Sunday, November 17, 2013

LÀM KHỔ NHAU


Mấy anh đàn ông xứ Tây có cái sướng, theo mấy anh việt kiều xứ Mỹ nói thế, vì mấy ảnh phải làm việc còn lo lắng vợ con, đi chợ dọn nhà, phụ việc nhà cửa một mình vợ quán xuyến không nỗi...

Đàn ông Việt trên đất Tây được cái sau giờ làm thì xem TV hay internet, ngày nay internet xem ra thịnh hơn nhất là facebook, ghiền thì đúng hơn, vì thông tin từ khắp nơi cái gì cũng có, văn thơ, hội họa biếm họa, châm biếm đủ các loại như xà bần... cho nên rồi thích thú đâm ra mê, cứ để mặc vợ làm tối mặt mủi và vào bếp còn dọn dẹp nhà cửa đủ thứ. Vợ làm cứ làm mình chơi cứ chơi lo gì. Rãnh thì chơi với bạn bỏ vợ nhà chơi với con.

Sợ bà là thiên chức đàn ông xứ người ' vợ gọi thì dạ, bẩm bà anh đây' không những phục vụ cho vợ, mà cả gia đình vợ nào là anh vợ, em vợ, rồi ba má vợ. Khổ cho thân trai mười hai bến nước, ba mẹ mình chưa xài hết thì vợ đã xài te tua rồi.

Cũng có nhiều chuyện vui từ mấy anh sợ vợ mà được các báo đài đăng tải chuyện nghìn lẻ một đêm, còn tôi chỉ có nghe và chứng kiến được một thực tế đáng vui hay buồn?

Mẫu đối thoại vui thứ nhất
'Đi đâu mà tối vậy?', vợ hỏi chồng
' Dạ đi công chuyện' chồng nói
Vợ tiếp 'công chuyện gì giờ này?
'Em về ngay,' chồng đối đáp.

Mẫu đối thoại thứ hai
'Rãnh hông xách nước dùm?' vợ hỏi
'Chút nữa, đang bận' chồng đáp

Hai mẫu đối thoại khác nhau nhưng có cùng một điểm chung đó là vì vợ trẻ đẹp nên phải chịu nhượng bộ chứ sao. Nếu không em giận bỏ cơm thì mệt hay em bỏ đi chơi thì khổ. Còn ngược lại thì đi nhậu với bạn bè hỗng sao ngủ bụi có nó lo, hỗng sợ bị càu nhàu.

Có vài trường hợp ngoại lệ như thế trên cái xứ người này và đếm đầu ngón tay, vợ bảo thì không nghe vợ nói thì cứ nói ta làm thì cứ làm. Ấy chà tìm mấy ông chồng này chắc là 'như thể tìm kim'.

Ở hải ngoại xứ Tây này, xác suất đàn bà đệ đơn ly dị cao hơn, đàn ông đệ đơn xin ly dị chỉ có vài trường hợp ngoại lệ, vì mấy ông quá đáng thủ thân mình nào là tài sản con riêng, vợ bé vv và vv, rồi thế là xung đột xảy ra, vì cứ để vợ lo tất cả sau giờ làm việc.

Khi vợ ly dị thì phải chạy về đất mẹ mà xin một list ở gia đình, thế thì con gái nó sắp hàng dài dài chờ dịp đi phỏng vấn vì có cái passport hải ngoại. Nhưng mấy anh già thì biết thân phận sợ bị gạt tình lẫn tiền nên phải thủ kỹ hơn, do kinh nghiệm lần thứ nhất, còn không thì cũng theo dấu bà xã ra đi mà nối tiếc, cứ theo mà bám mãi vì sợ vợ có chồng khác vì vợ quá trẻ mà. Rồi đau khổ than thân trách phận.

Môi trường phụ nữ ở hải ngoại là rộng lớn và tự do, suy nghĩ cũng thế mà theo, vì thấm được từ thế giới xung quanh, không biết là tốt hay xấu thấy là theo, không còn gì để lo sợ, thích thì làm và bỏ tất cả để thay đổi theo trái tim mình, chỉ có ít trường hợp ngoại lệ đối với vợ trẻ mà thôi. Còn vợ đã qua tuổi ngũ tuần cũng không còn quá nhiều cơ hội nữa nếu môi trường nhỏ hẹp.

Đàn ông Tây xem phụ nữ như những đóa hoa, khi họ về nhà là lo tất cả trong ngoài, con cái ngay cả bệnh tình con cũng thế. Nấu nướng cho vợ (đối phương) con cũng rất bình thường hay phụ vợ là quá bình thường, trân trọng phụ nữ hơn bao giờ, ngày kỷ niệm nào cũng nhớ ' mother day (la fête de maman)', ngày cưới hay sinh nhật ngày nghỉ, hay hè... tất cả đều dành cho vợ, đối với họ khi vợ mà buồn lo thì cần phải lãng mạn, hoa hay card (carte) xin lỗi gửi đến vợ, Tây rất ngọt ngào và nhẹ nhàng dù sòng phẳng trong quan hệ bè bạn. Xin lỗi và sửa lỗi lầm mà không tái diễn.

Chỉ có đàn ông Việt đất Tây là bị lai nửa chừng, không lãng mạn hay ngọt ngào chỉ có biết sợ ' hay gọi là sợ vợ', có người xem bạn bè là trên hết, rồi bỏ vợ ở nhà thui thủi một mình lo cho bạn, có người thì lo cho cả gia đình vợ, cũng lén lút đi chơi nhưng chỉ một lần là hú tim rồi. Nhưng dân gian hay nói ' sợ vợ thì sống lâu', chắc là đúng đó chứ. 

'Nồi nào nấp vun ấy' dân gian thường nói, hiểu nôm na chắc là người dử thì gặp hiền, dở thì gặp giỏi, người có địa vị thì người kia ngược lại chăng? Mới có thể đúng, còn nếu cả hai giống nhau thì gọi là gì?

Con người thích làm khổ nhau, để được vị trí của mình là được người khác cho là có khí thế, vì chồng mình sợ mình mà cũng vui chứ, vì mình ' chắc trẻ đẹp hay có gì xuất sắc' nhưng ngẫm nghĩ mình cũng như mọi người khác mà thôi. 

Người Việt còn cầm đũa chắc chắc rằng dù ở mấy chục năm xứ người, nếu muốn thay đổi một điều gì đó ăn vào máu tim chắc còn phải đợi đến thế hệ sau mà thôi.

Cái ta có được ngày hôm nay phải trân trọng, vì con người dù tốt đến đâu chỉ một lầm lỗi thì vết xe lăn cuộc sống sẽ dẫm lên những điều tốt nhất chỉ còn sót lại cái lỗi lầm mà mình gây ra, dù chỉ một lần. Cơ hội không đến hai lần cho bất cứ ai trên cõi đời này. Nó ra đi thì không bao giờ trở lại dù có hối tiếc.


Snowynguyen l’automne 2013