Monday, August 8, 2011

KÝ ỨC VỀ CHA TÔI


Bài viết này dựa theo ký ức và tâm tư, theo bản tính tự nhiên nên lối viết có phần thiếu văn hoa bóng bảy trau chuốc như những người viết chuyên nghịêp. Mong bạn đọc thông cảm và xem như một truyện kể lại, nhớ đến đâu kể đến đó…














“Cha mẹ” hai tiếng gọi thân thương mà ai cũng thốt lên từ thuở nằm nôi. “Ba, ba” là tiếng nói gần gũi và cao quí, lớn như biển, rộng cao diệu vợi như trời cao kia. “Mẹ, mẹ” như nguồn nước ngọt, mang nặng đẻ đau, chăm sóc từ miếng ăn mảnh áo. Sinh ra và lớn lên trong hơi ấm của gia đình mười anh chị em, tôi là con trai thứ hai sau anh lớn của tôi, mà người Nam thường gọi là anh ba.
Cha tôi là người sống rất vị tha thông minh, cần cù, khi trưởng thành cha tôi đi lính Tây sau khi giải ngủ cha tôi đi học lấy nghề thợ sửa máy, học hành chăm chỉ, được thầy rất thương đồng nghiệp quí mến. Cha tôi đã đào tạo không biết hàng trăm hay nhiều hơn thế lớp học trò giỏi cho đời và xã hội. Học trò cha tôi rất thành đạt và rất nhớ ơn dạy dỗ của cha tôi.
Cha tôi cũng là trụ cột gia đình, người nghiêm khắc chịu khó hy sinh cả đời làm lụng cực khổ cho chúng tôi được ăn học thành tài. Mẹ tôi người ít nói tỷ mỹ không ngại khó, giúp đỡ công việc cho cha tôi, chăm sóc chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ.
Dù sống trong chiến tranh, nhưng nền tảng xã hội miền Nam vẫn dựa trên gia đình…Trong gia đình cha tôi là gia trưởng trụ cột, con cái luôn luôn vâng lời và nghe theo quyết định của người. Nhớ hồi còn nhỏ tôi đi học, sáng nào cũng khoanh tay “thưa Ba, thưa Má con đi học”. Chiều về cũng khoanh tay “thưa Ba, thưa Má con đi học mới về”, cha tôi nói “đi thưa về trình”. Tôi không dám ái mộ lối giáo dục như vậy vì nó có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm không kém, khi sống ở xứ người tôi nhận ra rằng trẻ em Việt Nam quá nhút nhát khi gặp và đối xử với người lớn tuổi hơn mình…
“Sóc Trăng” nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất hiền hòa. Khi ba anh em tôi ra đời, chúng tôi chứng kiến cảnh cha tôi làm lụng vất vả và bị kẻ chức quyền lấy nhà, chúng tôi không nhà ở, phải lấy xe máy cày làm mái nhà che tạm để có chỗ ăn ngủ. Đó là những ngày đầu khó khăn mà chúng tôi chứng kiến, cha tôi bùi ngùi và nói với các con rằng “cha làm thợ để các con ăn học thành thầy mà ngẩng đầu với đời, không chịu cảnh ức hiếp này”. Sau những năm tháng lao động gian nan cha tôi đã có được một công xưởng nhỏ ở đường Tự Đức năm 65, sau đó cha tôi còn mua thêm nhà và làm công xưởng thứ hai taị đường Lê Lợi năm 70, là ngôi nhà thờ tổ của chúng tôi sau này.
Những lúc cha tôi làm việc cực nhọc, tối đến chúng tôi thường quây quần xung quanh cha tôi để đấm bóp cho cha, mà sau này tôi kể lại cho hai con trai tôi nghe chúng nói rằng « sao ông nội sướng thế ».
Khi bắt đầu biết nhận thức, tôi nghĩ rằng cha tôi là người khá nghiêm khắc và hơi khó tính. Có lẽ vì cha tôi đã tự lập từ năm 12 tuổi là đã mồ côi cha và phải bỏ làng ra đi. Cha tôi luôn nhắc nhở chúng tôi « ba bỏ xứ ra đi để lập nghiệp và thề với tổ tiên là nếu không thành công ba sẽ không trở về quê củ ». Cha tôi có ý chí rất cao. Đây là kim chỉ nam cho chúng tôi noi theo để kiên nhẫn chịu đựng và hun đúc ý chí giúp thành công sau nầy. Cha tôi hơi nóng tính, thường xuyên la mắng và đánh đòn các con trai khi chúng tôi có lầm lỗi hoặc làm điều gì không vừa ý cha. Tôi còn nhớ mỗi khi làm xong việc, cha tôi hay gắt gỏng nếu chưa thấy cơm nước sẵn sàng. Những lúc đó, ba anh em chúng tôi tìm mọi cách tránh né gặp cha, khi cha ở nhà trên thì chúng tôi trốn xuống bếp hoặc ngược lạị. Mặc dù cha tôi không có trình độ học vấn cao nhưng cha rất quan tâm đến việc học của con cái. Anh hai tôi có rất nhiều quyền hành trong gia đình. Thứ nhứt anh ấy học lúc nào cũng “nhất lớp”. Thứ nhì vì là anh cả trong nhà nên cha tôi cho anh ấy quyền dạy dổ và kèm chúng tôi học tại gia. Đến bây giờ tôi vẫn không quên ơn anh cả tôi về sự dạy dổ lúc chúng tôi còn bé thơ.
Quãng thời gian trung học ở trường Hoàng Diệu, ba anh em chúng tôi vì học chung trường nên cha tôi bắt buộc phải đi học và về nhà cùng một lúc. Thời tuổi trẻ với nhiều thú vui nghịch ngợm cùng bạn bè, nhất là tôi lại ham thích sáng tạo những dụng cụ đánh nhau- bắn tên, kiếm, súng bắn đá, v.v.v…nên thường rủ ghê bạn hàng xóm đi đánh nhau với xóm khác sau giờ học, anh cả tôi lại có đam mê học hành cho thật giỏi để được phần thưởng và được đi du học về sau. Việc phải chờ nhau để cùng về nhà một lúc cũng là điều gây ra rất nhiều khó chịu và bất đồng ý kiến giữa ba (3) anh em chúng tôi ngày ấỵ Với các con thì nghiêm khắc như thế nhưng cha tôi lại là người được nhiều sự kính nể và quí mến mỗi khi cha có dịp tiếp xúc với bên ngoài : thẳng thắn, vui vẻ, rất cởi mở và rất tôn trọng người đối diện. Vốn bản tính nhút nhát và hiền hậu nên tôi thường ít bị đòn hơn em trai tôi. Suốt quãng thời gian thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, chỉ có vài lần tôi thực sự cảm thấy gần gũi với cha.
Năm 13-14 tuổi anh bạn hàng xóm tôi là Trương Duy Bửu rủ tôi đi tập Tea-kwon-do. Tôi vội xin cha cho tôi đi học Tea-kwon-do với lý luận là vì tôi là đứa con trai ốm yếu, sợ không có đủ sức chống chội lại bạn bè nếu bị tấn công. Ông anh cả tôi luôn chống đối việc học võ. Tôi nhớ có lần tôi chuẩn bị để thi lên đai nâu Tea-kwon-do cho nên phải tập luyện ráo riết hàng ngày, vả lại tay chân cũng hơi ngứa ngấy. Tôi cứ đá nhanh đá mạnh vào bức màng che phòng ngủ của ba má tôi, tình cờ ông bước ra từ đàng sau bức màng thì bị trúng cú đá của tôi. Tôi nghe một tiếng “Ự, đứa nào giởn mà đá mạnh thế?”. Cha luốn cuốn vài giây và khi bình tỉnh lại cha có vẻ không hài lòng về sự học võ kiểu này. Thế là từ đó cha tôi cấm không cho tôi tiếp tục học lên đai đen. Nhưng vài tháng sau đó Bùi Quang Tuấn rủ tôi đi học Vovinam với hắn. Học được 1 năm thì lệnh Tổng Động viên ban hành năm 72. Một phần tôi rất bận rộn trong việc học nhảy để đối phó với lệnh ấy, một phần B. Q Tuấn nhập ngủ. Thế là tôi ngưng học võ từ lúc đó.
