Vương Quốc của những món ăn Tây Phương thuần túy nổi tiếng như Moules Frites, Frites steak, frites và bia hay bánh waffel, cùng những lể hội hàng năm vv. Nhưng cũng không quên nhắc đến văn hóa lịch sử ngắn ngủi và phức tạp, là nguyên nhân dẫn đến tình hình chính trị xáo trộn, sư phân biệt đối xử giữa các vùng với những ngôn ngữ khác nhau.
* Ở cấp độ chính trị:
Mặc dù nhà lãnh đạo của Chính phủ (đứng đầu nội các) đã được bổ nhiệm kể từ khi độc lập đất nước, cho đến khi 1918, vua thường chủ trì Hội đồng Bộ trưởng, vì vậy kỷ nguyên hiện đại của "Premiership" bắt đầu sau khi Chiến tranh thế giới thứ I với Léon Delacroix.
Người Bỉ nói tiếng Pháp đã cai trị đất nước khá dài, từ những thời gian đầu nếu người dân không nói tiếng Pháp khó mà tìm được công việc cho mình, vì kinh tế vùng nói tiếng Pháp mạnh mẽ thời bấy giờ. Tuy nhiên, lịch sử lặp lại thời vàng son do người Hà Lan cai trị, ngày nay vùng nói tiếng Hà Lan kinh tế mạnh mẽ hơn. Nếu người sống vùng Brussels ngày xưa nói tiếng Pháp (nằm trong khu vực nói tiếng Hà Lan) thì ngày nay phải nói tiếng Hà Lan cho việc tìm kiếm công việc hay mở rộng hơn hoạt động của mình. Khi bước vào khu vực cộng đồng chung Âu châu không chỉ tiếng Anh là phổ biến mà Hà Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý rất trọng dụng, còn nữa là tiếng Trung Hoa cũng đã được xâm nhập khu vực này.
Thực sự, nói đến Bỉ ngoài xứ sở nhỏ bé và nhiều ngôn ngữ này còn nói đến những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Amélie Nothomb của Bỉ (Fear and Trembling), cô cũng nói đến sự phân biệt đối xử giữa người Nhật và Bỉ qua quyển sách này, trong thời gian cô sống tại Nhật từ thuở bé, kỷ niệm sâu sắc và sự suy nghĩ của cô về người Nhật, cũng chẳng khác gì người xa xứ sống tạm ở phương xa, mà mình gọi là quê hương thứ hai.
Vùng
Brussels (Bruxelles, Brussel) từ trước những năm 1980 dân số nói tiếng Pháp nhiều
hơn, nhưng ngày nay người nói tiếng Hà Lan hầu như rộng khắp, mặc dù ra các
tiệm hay phố chợ chỉ là tiếng Pháp mà thôi, thế nhưng công việc yêu cầu lúc nào
cũng là tiếng Hà Lan và tiếng Pháp, tiếng Anh, chỉ sử dụng một ngôn ngữ thì
chắc chắn khó mà có một công việc ổn định lâu dài và khấm khá, ngoại trừ kinh doanh.
3 Vùng trên bản đồ Bỉ: Vùng nói tiếng Hà Lan (vàng),
Vùng nói tiếng Pháp (đỏ) và thủ đô Brussels (xanh)
3 Vùng trên bản đồ Bỉ: Vùng nói tiếng Hà Lan (vàng),
Vùng nói tiếng Pháp (đỏ) và Vùng nói tiếng
Đức (xanh)
Người Bỉ nói tiếng Pháp vùng Brussels thường nói
với nhau là ‘ tụi Flamand (chỉ người Bỉ nói tiếng Hà Lan) rất kỳ thị. Vì sao
lại có câu nói này, chúng ta hãy phải đi ngược về lịch sử cũng như văn hóa của
nó mới biết nguyên nhân sâu xa. Vì bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi diễn
giải và nói lên những thực trạng ngày nay, khi người dân vẫn thấp thỏm trong sự
chia cắt xã hội này. Sự nghiên cứu sách vỡ và thực tế sẽ là câu trả lời chính
xác cho hiện trạng, bằng cảm tính có thể nhận xét thiếu chính xác trong nhận
định.
Ngược dòng thời gian từ thời tiền sử cho
đến ngày nay, lịch
sử của Bỉ gắn chặt với lịch sử của những nước láng
giềng Châu Âu của mình, đặc biệt
là người Hà Lan và
Luxembourg. Một đặc điểm của lịch sử hiện đại là số
lượng các cuộc chiến tranh giữa
các cường quốc
Châu Âu bao gồm các chiến dịch trên lãnh thổ
Bỉ, là nguyên nhân để nó có biệt danh là "Bãi chiến trường của Châu
Âu".
