Friday, August 12, 2011

NGÀY LỄ VU LAN, MÙA BÁO HIẾU


Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các dịch giả Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ Địa ngục.
Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7, hay là ngày 15 tháng 8 (tính theo Âm lịch) để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, tivi, tủ lạnh, máy giặt, ngựa, phương tiện giao thông, mũ kepi, người giúp việc... đến những vật hiện đại: Iphone, nhà cao tầng, quạt điện, điều hòa, di động, IPhone.. để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được làm tại một cơ sở sản xuất rồi được xe máy chở đi khắp các tỉnh thành.
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa
Theo Hòa Thương Thích Thanh Từ
- Lễ Vu Lan báo hiếu tổ tiên cho nên tất cả mọi gia đình đều có sửa lễ để báo hiếu ông bà cha mẹ là đúng. Nhưng nhiều gia đình từ chỗ tín ngưỡng đi vào mê tín, sắm sửa rất nhiều vàng mã để đốt cho người chết, rất tốn kém. Như vậy là không nên. Đó không phải là tinh thần của đạo Phật.
Ngày rằm tháng bảy, Mẹ tôi nấu nồi chè kiểm chay rất ngon có bí rợ (đỏ), bột khoai, tàu hủ ky chay, nước cốt dừa nạo bằng cái nạo dừa ngày xưa, rồi mang lên lầu ba cúng, Mẹ tôi nói phải nhìn lên mặt trời, để cho hết bệnh và không có bệnh mắt đỏ và thấy ông Phật, tụi tôi nhỏ quá đâu biết gì chì biết nhìn lên trời và tìm ông Phật thôi, mà có bao giờ thấy đâu, chỉ thấy sau khi nhìn và ngước xuống thấy tối hù và đen thùi lùi. Ba Mẹ cúng váy ông bà xong thì mang thức ăn cúng xuống rồi cùng quây quần cả nhà ăn ngọn miệng đồ chay Mẹ nấu và sau cùng tráng miệng bằng nồi chè chay bí rợ ngon đến chảy nước miếng.




Sau ngày rằm tháng bảy là ngày 16 cúng cô hồn, những ngày này khi còn bé, được xem Ba Mẹ bày ra cúng đủ thứ, để ngay trước sân nhà một cái chiếu to, trên đó có mía cắt khúc, cóc, khoai lang rửa sạch, bánh lá dửa trông dài và ốm khoảng một tấc vv, không nhớ gọi là gì? Tiền vàng bạc, có ít tiền lẻ để cho người đến giựt vàng, ngày này rất vui vì xung quanh xóm làng đều phải cúng, nhà khá giả lúc nào cũng đầy đủ, khi cúng phải đóng cửa, sau khi cúng xong, mở cửa cho mọi người chạy vào giựt, đa số là trẻ con, nhưng đôi khi cũng có người lớn. Vài nhà thì quăng đồ cúng ra ngoài cửa cho họ giành giựt nhau, trông hơi kỳ nhưng là tục lệ, vì chạy ùa vô nhà thì mọi người cứ đổ xô mà giựt thế là cái gì cũng lấy, cái ly cái tách cái tô cúng cũng đi theo. Nhiều khi còn đỗ bể, Ba Mẹ tôi cũng cứ thế mà làm hàng năm, bây giờ Ba tôi mất, con cái thì đi xa, không biết Mẹ tôi còn nhớ ngày này và làm như ngày xưa chăng?, vì Mẹ tôi già yếu nhưng lễ cúng nào Mẹ tôi cũng làm như thường lệ, có điều xom tụ hay không thôi.

Ngày chủ nhật năm nay, trùng ngày rằm tháng bảy mà ít bao giờ xảy ra, nơi đây có hai chùa người Việt, tôi thường đi chùa Hoa Nghiêm với cô phật tử dể thương tên Hoa, vui vẻ hòa đồng và gặp sư cô Đàm Phương nói câu chào hỏi, cúng váy xong là mua ít đồ chay mang về, mặc dù rất đắt nơi đây, nhưng để nhớ ngày Lễ Vu Lan, mà khi còn ở quê nhà mình thưởng thức hương vị với gia đình anh em Ba Mẹ, chắc chắn rằng hương vị Lễ Vu Lan sẽ không như ngày xưa, sẽ không thấy háo hức xung quanh mình toàn là trẻ con chạy đi giựt vàng, có được càng nhiều đồ ăn càng tốt, mà Ba tôi không bao giờ cho chúng tôi ra khỏi nhà ngày này vì Ba Mẹ cho rằng tháng bảy là tháng cô hồn, nên rất sợ tai nạn nên chúng tôi chỉ ở trong nhà và nhìn xung quanh xem ai cúng cái gì và quăng ra ngoài sân cái gì trông vui mắt, một bông hồng cài áo, nhưng Ba đã ra đi với tôi là một kỷ niệm buồn cho ngày Lễ Vu Lan vì người Việt chỉ có ngày của cha vào ngày mồng một tết mà thôi.













Snowynguyen 2011
  
Tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vu-lan