Hai tháng chuẩn bị thi tú tài thật là gay go. Tôi lên Saigon tìm giáo sư giỏi và nổi tiếng ở Sài Thành để học luyện thi. Ba ngày thi tú tài 1 ở Trung Học Vĩnh Long, tôi vẫn còn nhớ mãi cha và anh trai tháp tùng đến Vĩnh Long để xem tôi thi. Vì giai đoạn này là giai đoạn quyết định vận mạng của tôi sau này, cho nên cha tôi không ngần ngại bỏ công ăn việc làm trong 3 ngày chạy lên chạy xuống Vĩnh Long để theo dỏi việc thi cử của tôi. Sau khi đậu tú tài 1 với hạng Bình, tôi xin chuyển lớp 12B2 ở LasanTaberd Saigon. Năm cuối cùng học ở Sàigòn thỉnh thoảng vài tháng, tôi và anh tôi lái Honda từ Saigon về Sóc Trăng để thăm cha và gia đình.
Anh tôi có ước mơ từ thuở nhỏ là mong được đi du học. Đậu Tú-Tài II với số điểm 15/20 môn Pháp Văn, khá cao so với tiêu chuẩn được đi du học, anh tôi hối thúc tôi nộp đơn và được bộ giáo dục thời ấy chấp thuận qua Canada du học. Trước khi lên đường du học, tôi cũng đậu khá cao nghành Cán sự Phú Thọ. Vì tôi có dịp thực hành và tiếp thu với máy móc trong công xưởng của cha từ thuở nhỏ cho nên tôi rất thích ngành cơ khí. Tôi hứa với cha là sẽ cố gắng học về cơ khí để cha được hãnh diện. Sau tú tài 2 là giai đoạn để lo cho tương lai. Tôi cố thi vào ĐH Phú Thọ nhưng lại trượt đành phải học Cán sự Phú Thọ rồi sau đó tiếp tục lên kỹ sư cơ khí. Vì nghĩ rằng sau 2 năm Phú Thọ thì sẽ có cơ hội để tiếp tục học Kỹ sư tại đây thêm 4 năm nữa. Một phần cũng vì tôi luyến tiếc về việc đi du học với tương lai mù mờ…
Gia đình tôi nói rằng học ở Việt Nam thì khó có hi-vọng mà tiến thân vì gia đình tôi là một gia đình không có giai cấp trong xã hội thì là một vấn đề khó khăn lắm. Vã lại gia-đình tôi không khá giả cho lắm so với gia đình khá giả ở Sài Gòn, cố gắng mua được cho tôi cái vé máy bay để lên đường du học là đã quá sức của bố mẹ. Phần còn lại tôi phải cố gắng lo liệu sinh sống và tự lập nơi xứ lạ quê người…
Thế rồi tháng 11 năm 1973, tôi phải hành trang cuốn gói lên đường du học Canada, bồi hồi bỏ lại tất cả kỷ niệm thời niên thiếu ở Việt Nam để dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mới trên đất lạ quê người với một tương lai mù mịt.
Ngày tiễn tôi ra phi trường lên đường du học, cha mẹ tôi dõi mắt trông theo, những giọt lệ cứ tuôn trào trên gò má của mẹ tôi. Tôi dường như thấy Phi trường Tân Sơn Nhất bổng chốc im lìm, không gian bổng chốc biến thành trống vắng, thời gian như dừng lại làm tim tôi quặng thắt, tôi muốn gào thét to lên, và chạy tới, níu giữ lại vòng tay người, hơi ấm, dư hương, hạnh phúc, lý sống của đời mình, rồi từ từ máy bay cất cánh xa khuất và khuất xa mãi, thế rồi tôi giựt mình nhận ra rằng tôi xa rồi mảnh đất mẹ thân thương.
Hai năm đầu du học Canada chúng tôi chỉ liên lạc gia đình qua thư từ bưu điện chứ không có email, Skype và facebook như ngày nay.
Nhưng biến cố năm 75 không khỏi nhiều người ly hương hàng chục năm trời, cha xa con, vợ xa chồng…
Theo lời em tôi kể lại những ngày đầu 30 tháng 4 là những ngày khó khăn và đau khổ của gia đình tôi: đây là khỏang thời gian cùng cực của gia đình, mỗi đứa em tôi phải từng đứa mang túi xách mà Mẹ tôi sắp đặt sẵn chứa đựng ít tiền và vàng, « để trường hợp tụi nó đánh tư sản đột xuất thế là chúng ta sẽ không trắng tay » cha tôi nói. Bạn bè cha tôi bị hòan cảnh mất nhà, như chú Hai Kiều Thái chẳng hạn và trắng tay ra khỏi cữa mà chẳng có gì theo người, cha tôi phải cho các em gái tôi mang cơm đi thăm họ và trong đó có ít thỏi vàng nhét trong lon « sữa guigor » để giúp đở bạn trong lúc họan nạn, hiện nay họ vẫn sống ở nước ngoài và rất mang ơn cha mẹ tôi.
Trong suốt khoảng thời gian sau biến cố này, cha tôi phải mua từng món phụ tùng cũ kỷ và mang về sửa chữa và chùi rửa cho sạch sẽ để bán lại hay thay cho những xe hư mang lại cho cha tôi sửa, vì thời cấm vận thì làm gì có phụ tùng ngoại nhập thay thế như hiện nay, tìm từ 2.000 đồng 50.000 đồng Việt Nam cũng làm cha tôi mãn nguyện thời buổi khó khăn đó. Mẹ tôi phải tảo tầng mua bán thức ăn như hột vịt lộn, chuối, xoài, và nuôi heo, mẹ tôi phải cắt chuối và rau muống mỗi ngày để cho chúng ăn để lớn lên mà bán đi lấy tiền  nuôi cho các em tôi được học hành.
Những lúc các em tôi cùng ăn chung một tô bún nước lèo cùng sáu bảy đứa chụm đầu nhau húp rộp rộp, « ăn đông vui đở hao » cha tôi nói thế.
Em gái thứ 6 tôi học ngành Nha tại Sài Gòn, sau khi ra trường em tôi cũng chưa thích nghi  để trở lại Sóc Trăng làm việc, nhưng cha tôi đã động viên và giúp đở em tôi rất nhiều cho sự nghiệp đầu đời của em gái tôi, khi đó cha tôi phải làm những máy móc trang bị cho phòng mạch bàn ghế, để cho em tôi hài lòng và yên tâm làm việc, mặc khác khi bệnh nhân đến phòng mạch những ngày đầu cha tôi phải tự dắt xe và hướng dẩn bệnh nhân chổ chờ đợi và theo thói quen mến khách cha tôi mời trà nuớc để họ chuẩn bị tâm lý không nôn nóng và lo sợ khi bước vào phòng răng, sẳn tiện cha tôi quảng cáo rất nhiệt tình cho em gái tôi nào là « con tôi rất khéo làm răng rất đẹp nhổ răng không đau sau khi ra khỏi phòng mạch chẳng thấy đau đớn chút nào ».