Trãi qua thời gian nhiều cuộc tranh giành lãnh thỗ từ các nước láng giềng
trong đó có Tây Ban Nha, Áo, La Mã, Luxembourg, Đức, Pháp, Hà Lan, vv và cuối
cùng Bỉ tuyên bố độc lập từ năm 1830. Đại hội toàn quốc đã chọn một chế độ quân chủ lập hiến như là hình thức
của chính phủ. Đại hội đã bỏ phiếu về vấn đề ngày 22 tháng 11 năm 1830, hỗ trợ
chế độ quân chủ 174 phiếu thuận 13 phiếu trắng. Tháng 2 năm 1831, Đại hội đề cử
Louis, Công Tước Nemours, con trai của vua Pháp Louis-Philippe, nhưng cân nhắc
quốc tế ngăn cản Louis-Philippe từ việc chấp nhận danh dự cho con trai mình.
Sau từ chối này, Đại hội toàn quốc chỉ định
Erasme-Louis, Baron Surlet de Chokier là Nhiếp Chính của Bỉ ngày 25 tháng hai
năm 1831, do đó trở thành người đứng đầu, đầu tiên của nhà nước độc lập Bỉ.
Leopold (nói tiếng Pháp) của Saxe-Coburg và Gotha được chỉ định là vua của Bỉ
do Đại hội Quốc gia và đã thề trung thành với hiến pháp Bỉ trước Giáo Hội
Sint Jacobs tại Cung Điện Coudenberg ở Brussels vào ngày 21 tháng 7. Đây
là ngày có kể từ khi trở thành một ngày lễ quốc khánh Bỉ và các công dân của
mình.
Bỉ giành độc lập từ người Hà Lan, người Hà Lan vẫn còn chiến đấu trong tám năm (từ năm
1831), nhưng năm 1839, Hiệp ước London (1839) đã được ký kết giữa hai nước. Bỉ
sau đó đã trở thành một nhà nước độc lập, có chủ quyền với một hiến pháp tự do
(chế độ quân chủ lập hiến). Hiến pháp đã tuy nhiên, hạn chế quyền bầu cử cho
giai cấp tư sản và hàng giáo sĩ, nếu họ hoàn toàn nói tiếng Pháp, trong một quốc
gia nơi mà tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ đa số, tất cả cùng ít hơn 1% dân số
ở độ tuổi trưởng thành.
Hiệp ước 1839, Luxembourg đã
không hoàn toàn tham gia với Bỉ, và vẫn duy trì sở hữu của Hà Lan cho đến khi
pháp luật thừa kế khác nhau nguyên nhân sự phân chia riêng biệt như một lãnh địa
lớn(Grand Duchy) độc lập. Bỉ cũng bị mất phía Đông Limburg, Zeeuws Vlaanderen
và Flanders Pháp (tiếng Hà Lan: Frans Vlaanderen) và Eupen, bốn vùng lãnh thổ
mà tất cả tuyên bố có chủ quyền trên cơ sở lịch sử. Hà Lan giữ lại trước đây,
trong khi Flanders Pháp, đã được sáp nhập tại thời điểm Louis XIV vẫn sở hữu
Pháp, và Eupen vẫn còn trong Liên bang Đức, mặc dù nó sẽ vượt qua Bỉ sau chiến
tranh thế giới thứ I như việc bồi thường chiến tranh.
Cách mạng Bỉ có nhiều nguyên nhân:
Người Bỉ cảm thấy đại diện đáng kể trong bầu cử nhiều hơn Hà Lan.
Sự phổ biến không nhiều của Hoàng tử William (Hà
Lan), sau đó vua William II, người đại diện của vua William I tại Brussels.
Việc đối xử của việc nói tiếng Pháp Công giáo
Walloons bằng tiếng Hà Lan thống trị Vương quốc Anh của Hà Lan.
* Ở cấp độ tôn giáo:
Sự khác biệt về tôn giáo giữa vua Công Giáo Bỉ
và vua Tin Lành Hà Lan.
* Ở cấp độ kinh tế:
Người Bỉ đã có ảnh hưởng một ít nền kinh tế
truyền thống của thương mại trung tâm ở Amsterdam. Người Hà Lan đã cho thương
mại tự do, trong khi các ngành công nghiệp ở Bỉ được yêu cầu bảo vệ thuế quan.
Đánh thuế nhập khẩu thấp từ suy giảm nông nghiệp
Baltic vùng trồng ngũ cốc ở Bỉ.
* Ở cấp quốc tế:
Hỗ trợ của chế độ quân chủ tháng bảy của Pháp.
Thỏa thuận thụ động của người Anh.
