Wednesday, July 13, 2011

AO RAU MUỐNG PHÍA SAU TRƯỜNG




Thường rau muống mọc ở ruộng, trên líp, hay trong đầm, có loại trắng hay nâu, có thể ăn hay làm bữa chính cho heo ăn. Còn ao rau muống của chúng tôi thì ở sau dãy lớp của trường.
Những năm 83-86 thời ấy, chúng tôi phải làm lao động công ích, học quân sự vv, lao động để làm ra sản phẩm tạo quỹ cho trường, trùng tu hay mua trang thiết bị phục vụ việc học tập của chúng tôi. Lao động thì có, còn phần còn lại thì không thấy, nghĩa là mua trang thiết bị hay trùng tu thì không thể, vì chúng tôi chỉ làm được có cái ao rau muống và nuôi cá sau dãy lớp cuối của trường mà thôi. Nhìn từ trong lớp ra cửa sổ thấy mấy luống rau muống leo tràn từ ao cá nuôi lên mặt đất, thỉnh thoảng có ai đó cắt lấy cho heo ăn hay làm bữa ăn cho mình, nhưng chúng tôi thấy rất thường xuyên. Rồi những ngày lao động cùng thầy cô, thầy cô đội nón xắn tay áo ra ao cùng chúng tôi, tát lấy tát để cùng vớt mấy con cá nuôi cho trường bán làm quỹ. Thấy mà thương cho thầy cô lúc ấy, nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa thì giai cấp nào cũng như nhau. Rồi thành quả chúng tôi đạt được sau trận mưa lớn làm nước trong ao và cá tràn ra ngoài, thế là mất biết bao công sức chúng tôi làm ra, chỉ thu họach ba mớ.
Nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi những ngày lao động khổ cực  này, trồng rau muống, khoai lang, nuôi cá trong sân trường, tưới nước cho cá ăn vv, tình thầy trò rất sâu đậm. Thỉnh thoảng những buổi lao động này, mấy cô học trò hoa hậu được mấy thầy chăm sóc đặc biệt, đến nói chuyện rất lâu, chẳng biết đề tài gì? Chúng tôi hay đùa là thầy đang bận rộn với verbs chưa chia, theo cách dí dỏm của tụi tôi thời đó. Chúng tôi lúc nào cũng nghĩ trong đầu sự tôn sư trọng đạo cho đến ngày nay, mặc dù nó không phù hợp với xã hội phương Tây, thầy trò bình đẳng như nhau. Nếu thầy sai thì nói sorry chẳng sao, và thầy xem trò như những người bạn, tâm sự hay nói đùa thoải mái, đối với trò thầy là người đi trước mà thôi, vì sau này có những trò học hơn thầy.
Có những thực tế đáng buồn, những người mình gọi là thầy thì trong tâm, luôn bị ngăn cách do sự thay đổi của xã hội, lúc nào cũng mang sự hận thù, mà điều này chúng ta chưa bao giờ được học dưới mái trường. Làm cho tôi hụt hẩn và nghĩ rằng, thầy là ai và đến từ đâu?, có phải thầy cùng trải qua và hứng chịu những  khó khăn của xã hội chăng? Dù có mất mát đối với gia đình thầy thì cũng không nên mang nặng sự căm giận ấy đến suốt cuộc đời, rồi mang theo và vẩn đục những  học trò thân thương của mình, chúng ta thành công trên đất khách đó là sự bù đắp của đấng tối cao, nếu nghĩ rằng chúng ta còn đâu đó trong xã hội xưa, liệu chúng ta có biết nhiều và nhiều kinh nghiệm trên đất khách mà chúng ta gọi là quê hương thứ hai chăng?, nếu những bậc thầy cô có cái nhìn phiếm diện thì tiếc thay họ chỉ căm giận những học trò mình đào tạo, còn xã hội họ chống đối thì chẳng ai hay biết. Mà trò thì cứ gặp thầy là tôn kính, một suy nghĩ cứng ngắt ngàn năm chưa thay đổi, mong rằng những bậc thầy cô hãy xứng đáng với tiếng gọi thân thương và sự tôn kính này.
Hy vọng rằng, ngày mai những người thầy này vẫn còn chút tình và sự kính trọng của những học trò mình, rồi quên đi sự hận thù, cho nhẹ nhàng thanh thản trong cuộc sống tha hương này, và sang thế giới bên kia với nụ cười tươi đã để lại cho đời những đứa học trò giúp ích cho ngày mai.
Rau muống sau sân trường
Gắn bó tình thầy trò chúng tôi
Những ngày tháng khó nhọc
Mong ngày mai tươi sáng
Lại thấy thầy trò tôi quây quần
Không mang chút hận thù
Theo mãi thầy tôi của ngày xưa
Ra khỏi bên kia ký ức
Rồi chúng tôi cùng nhau
Tâm sự vui vẻ của ngày nay.

Snowynguyen 2011Snowynguyens