Cha tôi lúc nào cũng hãnh diện với bạn bè và hàng sớm rằng « con trai lớn tôi là cử nhân, con trai kế tôi là thạc sĩ, con gái và con trai út tôi là kỹ sư, nha sỹ » hầu như lúc nào chúng tôi cũng nằm trong trí của cha tôi về sự hãnh diện này.
Chúng tôi mỗi người một nơi, em gái và các em khác của tôi lên Sàigòn học và làm việc luôn đến bây giờ. Tất cả chúng tôi điều đổ đạt đại học duy chỉ các em trai kế út thì chỉ qua hai năm đầu đại cương ở Đại Học do mắc căn bệnh khắc nghiệt.
Em gái lớn của tôi (5) thành đạt với một Công Ty khang trang nằm giữa lòng Quận một Thành Phố Sàigòn, em kế đến (6) cũng không kém phần, có phòng bán thuốc tây và phòng khám chữa trị về răng hàm mặt, các em út của tôi điều đỗ và xong Đại Học hiện đang làm việc tại Thành Phố Sài Gòn hay nước ngoài.
Em trai kế Út của tôi rất thông minh sáng sủa và chịu khó lại mắt một bệnh, mà căn bệnh này khá phổ biến đối với một số gia đình Việt Nam mà Tây Phương hầu như rất hiếm hoi xảy ra, theo tôi nghĩ do khí hậu và môi trường xung quanh thời nay. Điều này làm cha tôi rất buồn phiền.
Cha tôi hay nói trong những buổi ăn « Ông HCM ổng có lịch sử của ổng Ba có lịch sử của Ba, ổng trăm năm chống pháp, hai mươi năm chống Mỹ », còn cha thì « trăm năm trốn Pháp, hai mươi năm trốn Mỹ » và các con phải « ăn trông nồi ngồi trông hướng ».
Ngày tôi trở về quê hương lần đầu tiên vào những năm 89, những năm đầu tiên việt kiều du học như chúng tôi mới giám liều mình về thăm nhà, vì nhà nước còn kiểm sóat quá rắc rao đối với việt kiều thời đó, lúc nào cũng có Công An bên cạnh, ngày đầu bị kiểm sóat tôi phải ngủ tại khách sạn Century sau tuần thứ hai tôi mới được về với gia đình phải trình giấy tờ tạm trú với Công An Phường, cũng như thủ tục khác liên quan. Khi máy bay gần đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất dưới những ánh sáng đèn le lói không như hiện tại, lòng tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Máy bay từ từ đáp xuống lòng vui không tả xiếc, tôi muốn thốt lên rằng « cha mẹ ơi con đã trở về » và khi ra khỏi phi trường tôi gặp lại đầu tiên là gương mặt cha tôi sau đó là mẹ tôi và cả gia đình tôi, tôi nhận ra cha mẹ tôi đã có những nếp nhăn trên trán. Em trai út của tôi nó rất ngỡ ngàng và xa lạ với tôi vì khi ra đi nó còn nằm trong nôi.
Khi tôi trở lại Canada, mẹ tôi tặng cho vợ tôi chiếc nhẫn hột xoàn tuy không phải giá trị quá lớn nhưng nó đặt hết tình cãm của mẹ tôi giành cho vợ chồng tôi. Bởi vì ngày cưới của tôi không có sự tham dự của cha mẹ tôi.
Mỗi độ Tết về tôi thường điện thoại thăm hỏi và chúc thọ cha tôi, cha tôi rất vui vẽ và mừng rở, tuy nhiên những ngày tết năm 2008 cha tôi buồn nói « nghề nghiệp cha không ai nối dỏi » nhưng tôi chưa kịp nói với cha tôi rằng « tôi cũng là kỹ sư cơ khí mà !! ».  Anh em trai chúng tôi chắc là do từ trong dòng máu cha tôi nên rất giỏi và thạo về cơ khí. Cha tôi cũng nhắc nhở chúng tôi rằng hãy thương yêu giúp đở lẩn nhau khi có đứa họan nạn « một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao » như người hay nói. Cha tôi rất lo cho anh em chúng tôi, cha hảnh diện cho các con nhưng không phải tất cả chúng tôi điều thành đạt, nên cha tôi lúc nào rất lo lắng và buồn phiền, cho những đứa con không thành đạt, cha xem chúng tôi lúc nào cũng như những đứa trẻ, và lo cho em trai kế út của tôi.
Những ngày mùa đông năm 2003, cha mẹ tôi sang thăm em gái  tên Nga của tôi sống tại Na-Uy, trong hai tuần lễ giữ cháu ngoại Thái Uy, anh hai và tôi thay phiên nhau điện thoại cho cha mẹ để họ đở buồn và nhớ quê hương, vì cha tôi nói “tỉnh Stavenger khi ra ngoài đường thì thấy người ít hơn xe cộ, thời tiết lạnh lẽo và cảm thấy buồn quá đến muốn "tự tử" luôn”.
Cha mẹ tôi cứ đòi sang Paris gấp với hi vọng sẽ vui hơn Na Uy vì cha tôi lúc nào cũng quen có bà con hàng xóm để trò chuyện và vây quanh. Khi ra đường gặp nhiều người nói chuyện vui vẻ chứ không như cái xứ "khỉ ho cò gáy Na uy" ấy.
Khi đến Paris cha mẹ tôi có vẻ vui hẳn ra vì còn gặp được xui gia là mẹ vợ của anh hai tôi, các con của anh chị Hai, nhất là bé Chương là cháu đích tôn “đầu đời” mà cha tôi không thể nào quên những kỷ niệm ở Việt Nam với bé. Chương rất thương và nhớ nội, vì trước khi ra đi Chương có nói với nội rằng
Nội ơi, con đi con sẽ gửi về cho nội cái quần xà lỏn”
Đối với cha tôi, đây là đứa cháu nội đầu tiên mà cha tôi thường hay nhắc mỗi khi nghĩ tới nó. Tôi nghĩ Chương cũng nhớ đến những kỷ niệm đẹp ngày xưa mà ông nội đã dành riêng cho nó.
Những ngày này anh hai tôi đưa đi xem Tour Eiffel, Chateau Versaille, Champs Élysée, Disney de Paris, v.v.v....Cha mẹ tôi tìm lại được một ít niềm vui ở đây.
Sau đó tôi bay sang Paris để gặp cha mẹ vào dịp Tết, thuê xe cùng anh hai tôi đưa cha mẹ đi Bruxelles thăm gia đình và mẹ của Sinh là em rể thứ tám của tôi và đó là lần đầu mà cũng là lần cuối cùng cha mẹ tôi gặp mẹ của Sinh. Bây giờ có lẽ cha tôi đã gặp lại hai xui gia là mẹ Sinh và mẹ vợ anh hai dưới suối vàng và tha hồ tâm sự v chuyện con cái trên trần gian này….
Sau 3 ngày ở Bỉ, anh Sang (anh của Sinh) đưa cả  nhà  đi thăm Viện Bảo tàng xe hơi Bruxelles cha tôi thích lắm vì là  đúng nghành cơ khí của cha. Đêm mưa tầm tả anh Sang lái xe đưa cả nhà đi Austerlitz (Waterloo) để thăm chị Nguyệt của Sinh và được mời một bửa cơm gia đình. Sau đó hai anh em đưa cha mẹ tôi sang Lichtenstein, 35 km về phía nam của Stuttgart, Đức để thăm chú Hai Kiều Thái là bạn bè cũ và cũng là “em kết nghĩa”của cha tôi.