Đế chế vua chúa
Nói thêm,
liên quan đến Hoàng Gia Bỉ, trãi qua nhiều thời đại, ngoài sự hoang phí còn cho
thấy các chú ngựa Hoàng Gia to lớn cùng cảnh sát đi dạo trong thủ đô hàng ngày
mà chúng ta không thể thấy ở các nước tự do khác. Người dân phải trả phần thuế trích
ra hàng năm cho gia đình Hoàng Gia này.
Các cuộc
bầu cử Thủ tướng trãi qua lần thứ 40. sau tình hình chính trị phức tạp
và khủng hoảng chính trị
nhiều năm. Thủ Tướng Bỉ thường ra đi trước nhiệm kỳ hay chỉ một nhiệm kỳ, một
nhiệm kỳ bốn năm, có rất ít thủ tướng được tồn tại hai nhiệm kỳ và thủ tướng
phải thạo hai ngôn ngữ Pháp và Hà Lan, và bảo vệ tốt cho quyền lợi của hai phía
thì mới có cơ mai giữ cho chiếc ghế của mình không chao đảo trước sóng gió.
Hiện nay chính phủ Bỉ tạm hòa giải sau cuộc tranh cử Thủ tướng vùng nói tiếng
Pháp đắc cử, hai vùng Bỉ nói tiếng Hà Lan và Bỉ nói tiếng Pháp tạm thống nhất
giữa tình hình kinh tế châu Âu phức tạp.
Nơi đâu
cũng có sự phân biệt đối xử là khó tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta chấp nhận nó
như thế nào ? và đánh giá nhận xét nó cho chính xác phải từ nguồn gốc xâu
xa của nó.
Sống ở xứ
sở bình yên ít nhộn nhịp, thích chấp nhận hiện tại và con người trở nên ít bon
chen với thế giới xung quanh, thích thưởng ngoạn khắp nơi và thưởng thức các
tác phẩm nghệ thuật từ thuở bé. Khi du khách đến đây cũng thích cuộc sống không
quá ồn ào nơi đây và quá hiện đại nhưng cho ta cảm giác thanh bình và thoải
mái. Khi họ đến đây rồi sẽ có những món quà đặc biệt mang về và thưởng thức mà
chỉ có xứ sở Moules frites mới có
được không nơi đâu có thể so sánh.
Snownguyen Nov 2012
--------------------
Mời tham khảo thêm những links dưới, trong bài biên dịch Lịch sử Bỉ cùng
bài Tết và lễ hội tại Bỉ, chúng ta sẽ có thêm câu trả lời cho nguồn gốc phức
tạp kia.
Tham khảo
. http://nguyensnowy.blogspot.be/2011/11/lich-su-vuong-quoc-bi.html,
Brussels 26 Nov 2011.
. http://nguyensnowy.blogspot.be/2011/11/tet-va-le-hoi-vuong-quoc-bi.html,
Brussles 30 Nov 2011.
. http://nguyensnowy.blogspot.be/2011/08/gioi-thieu-tac-pham-van-hoc-fear-and.html, Brussels 30 Aug 2011
· About the University: Culture and History". Vrije Universiteit Brussel. Retrieved 9 December
2007.
· http://en.wikipedia.org/wiki/Brussels
· Manneken-Pis.tk, Official web site of
Manneken Pis of Geraardsbergen
· http://www.waterloo1815.be/en/waterloo/619-wellington_s_great_victory_/
· Cammaerts, Émile
L. (1921) [1913]. A History of Belgium
from the Roman Invasion to the Present Day (ấn bản 357pp). D. Appleton and Co,
New York. OCLC 1525559 ASIN B00085PM0A [Also
editions [1913], London, OCLC 29072911; (1921) D. Unwin and Co., New York OCLC 9625246; also published (1921) as Belgium from the Roman invasion to the
present day, The Story of the nations, 67, T. Fisher Unwin, Luân Đôn, OCLC 2986704 ASIN B00086AX3A
· http://vi.wikipedia.org/wiki/Belgium
· http://en.wikipedia.org/wiki/Halloween
· http://www.brusselsmuseums.be/en/home/publication.php
· http://www.europe-cities.com/en/786/belgium/brussels/place/24492_royal_
palace_of_laeken_park/
· http://www.ommegang.be/index2.php?idx=2&lg=en
· http://leviffocus.rnews.be/fr/loisirs/divers/fete-de-l-iris-bruxelles-s-active/article-1195004553275.htm
. http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Belgium
.
http://en.wikipedia.org/wiki/Monarchy_of_Belgium
. http://en.wikipedia.org/wiki/Prime_Minister_of_Belgium
. http://en.wikipedia.org/wiki/Am%C3%A9lie_Nothomb