lại, những đứa con phá phách, ăn chơi, tật nguyền vv, tất cả đều do tạo hóa. Cha Mẹ là yếu tố chính, sức khỏe và hoàn cảnh kinh tế cũng một phần quyết định, có khi trong hoàn cảnh tốt mà đứa trẻ ra đời lại èo uột hay là những đứa con ngoài ý muốn, hay hoàn cảnh khó khăn thì có được những đứa trẻ sức khỏe tốt, ngoan hiền vv. Tất cả, lý giải bằng món quà của Thượng Đế, có khi tìm hoài mà không được, có khi không muốn mà cứ có hoài. Người nghèo khó thì sữa cho con đầy đủ nhiều khi là quá dư, người thì khá giả thì chẳng có giọt sữa nào cho con hay quá ít.
Ngày nay, xã hội tiến bộ hơn, tuổi trẻ không thích cho con bú, thiên chức làm Mẹ là mớm sữa cho con bằng sữa Mẹ, thế mà công việc ấy lại mất dần với giới trẻ ngày nay. Mẹ chăm sóc dạy dỗ cho con, lo cho con từng tấm cơm manh áo, điều này rồi nhạt dần theo năm tháng, có khi chúng còn không màng đến việc con cái, tạo hóa mất đi hiệu nghiệm đối với giởi trẻ ngày nay.
Thực tế rất éo le, người khá giả, giàu có điều kiện đầy đủ, thì muốn hoài mà chẳng ra đứa nào, muốn có những đứa con để sống trong sự no ấm đầy đủ không thiếu thốn thế mà Thương Đế nào cho, còn người nghèo khó hoàn cảnh thiếu thốn, chẳng mong đợi mà cứ có con đàn, chăm sóc con thì thiếu thốn đủ điều, lại lần nữa mất đi linh nghiệm của Thượng Đế.


Thượng Đế truê chọc con người, cho người này cái này thì lấy cái khác của họ, hay lấy cái này của họ rồi cho họ cái kia, chẳng bao giờ được như ý mọi người. Nhưng món quà của Thượng Đế là vô giá đó là những đứa con, nó là sợi dây vô hình, ràng buộc vợ chồng, nó là niềm vui của họ, khi đứa trẻ còn nhỏ thì niềm vui càng nhiều, niềm vui tăng lên khi nó cất tiếng nói, gọi Ba Mẹ, rồi con thương Ba Mẹ lắm, con muốn thấy đám cưới của Ba Mẹ, lúc Ba Mẹ cưới nhau con ở đâu? Những câu hỏi ngây ngô làm vui vẻ cả nhà, rồi nó làm khắng khít vợ chồng, khi nó lớn lên hàng ngày, phải dạy đủ điều, cái gì cũng học, cũng hỏi vv.
Rồi nó lớn dần, lớn dần, niềm vui lại tăng lên ngày càng nhiều, mặc dù có những khó khăn trong cuộc sống nhưng Cha Mẹ nào tính kể với con, chỉ thấy niềm vui là lớn hơn quên đi nổi lo toan hàng ngày và khi con bệnh hoạn lòng đau khôn tả. Đến khi nó trưởng thành, nỗi lo lại nhiều hơn, lo cho nó hoàn thành việc học hành, rồi công việc, rồi gia thất, rồi nhà cửa, tiếp đến là cháu chắt vv. Nỗi lo ngày càng lớn và lớn dần, niềm vui lại bớt dần và giảm dần. Nếu mai mắn, thì vần đề khó khăn giải quyết được, thế nhưng ngược lại, thì buồn bã nhiều hơn là niềm vui, có khi là chẳng thấy mặt con do những xung đột, do quan niệm hai thế hệ khác nhau, rồi vợ chồng lại lục đục, có khi dẫn đến kết quả xấu vì con cái vv.
Nhưng nếu nghĩ tích cực hơn, tạo hóa đã cho ta niềm vui mà người khác không có được thì tạo hóa cũng có thể lấy lại niềm vui ấy. Nếu nghĩ đến đây thì cách giải quyết hay hơn, tìm ra lối thoát cho gia đình vui vẻ, với việc nhận món quà mà Thượng Đế cho ta, thì ta sẽ vui vẻ mà chấp nhận cái gì có, và những buổi cơm gia đình từ người Mẹ là rất quan trọng, giữ chân những đứa con của mình. Rồi niềm vui sẽ đến từ những đứa con của chúng, chúng ta lại có thêm niềm vui mới với thiên chức làm Ông hay Bà, rồi chăm sóc, lo lắng cháu như những đứa con ngày xưa với tuổi tác và sức khỏe già nua, nhưng với niềm vui mới, thế là tạo hóa lại tiếp tục cho ta món quà mới, ở tuổi xế chiều. Chúng ta cảm thấy vui hơn với món quà này, mà không trách Thượng Đế, Thượng Đế lại cho ta mãi những món quà ấy vì người mong đợi thì không bao giờ có, nếu muốn thì chỉ nuôi con xin hay cháu xin mà thôi, đó là nổi niềm đau buồn mà tạo hóa không cho món quà này, nếu không chúng ta sẽ lẻ loi cô độc, dưới đóng vàng mà chẳng ai nối dõi tông đường. Thượng Đế cho ta thì cũng thử thách ta, chúng ta biết trân trọng và quí món quà ấy thì món quà sẽ cho ta những món quà khác hay hơn và đẹp hơn.


Snowynguyen 2011

Hiệu ứng tuyết rơi