Đi đường có vẻ gặp nhiều trục trặc vì anh hai tôi nghĩ chỉ cần lấy "hướng đi" là đến nơi dễ dàng, chứ không in lịch trình rỏ ràng. Chúng tôi lạc vài lần khi vừa qua khỏi Stuttgart . Và từ Stuttgart phải nhắm hướng Vailhingen để đi Lichtenstein, theo anh hai. Vừa qua khỏi Stuttgart thì anh hai lần mò hướng đi Vailhingen. Đi khoảng 45 phút mà vẫn không thấy Lichtenstein đâu hết vì trời tối đen mịt mà xa lộ không có đèn, xe hàng to tướng cứ chạy vù vù rất nhanh và rất nguy hiểm, phần vì mình vừa lái xe vừa tìm đường xá và hướng đi. Thế là bị lạc đường và khi xem lại bản đồ thì có 2 tỉnh Vailhingen và vailhingen chỉ khác có chữ V lớn và v nhỏ. Hai tỉnh lẽ này một nằm về phía bắc và tỉnh kia phía nam của Stuttgart . Tôi vẫn chưa hiểu tại sao có 2 tỉnh cùng tên như vậy nữa...Xe ngừng lại cây xăng để hỏi thăm, thì họ nói phải lấy hướng Nam của Stuttgart chứ không phải hướng Bắc chưa kể là dân Đức nói tiếng anh kém cỏi và khó hiểu. Anh hai tôi cải vả với cha tôi, còn mẹ thì quá mệt vì đã đi 10 tiếng đồng hồ trên xa lộ và phần vì đói lã người nên mẹ tôi đề nghị tìm một motel để ngủ lại đêm và ngày mai đi tiếp. Anh hai thì "give up" vì chán nản và đòi quay về Paris (mất 8 tiếng từ Paris-Stuttgart). Theo tôi thì chỉ còn độ 10 Km nữa là tới nơi. Tôi đề nghị điện thoại chú hai để báo cho họ biết là mình lạc đường và sẽ tới trễ khoảng 10 giờ tối thay vì 8 giờ để chú thiếm chờ ăn cơm chung.  Tôi đề nghị là để tôi lái xe đi đến nhà chú Hai và nhắm hứơng nam. Gần tới nơi gọi ĐT cho chú hai ra đón tại nhà ga của Vailhingen và về đến nhà chú gần 10 giờ đêm.
          Gặp chú Hai tay bắt mặt mừng, chú thiếm tiếp đải cha mẹ tôi rất nồng hậu vì chú hai chịu ơn cha tôi ngày xưa khi chú bị đi vùng kinh tế mới....Và đây cũng là lần cuối cùng chú Hai Kiều Thái gặp lại người “anh kết nghĩa” của chú…
         Chú Hai Kiều Thái ngày xưa là một trong những đại doanh giàu có nhứt nhì ở ST. Chú tâm sự rằng bây giờ mình nên tu tỉnh và giúp đở những người nghèo khó hơn mình để đền bù lại cái ân huệ mà chú được hưởng và cái cái lộc ngày xưa mà Trời Phật đã ban cho gia đình chú…
Khi về VN cha tôi rất hãnh diện với bà con hàng xóm và khoe rằng ông đã đi khắp Âu châu như Na Uy, Đức, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Đan Mạch, v.v.v., và chụp rất nhiều ảnh lưu niệm...
Thời gian thắm thoát trôi nhanh, em gái thứ 8 tôi sống xa quê được vài năm thế là một buổi trưa ngày tháng 11 năm 2008 đã chiêm bao thấy đám tang cha tôi trước lúc cha tôi mất hai ngày, mặc dầu lúc đó chúng tôi cũng vừa nói chuyện với cha tôi như thường lệ qua điện thoại. Điều này là khó tin với chúng tôi vì nó quá đột ngột và chỉ là giấc chiêm bao.
Cô em gái thứ 5 sống ở Sài Gòn khi cùng cha tôi đi chùa trước vài ngày cha tôi mất, cha tôi chưa hề ăn chay nhưng ngày ấy cha tôi cũng ăn chay và nói « là ăn chay nhẹ bụng ».
Cha tôi nói với mẹ tôi tối trước hôm cha tôi té « bà ngủ tối nay với tôi một đêm nhe », mẹ tôi bảo rằng « ngủ chung không quen ».
Sáng như thường lệ mẹ tôi xuống nhà chổ phòng ngủ của cha tôi để cùng cha tôi đi vòng hồ nước ngọt và tập thể dục dưỡng sinh. Nhưng bất chợt mẹ tôi phát hiện cha tôi nằm sóng xoài trên đất và tim đập nhẹ nhưng người bất động.
Chúng tôi hay tin cha tôi té ngã và nằm hôn mê tim đập nhẹ trong bệnh viện Sóc Trăng, tôi lúc ấy rất lúng túng vì vừa nói chuyện với cha tôi chỉ vài ngày, tôi không biết phải làm gì và em gái tôi nhắc rằng nên đặt vé về ngay. 
Nghe tin cha tôi hôn mê sắp sửa ra đi, tôi bàng hoàng hụt hẩng, tê điếng cả người, không tin những điều mình nghe là thật. Hình như một khoảng trời vừa sụp xuống, tôi bàng hòang, nhưng gương mặt nhòe nhoẹt nước mắt của tôi khi báo tin dử nầy cho mấy đứa con tôi đang đứng trước mặt, tôi cố tình giử kín niềm đau trong lòng…
Tôi biết cha ở trên cao nhìn xuống, thấy được nỗi đau đớn của chúng tôi chắc cha cũng không đành lòng, nhưng biết làm sao đây!  Chúng tôi thương nhớ cha mãi mãi, chảy khô nước mắt mà vẫn không đền đáp được công ơn của cha như biển trời lai láng, nhưng chúng tôi cũng vẫn không đem cha về lại được với mình, nhìn cha ra đi mà chúng tôi không nói được lời từ biệt hay kính thương cha ! Điều bất-hạnh đau đớn nhất trong đời, tôi chưa bao giờ nghĩ đến, sau cùng rồi cũng xảy ra.
Chúng tôi tất cả đã đã trở về từ nhiều nước khác nhau trong thời gian ngắn nhất để được hy vọng gặp lại cha và nghe được người nói chuyện như xưa. Trên chuyến bay về Việt Nam cha tôi đã qua đời vào những ngày 18 tháng 11 năm 2008 sau ba ngày nằm viện, chỉ riêng em gái thứ 8 của tôi vì hòan cảnh không về kịp ngày tang của cha tôi. Chúng tôi là người về trễ sau khi tẩn liệm cha tôi, nên chúng tôi được nhìn mặt cha tôi qua tấm kính sau khi liệm theo kiểu làm hòm hiện nay, nhưng tôi không khỏi đau lòng khi nhận không ra gương mặt nghiêm khắc của cha tôi vì nó xưng lên trong những ngày tiêm thuốc biển ở bệnh viện. Hai hàng nước mắt tôi chảy nhưng lòng thì se lại vì chưa nói lời chia tay với cha tôi cũng như cha tôi không thấy được sự thành đạt của con cái thì người đã ra đi mà không kịp nói gì trước lúc ra đi.
Nói về tình thương của cha đối với con cái, thật một điều khó, cha rất thâm trầm, nghiêm nghị, sâu sắc, nhìn có vẻ như ít gần gũi chúng tôi như Mẹ. Nhưng khi gần cha chúng tôi thấy có một hơi ấm rất gần và thấu hiểu và thông cảm của cha.
       Cha tôi rất nghiêm nghị trong việc giáo huấn con cái, thưởng phạt công minh. Mỗi lần chúng tôi phạm lỗi bị bắt nằm sấp trên giường.  Cha tôi thong thả đi lấy con roi mây treo ở góc phòng. Từ từ cha tôi hỏi han cho rỏ ràng câu chuyên rôi dần dần xử lý từng đứa một cho công bằng, trong khi chúng tôi nằm run rẫy sợ đòn roi. Xong xuôi cha tôi mới đến hỏi cớ sự và người ngồi thuyết giảng đạo đức dài rồi nhịp nhịp roi xong mới đánh, cứ vừa đánh vừa giảng. Đánh ít nhưng làm chúng tôi thấm đòn. Sau nầy khi đã lớn khôn cha tôi mới giải thích là khi giận không nên đánh con, vì như vậy chỉ là đánh cho hả giận, và sẽ làm đau con cái. Mà phải vừa đánh vừa giảng đạo lý thì mới có hiệu qủa giáo dục. Con đau một, lòng cha đau mười, chúng tôi nghe xót xa và ân hận. Nhưng tuổi trẻ ham vui dễ quên, chúng tôi đã làm đau lòng cha qúa nhiều. Thật sự, lòng cha tuy nghiêm khắc nhưng cũng rất ư rộng lượng bao dung. nghiêm khắc đến mấy, khó khăn đến mấy, nhưng một khi con ngã hố, sa chânthì người đầu tiên đỡ con đứng lên, lại người cha khả kính.                  
         Cha kính yêu của chúng tôi đã không còn nửa, nhưng nhừng kỷ niệm êm đẹp với người vần còn mãi trong lòng anh em chúng tôi.  Cha tôi tính tình rất hiền hòa, dễ mến, đối sử tốt với láng giềng, bạn bè và hàng xóm.
Thật đau lòng khi đường đời cha tôi quá ngắn nên đã không thể đi bên cạnh cuộc đời của chúng tôi lâu hơn. Cha không còn là cây cổ thụ để chúng tôi nương dựa trong cơn bão lửa cuộc đời…Cha tôi mất khi tôi tròn 53 tuổi.
Anh trai cả của tôi mà người miền nam gọi là anh hai, anh tôi ăn chay trường từ thuở nhỏ, sau ngày chôn cất cha tôi anh đã thấy những vần sáng và mùi thơm từ từ bay lên rất rõ ràng, đó là điềm gì chúng tôi là người phàm mắt thịt khó mà giải thích được, nhưng cũng cùng có mong ước rằng cha tôi đã mãn nguyện và giải thoát cỏi đời này.
Sau khi cha tôi mất em gái thứ 5 tôi cũng ăn chay luôn và làm rất nhiều chuyện thiện nguyện giúp đỡ rất nhiều người bất hạnh.
Sự ra đi của cha tôi để lại sự trống vắng và hục hẫn nặng nề cho mẹ tôi, mẹ tôi trở nên trầm lặng và ít nói ít cười và hay quên, do vì cha tôi mất quá đột ngột mà sự chung thủy của cha tôi hàng mấy chục năm trời cha tôi đã cho mẹ tôi sự trìu ấm này, cha tôi thường nói với mẹ tôi “còn tôi là bà còn tât cả”. Mẹ tôi thương cha tôi lắm chăm sóc cho cha tôi từ cái ăn giấc ngủ, từ những bộ quần áo cho hội tiệc đến đồng phục khi làm việc...
Ngày cuối xuân năm 2009 tôi trở về lại quê hương để thấp lên mộ cha tôi một nén hương để tưởng nhớ người đã ra đi, tôi đi tảng bộ xung quanh hồ Nước Ngọt Sóc Trăng để hình dung và nhớ lại lúc cha tôi và tôi đi tảng bộ như thế. Tôi lúc nào cũng nghĩ là đang đi bên cạnh cha tôi để được người dạy dỗ những lời hay ý đẹp, nhưng bất chợt những cơn mưa phùn thóang qua và quyện cùng hai hàng nước mắt của tôi, tôi bừng tỉnh lại và nhớ rằng văng vẵng bên tai cha tôi nói « công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ». Thực ra khi người con có hiếu chỉ cần một câu ngắn gọn như vậy cũng đủ làm hành trang và vốn liếng để nghĩ nhớ đến cha suốt cả cuộc đời. Nếu tôi nhớ không lầm thì Việt Nam mình chưa có ngày lễ để tưởng nhớ về mẹ và cha như ở tây phương này...Nhưng Việt Nam ta có lễ Vu Lan được ví như ngày lễ báo hiếu cha mẹ. Tôi không rõ là lễ Vu-Lan tượng trưng cho sự báo hiếu có tự bao giờ.
Nhớ thuở nhỏ mỗi dịp Vu Lan về chúng tôi cùng Mẹ đi chùa để lễ  Phật. Ngồi nghe mấy quí thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà tôi thấy khoé mắt Mẹ nhoè lệ. Lúc ấy tôi nghĩ ai cũng có một nỗi đau thương trong lòng và đấy là dịp để Mẹ tôi tỏ ra lòng hiếu thảo. Những khi ấy tôi thấy có người cài lên áo hoa đỏ trong khi đó những người khác với hoa trắng. Tôi hỏi Mẹ tôi tại sao có những hoa đỏ và hoa trắng đượm chút đau lòng, buồn tủi. Tôi hỏi mẹ tôi “tại sao không mang cả hai loại hoa cho có vẻ đẹp hơn không”. Mẹ tôi nở nụ cười hiền hoà và cắt nghĩa rằng “hoa đỏ là cho những người còn Mẹ và hoa trắng cho những người không còn Mẹ nữa”. Và thời gian cứ thế trôi qua những kí ức đó, những hình ảnh của bông hồng và cả những giọt nước mắt lăn dài trên má của bao nhiêu người mà tôi đã được thấy vẫn theo tôi cho đến ngày nay...Về hình thức tôi có cảm tưởng là ngày Vu Lan với bông hồng cài áo là để tưởng nhớ về mẹ nhiều hơn cha. Chúng tôi hãnh diện cài bông hồng vì còn mẹ nhưng về hình ảnh cha thì chúng tôi chỉ còn biết để trong ký ức.
Cha thân yêu, đã lâu lắm rồi, tôi vẫn thường nhủ lòng sẽ có một lần sẽ viết về cha. Nhưng giờ đây trí óc không được tốt để ghi lại hết những kỷ niệm đẹp giữa cha và chúng tôi…Em Oanh thỉnh thoảng nhắc lại một vài sự kiện để mong tôi viết một vài dòng ký ức về cha.
Chúng tôi và cha không còn dịp được gần gũi nhau như trước nữa. Giây phút cuối cùng khi cha ra đi, tôi không có cái may mắn để trò chuyện hoặc nghe cha tôi nói câu cuối cùng. Tôi chỉ muốn thưa với Cha một điều mà trước kia chúng tôi đã không có dịp thưa chuyện cùng với cha. Tôi vẫn biết một trong những ước nguyện của cha mong sẽ có ít nhất một đứa con trai tiếp tục sự nghiệp mà cha đã gầy dựng lên, quản thủ garage của cha. Út lớn đã giúp và quản lý công xưởng của cha một thời gian rồi nhưng vì mắc căn bệnh nan y cho nên không tiếp nối được sự nghiệp của cha. Sau khi cha ra đi chúng tôi đã trao đổi rất nhiều với nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng là giải thể công xưởng của cha. Chúng con mong cha nơi suối vàng hiểu, thông cảm và tha tội cho chúng con về quyết định này. Nhưng có điều an ủi cho cha là dầu sao tôi cũng là kỹ sư cơ khí thì gián tiếp là đã nối dòng nối dõi của cha rồi còn gì…
Sắp đến ngày lễ giỗ cha, tôi ghi lại những kỷ niệm êm đẹp của một thời cha để lại như một nén hương lòng thắp lên tưởng nhớ đến cha.

Nhân ngày giỗ cha 18-11-2010, cầu xin linh hồn cha Ngộ Phật Duyên được yên nghỉ ngàn đời nơi đất Phật hằng sống…
Mong rằng ở nơi bình yên ấy cha sẽ nhìn thấy chúng tôi thành công, cũng như tôi đã và đang tiếp nối sự nghiệp của Người.

Nguyễn Hồng Phúc
Edited by Nguyễn Tuyết
Nhân dịp lễ Vu Lan 2011
  
Memoirs of my father….
This article is based on memories and subconscious feelings. Therefore by nature the writing is not as smooth as from a professional writer. Expecting readers to forgive me and consider this as a memoir written by inspiration of memory....
Nguyễn Hồng Phúc


       “Dad & Mom”, two loving voices uttered from anybody’s mouth since baby cradle. "Dad dad," the voice sounds very close and noble, large as the sea and wide as high sky. "Mom mom" is compared to fresh water, carrying heavy pain when giving birth and care from eating to clothing.
       Originating from the town of Soc Trang, in the warmth of a family of ten brothers and sisters, I am the second son of the family whose name is often known as “anh ba”.
       My father was very smart, hardworking, mature and generous. He went to French military service for a while then he retired from those military services and then pursued vocational career as a mechanic. He was a hard worker and a role model student, got respect from his colleagues and his teacher. During his young career my father had trained and formed hundreds or more students. Most of them were very successful in their career and very grateful to my father's teaching.
       My father was considered as a pillar of the family who sacrificed his life for children’s future and his family’s happiness. My mother was gentle and not afraid of hard work and often helped my father. Moreover she took care of her children as preparing meals and taking care of our well being…
       My father was a simple, kind man with a lot of humors…Despite living in the war, the social foundation was based on the family of Southern region ... In the family my father was the chief pillar, children were always obedient and obeyed his decision. I remembered before going to school, I had to fold my arms and tell my parents "Dad and mom we are leaving”. In the afternoon when arriving home we also said "Dad and mom we are home”. My father said "respect the elder for every act”. I dare not inspire the old way of education as such. It has advantages but also its shortcomings. Having lived in Western society I realized that Vietnamese children are too shy when meeting with older people...
       Soc Trang was a peaceful land for southwesterners. When the first three brothers were born, we had a miserable life when the home debtor ordered people to destroy our house. We had no place to hide except in tractors parked in the driveway as a temporary lodging before finding a new house. It was a difficult time, my father told us "I was born as a worker but you have to work harder in order to have a better life”. In 1965, after five months of arduous labor my father had a small garage on Tu Duc street. A few years later in 1970 he then bought another garage on Le Loi street, the former place of our ancestor.
       Every evening after a long hard working day, my father would sit down and have a good time with the children. Our three brothers who sat around my dad would give him a massage. Nowadays I tell that story to my own son and he replied that “our grandfather was so lucky having such service”.
       Reaching the age of maturity, I realized that my father was quite strict and discipline/severe. Perhaps because my father left his family at the young age of 12, being an orphan and had to leave his homeland. My father always reminded us "I swear to my ancestors, if I don’t succeed in my career of my life I will not return home". My father had a very strong will power. This was a guideline/role model for us to follow, to persevere and provide us with motivation to succeed. My father was a bit hot-tempered, often yelled at the children when we made mistakes or did anything which did not satisfy our father. I remembered every time he finished working and arrived home, my father was not happy if the meal was not ready. In those circumstances, our three brothers found ways to avoid seeing our father. When he was in the upper part of the house, we escaped to the kitchen or vice versa. Although my father did not have a high education level, he showed a lot of care for his children's education. Our older brother had a lot of authority in the family. First of all he always was the "best in school". Secondly, because he was the first son in the family therefore Dad gave him the right to teach and guide us at home. Until now I still do not forget to thank my brother for teaching and providing us academic help to succeed in school.
       During the time in Hoang Dieu’s high school, our three brothers went to the same school and my father urged us to go to school and to go  home together. At that time I was young and had lots of fun with friends in the neighborhood, especially my creativity of making fighting equipment as stone launching, sword, etc. ... Quite often I followed my neighbors to fight other neighbors after school while my older brother had a passion of good education to earn good rewards and to go abroad to study later. My father’s request for all three to go home together was also causing much dispute and disagreement among the 3 brothers. Despite treating children with discipline and toughness, my father earned much respect from others as honest, funny, open person and respecting others. Being shy and gentle by nature, I usually got “beat by cane” less than my younger brother. From the childhood period until maturity, only a few times I really felt close to my father.
       When reaching the age of 13-14 years old, my neighbor Trương Duy Bửu invited me to enroll in Tae-kwon-do training. I quickly asked my father’s permission to learn Tae-kwon-do by reasoning that I was slim and weak and afraid that I did not have enough strength to defend myself when attacked by somebody. My brother was always against the idea of learning martial arts. I remembered one time I prepared the test for brown belt of Tae-kwon-do. Therefore I ought to exercise every day by kicking and hitting to my parents bedroom’s curtain. My father stepped out behind the curtain then got hit from my kick. I heard a heavy scream "Ooh, who did that kick?". My dad took a couple of seconds to get back to normal and he did not seem happy about this type of martial art practice. Since then my father ordered me not to pursue black belt. However a few months later Bùi Quang Tuấn secretly invited me to continue in Vovinam School with him. Practicing Vovinam for a year then mobilization order was issued in fiery red summer 72. In addition I had to deal with that order by skipping out grade 11 and preparing for Baccalaureate part 1 examination while B. Q Tuấn obeying the national order and entered the military service. Since then I stopped practicing martial arts.
I had only 2 months to prepare for the National Baccalaureate Part 1 examination. It was very tough to absorb a full-year program in two months. I went to Saigon looking for best professors for baccalaureate examination preparation.
I remembered I ought to write Baccalaureate examination in Vĩnh Long city during 3 days. My father and my older brother went back and forth from Sóc Trăng to Vĩnh Long to follow the progression of my exam. Since this exam was a key success factor of my future, they did not mind to devote their time to morally support me during the 3-day’s examination. I passed this Baccalaureate with a “Very Good” mark.
       My older brother always had an ambition to go abroad for studying and that was why he always tried to push me to study hard to get good results in the baccalaureate 2nd part’s exam. After the Baccalaureate 1st part, he convinced me to enroll to Terminal class in Taberd Saigon where most of high school graduates went abroad to continue their universities.
I wrote Baccalaureate Part 2 in summer 1973 with score “Good” and an excellent mark of French course 15/20 which largely exceeded the requirement of Ministry of Education to pursue study abroad. Before packing and preparing luggage for Canada, I also took and passed the entrance examination for Saigon High Technology University. I hesitated between having an adventure by going to Canada or a peaceful life in Vietnam with a girlfriend waiting for me in my hometown Soc Trang.
       My parents tried to convince me to go abroad because there would be no hope for me to advance in my career with a diploma earned in Vietnam given also that my family did not have a strong position and privilege in this society. Therefore my parents tried to provide minimal funds for me to leave Viet Nam in November 1973, and I assumed the rest of my financial support by myself in Canada…It was the beginning of my independent life…
       On the farewell day, at the airport, my parents watched me leaving with tears, particularly my mom. I seemed to see the Tan Son Nhat Airport being dormant, suddenly turned into empty space as time stopped and my heart contracted. I would like to shout, run, and hold my parent arms again with their warmth, happiness, reason to live. Finally the plane took off and gone forever, then I started to realize that I was away from my homeland and loved ones.
For the first two years of study in Canada we only had contact with our family via postal mail rather than e-mail, Skype and Facebook as today.
Then the event of 1975 had created many years of exile for a lot of families, separating children from their fathers, as well as husband from wife….
According to my sisters from the early days of April 30, 1975 which marked the beginning of misery and suffering of my family: this was a time of bitterness/extreme pain for my family. Each child brought a bag prepared by my mom containing little cash and gold, “to prepare for the urgent situation in which the government might fight unexpectedly capitalist leaving us empty-handed”, my father said. Rich friends of my father lost their fortunes as Mr Kieu-Thai who was out of his home with empty hands could not get along in the concentration’s camp. My father ordered my sisters to visit them in jail bringing their lunch and some hidden gold ingots stuffed in “Guigoz” milk cans, in order to help them escape. They are now living abroad and are always be grateful to my parents.
During that period after the big event, my father bought old car accessories then carried home to fix, machine and refurbish them for resale or replacement of spare parts for damaged car. During this period the Government prohibited the import and export of spare parts. Earning from 2,000 VND to 50,000 VND a day in Vietnam had made my father happy in that difficult time. While my mother sold food on the pavement such as duck eggs, bananas, mangoes, and raising pigs. My mom planted bananas and cut water spinach every day to feed and help the pigs grow up faster so they could be sold for money to feed her children.
Sometime the 7 brothers and sisters sat together and ate a bowl of vermicelli soup “bún nước lèo”, “one is better than seven to save some money” my father said.
My sixth sister studied Dentistry in Saigon. After graduation she had not adapted well working in Sóc Trăng, but my father encouraged and helped her a great deal in the early stage of her career set up. Then my father worked out to equip my sister’s dental clinic in Sóc Trăng. Consequently, my sister felt quite satisfied and worked comfortably in her new clinic. During business hours my father took care of her patients when visiting/waiting at her dental clinic in the early days. He showed a lot of hospitality by inviting them to drink tea as early preparation for their treatment before getting on the dentist chair. At the same time my father was enthusiastic to advertise my sister’s work such as "she treats very well your beautiful teeth or does root canal without pain".
My father was always proud of his children while talking to friends and neighbors by saying “my elder son is a university graduate, my second son has a master degree, my 5th& 6th daughter and my youngest son are engineers and dentist”, that idea was always in my father's mind.
We are now scattered everywhere in the world, my sisters and other brothers went to Saigon to study and work until now. Most of us  completed the university degree except my next youngest brother who completed only the first two years at the University due a rare/incurable sickness.
My 5th sister managed her own construction company which is nicely situated in the heart of district 1 of Saigon. My next sister (6) owned/managed a dental clinic with an integrated pharmacy. Other younger brothers and sisters also finished University and are currently working in Saigon or abroad.
My next youngest brother was intelligent and smart but suffering from a rare disease. This kind of disease is quite common in some families in Vietnam but very rare for most Westerners. Probably due to tropical climate and environment of the country. This made my father very sad.
My father often stated during the family meal as “Mr Ho Chi Minh has his own biography of HCM and I have my own. He fought against French for hundreds of years and twenty years against the U.S”, while my father “ avoided fighting against French for hundreds of years, twenty years avoiding U.S” and we, his children, must learn that "when eating, one must watch for the  right direction".
I made a trip home for the first time in 1989 which marked the first year of openness for overseas Vietnamese. We, students from overseas took the risk while going back home because the state still kept controls on overseas Vietnamese at that time. Secret policeman was always on my side and I had to stay at the Century hotel on Nguyễn Huệ street at night. After two weeks I was allowed going home with my family with all the necessary registration from District as well as other related procedures.
When the plane first landed on Tan Son Nhat airport under the dark light, I felt emotional and could not describe in words my happiness to be home the first time after 16 years of living overseas. I would like to say “I am home Mom and Dad” when I first met my parent particularly my mother. I realized that my parents had wrinkles on their forehead. My youngest brother was surprised and felt strange because I left the family when he was still in the cradle.
When I returned to Canada, my mother gave my wife a diamond ring, not too big but its value represented my mother's love for my wife. Because my parent could not attend our wedding in Canada in 1978.
Every time during the season of Tet (lunar calendar’s new year)  I telephoned home asking about my parent’s wellness. My parents were very happy and glad to hear from me. The last time in New Year of 2008 my dad said sadly to me “there is no one to follow my profession as father descendants”, but I did not have the chance to reply that “I am also a mechanical engineer you know that Dad!”. Our brothers who had genes of my father were very well skilled and mastering well the mechanics. My father always reminded us that you have to help each other when someone has little misfortune “three is better than one, the force of association” as people’s saying. My father was very worried about his children’s future and showed care about our success. Therefore my father was quite worried and sad for children who were not successful as the case of my next youngest brother.
In a cold winter of 2003, my parents came to visit my eighth sister living in Norway for two weeks to baby sit Thai Uy, their grandchild. My older brother and I both took our turns to call my parents because they were so sad and felt homesick. My father said: "In a small town like Stavenger I found more cars than people- walking on the streets, it was very cold and too sad".
My parents solicited my brother to go early to Paris, where they expected a better/vibrant life than Norway because my father often used to have relatives and neighbors surrounding him to chat/socialize. When going out in Viet Nam he was used to meet happily with people, not like in Norway as “a monkey jungle”.
Arriving in Paris my parents seemed happy to see their in-laws - mother of my bother’s spouse and his children's siblings, especially their first grandchild Chương whom my father could not forget his memory in Viet Nam when he was still a baby. Chương loved and cared for his grand-parents so much. Before leaving Viet Nam Chuong told his grand-father that:
Nội ơi, I am going to send you a short”.
From my father’s perspective, Chương was the first grandson of his family whom my father often look after, when thinking about him. I think Chương also remembers his chilhood memories with my father.
During their stay in Paris my brother drove my parents to tour France as visiting the Eiffel Tower, Chateau Versailles, Champs Elysée, Disney de Paris, etc ... My parents were very happy there.
I then flew to Paris to meet my parents in the occasion of Tet. We rented a car and drove my parents to Brussels to visit the mother-in-law of my eighth sister for the first time but it was also the last time they met her mother-in-law. Now may be my father has met his two in-law’s families – mother-in-law of my older brother and eighth sister in heaven and they enjoyed discussing about their children on earth....
During three days in Belgium, Sang (Sinh’s brother who is my eighth sister’s husband) took my parents to visit the Museum of cars and Parliament in Brussels. My dad enjoyed very much the museum because he was also a mechanic. In a rainy evening he drove all of us to Austerlitz (Waterloo) to see his sister Nguyet (my eighth sister’s sister-in-law) and we were invited to have supper with them. After that we both drove my parents to Lichtenstein, 35 km south of Stuttgart, Germany to visit Mr. Kiều-Thái’s family who was my father’s friend as well as his “fellow-brother”.
Finding road direction seemed complicated without GPS because my brother used to head on "direction" to find destination but did not  print the detailed road map. We lost our way a few times when getting out of Stuttgart. After Stuttgart we should head south toward Vailhingen direction leading to Lichtenstein, according to my brother. On the road for 45 minutes we still did not see Lichtenstein yet as the highway was completely in darkness and trucks ran very dangerously fast. We were driving on highway and looking for direction at the same time. We thought that we were lost then we decided to stop to review the map. We realized that there were two cities with the same name - vailhingen with small v and other Vailhingen with big V. Afterwards we decided to stop by the gas station asking for help and they suggested heading southwards. Local people spoke broken English with German accent. I still do not understand why two towns having the same name as mentioned... Losing direction delayed our trip more than 2 hours, my brother disputed with my father for this affair. Different opinions came out as my mother was too tired after 10 hours on the highway and she suggested to find a motel nearby to stay overnight and to continue tomorrow. My brother got angry and gave up discouraged and suggested driving back to Paris (8 hours road trip between Paris-Stuttgart). I knew that it would only take more than 10 km to arrive. I suggested telephoning Chú Hai Kiều-Thái letting them know that we would arrive late about 10 pm instead of 8 pm, therefore they could manage to prepare the supper later. I took the driving seat heading south and we arrived at Vailhingen train station about 10 pm. We telephoned our uncle to ask him to lead us to his home.
When meeting our uncle, my parents were very happy to see them again in this foreign land. They treated us very well during 3 days visit because uncle Kieu-Thai owed my dad a great deal when he was sent to concentration economic camp.... And this was the unique occasion that uncle Kieu-Thai saw my father for the last time...
Uncle Kiều-Thái was one of the richest families in Sóc-Trăng town. He now concentrated on the meditation and worked as volunteer helping less fortunate people who needed help. He would like to pay the debt that he earned fortune and the grace from Bouddha that he got in Viet Nam...
Going back home in Soc Trang my father was very proud of his trip in Europe. He showed a lot of pictures taken in Europe such as in Norway, Germany, Belgium, France, Luxembourg, Denmark, etc…to neighbors and children...
Time flies, my eighth sister had lived in Belgium for a few years now. In an afternoon of November 2008 in her dream she saw my father's funeral just two days before my father passed away although at that time we just talked to my father over the phone as usual. This was hard news to us because it happened too suddenly and was just like a dream.
My fifth sister living in Saigon went to the temple with my father a few days before my father died. Though my father was never a vegetarian but on that day my father ate as a vegetarian and said “eating vegetarian will mitigate stomach”.
My father told my mother on Tuesday evening before his last day “can you sleep with me tonight for a night”. My mother replied “I am not used to sleep like that”.
The next morning as usual my mother went down to my father room waking him up for a usual jogging exercise. But suddenly my mother discovered my father body lying on the ground and his heart beat so weak.
We learned the terrible new that my father was hospitalized in Soc Trang’s hospital. I was shocked because we just talked with my father a few days ago. I did not know what to do and my sister urged me to book immediately a ticket for a trip home.
Knowing that my father was in the coma and was about to die, I was in a shock and could not believe that what I heard was true. The sky just fell down on me, I'm shocked with tears when announcing that bad new to my children standing in front of me. I tried to keep my pain inside ...
I knew that my father saw us from heaven and understood our suffering. May be our father could not bear it in his heart but he could not do anything to help us!. We owed our father too much and will remember him forever; even with tears running dry we could not pay our debt which is as large as the sea. We were unable to get him back to life and just watching our father go away without saying the last farewell to our beloved dad!. This was the most painful loss in my life, loss that I never thought of, but it finally happened.
We had all returned home from various countries in the shortest time to see our father with the hope to hear his last words. On the flight back to Vietnam, my father passed away on November 18, 2008 after three days in hospital. Only my eighth sister could not make it home because of special circumstances she could not catch the flight to be at my father's funeral. I finally arrived late after my father was embaumed, so we were only able to look through the glass of the coffin. My heart was broken because I could not recognize his face which was severely inflated due to drug injection in the hospital. My tears started to flow and my heart saddened because I did not have the last chance to say goodbye to my father as he did not have a chance to say farewell to his children before dying.
Talking about our father's love for children, it is a difficult thing, because my father is a very serious and a profound person. Apparently he seemed less approachable than our mother. But when we lived closer to him a while we found that he was very approachable, warm and sympathy.
My father was very discipline in teaching children, and he always treated us equally. Every time we make mistakes, we had to lay down on the bed for penalty treatment. My father deliberately took out the whip hanging in the corner. He would ask clearly for the story and then gradually -- handle every child, while we were afraid in a shivering position for the whip. When fully understanding the situation he then talked morality while whipping/beating us on our behind with a cane. Few whips but we understood very well our father intent. Later when we reached adulthood, our father explained that when you are angry, you should not whip children as it hurts the child but you don’t teach anything to the child. Whipping children a little bit while teaching them the right way was the best and effective way for child education. We forgot so fast with time and we regretted for displeasing too much our father. Although our father was truly strict but also generous and tolerant. Although he was strict and discipline towards children but as we fall... the first person who came to help is always our father.
Our beloved father is gone forever, but the unforgettable souvenirs are still remaining in our hearts. My father was very gentle, friendly and helpful with neighbors, friends and relatives.
It is sad that my father’s life is too short. Therefore he could not walk side-by-side with us any longer. He is no longer a tree that we might get support during difficult times in life... My father died when I reached 53 years old.
My eldest brother used to be called “anh hai”, was vegetarian since childhood. After the burial ceremony for my father he actually saw the light scent flying up very clearly above our ancestor’s house. That was what the human eyes could not see and it was hard to explain. We believed that my father was liberated to the buddhist heaven.
After my father death, my fifth sister also became vegetarian and did a lot of volunteer works to help less fortunate people.
The sudden departure of my father leaves my mother with emptiness in her heart my mother became quiet, talked and laughed less than before. She forgot quite often all saying because she lost the warm affection of my father after so many years being together. My father used to tell my mother "If I am alive you have all". My mother loved my father very much and she took care of everything for him from sleeping to eating, from clothes to working uniforms.
On a spring day of 2009 I returned home to light up an incense to remember and honor my father. I was jogging around the lake “Hồ Nước Ngọt in Sóc Trăng” remembering my father. I often dreamed that my father was beside to teach me many beautiful sayings, but suddenly the rain fell and tears started dropping on my cheeks waking me up. --- In my subconscient, I still hear him saying “father’s accomplishment is as high as a mountain and mother’s love is like the live source of water, we must always respect and worship our parents, to fulfill the children’s duty towards our parents ”. Actually, when children are grateful, simply a short sentence would be enough to remember his father forever. If I am not mistaken, in Vietnamese traditional holidays we don’t have the day to remember  mother and father like in western countries... But Vietnamese has Vu-lan which is considered a holiday to show respect to parents. I really don’t remember since when Vu Lan‘s holiday was introduced in the Vietnamse tradition. In my childhood I accompanied my mother to the temple on the occasion of Vu Lan’s holiday. When the monk discussed about filial piety with pilgrims, I can see tears in my mom’s eyes. I thought at that time may be she had thought about her parents who passed away a few years ago”.  I saw some people- wearing red flower while other with white rose. I wondered and asked my mother “why people don’t wear both color roses and it might look better”; she answered “you must understand that white roses are reserved for members whose parents are still alive while white rose are for unfortunate people whose parents passed away”. In my life I saw a lot of white roses worn by our family members and that memory follows me from these days.  Although Vu Lan day with red roses on the dress represented memory of “mother” rather than “father”, we are proud to place a rose to remember that our mother is alive, but our father’s image is also in our mind forever.
Dear father, I intended to write the memoir about you for a long time but due to bad memory I could not recollect all souvenirs between you and us... My sister Oanh occasionally reminds me a few facts to write some paragraph remembering Dad.
We have no way to meet each other again as before. In the final moments before Dad passed away, I did not have the chance to talk or hear my father saying the last words.
By this article we would like to tell Dad an important decision we took but did not have a chance to talk to you, Dad. We understand that you wish to have at least one son to continue the career that you had tirelessly/miserably build up, managing the garage/workshop. Út Bự, the next to youngest brother, had helped managing your workshop for some time. Since then, due to incurable sickness he could not follow this career anymore. After our father passed away, we have discussed among us and went to the final dissolution of the garage/workshop of our father. We hope that Dad who is in heaven, would understand and forgive us about this decision. But there still is hope for my father as I am a mechanical engineer who indirectly resumed dad’s career.
Since the anniversary of father's death will be forthcoming, I write down the memories of a wonderful time as an incentive to remember our wonderful father.
On the occasion of 18-11-2010 which marked the 2nd anniversary of the death, we all wish our Father’s soul Ngộ Phật Duyên would be resting with Buddha forever...
Hoping that at the peaceful place Dad would see us succeed as I have been continuing his career….

Nguyễn Hồng Phúc
Edited by Nguyễn Chí Thân