Sunday, October 28, 2012

SUY GẪM




Một thời vàng son mà. Ai mà chẳng tiếc chẳng nhớ nhung, nhưng ngày xưa là quá khứ ngày nay là hiện tại và ngày mai là tương lai!.

Ai cũng biết thế, nhưng sao muốn quên nó chẳng dễ chút nào, quá khứ là hành trang cho hiện tại và tương lai, tích lũy nó để cho mình và thế hệ sau. Cứ ôm khư khư nó và khép mình vào vỏ bọc này, thì thời gian sẽ tàn phá mình mà thôi.
Chẳng lẽ lúc nào mình cũng cứ mang ra khoe khoang với mọi người một thời vàng son kia chăng? Để được gì và làm gì? Rồi than thân trách phận và cho rằng mình là người khác với mọi người, nhưng thực ra cũng chỉ thế mà thôi. Có ai biết mình là ai chăng ở cái xứ sở xa xôi này, tiếng nói màu da, sự phân biệt của họ đối với mình.

Sống với hiện tại và hướng đến thế hệ sau, không nên tách mình với thế giới xung quanh, cái gì của ai có được ở hiện tại là cả một quá trình dài phần đấu và cơ hội đến, không ai giàu có và cũng chẳng ai nghèo khổ, không có người giỏi và chẳng có kẻ dỡ, họa chăng là cơ mai mang đến và ta biết chộp lấy nó, có giàu có thì chẳng thể vĩnh viễn. Mà người đời nói thời thế tạo anh hùng hay lên voi xuống chó.  Dù ta có giỏi đến đâu, thời cơ không có, không phấn đấu và chộp lấy nó thì nó vẫn mãi đứng yên đấy chẳng xoay chuyển, nếu người giỏi mà không gặp thời cơ thì có cựa quậy cũng chẳng làm gì được chỉ là lý thuyết xáo rỗng mà thôi. Có giàu có đến đâu khi không nghĩ đến người khác khư khư cho mình, rồi đến cuối đời chẳng ai gần gũi và chỉ lủi thủi một mình mà thôi. Nghèo khó mà có lý trí vươn lên thì sự thay đổi nhanh đến không thể tưởng khi họ gặp thời cơ, nên đừng bao giờ nghĩ quá phiếm diện ‘ người giàu thì giàu mãi, mà người nghèo thì nghèo cả một đời’, có giàu có nghèo nghĩa là có sự đấu tranh tư tưởng và hành động hãy thận trọng trong suy nghĩ đừng dừng lại ở một vài đại diện xung quanh mình. Hãy tích lũy kiến thức sâu sắc cho bản thân mình để giúp ích cho mình và những người xung quanh, sự giàu có với kiến thức trống rỗng chỉ là sự vị kỷ cá nhân chẳng giúp ích cho ai ngoài bản thân và cuối đời mọi người sẽ lãng quên và mình chỉ còn lại trong một góc hay xó xỉnh ngỏ hẹp nào đó mà thôi.

Nhìn những bậc đi trước, thấy buồn lòng, ngày xưa sao mình dám chạm đến dám tiếp xúc hay gần gũi, có chăng thì chỉ là những câu hỏi cần thiết hay cái xã giao mà thôi, đó là khoảng cách bắt buộc mọi người cần tôn trọng cần giữ kẻ cho công việc của họ. Nhưng ngày nay, cuộc sống thay đổi, thế hệ đi trước đã từ từ rơi rụng, thế hệ tiếp nối ngày càng có cuộc sống tốt hơn, họ lại quay về và cùng gặp gỡ những người đi trước rồi giúp đỡ họ, thấy sao ngày nay họ già nua, và khốn khó đến nhường nào. Nhìn hình ảnh này, thấy cuộc sống ngày nay ở quê nhà còn lắm vất vả và người lớn tuổi không được trân trọng nhất là nghề nhà giáo. Người thì quá giàu có, nhà cửa đủ loại đủ kiểu cái gì cũng có, một cái bàn cổ của họ cũng có thể nuôi một con người đến suốt đời. Vậy mà hàng tuần tôi vẫn thấy  truyền hình trong nước cứ đưa vào chương trình ‘ nhà đẹp’ thấy tương phản giữa cái  xa hoa’ và ‘ nghèo khó’ quá rõ rệt.

Một việc giúp ích nho nhỏ, cũng để cho ngày mai tốt hơn, đó là việc làm có ích, nối kết sự liên lạc trong và ngoài nước, cho khoảng cách gần hơn là điều nên làm. Khoảng cách càng ngắn lại khi chúng ta mở rộng trái tim cho đồng hương của mình, thì sợi dây khoảng cách kia ngắn lại và mất đi biên giới đó, những việc làm có ích nó mang nhiều kết quả hơn thay vì ích kỷ cắt đứt sợi dây này, đừng cho rằng mình bận rộn còn người khác quá dư giờ, người nói ra mình bận rộn là người rảnh rỗi nhất phí phạm thời gian của tạo hóa ban cho. 

Hãy trân trọng cái đang có và người khác mang đến, đừng phí công phá hoại mối thâm tình của bạn bè hay đồng hương. Mình cũng chỉ là những hạt cát nhỏ bé trong một sa mạc phù phiếm này. Giữ cho mình nhẹ nhàng thanh thản vui tươi như mình tự nói, hãy nhìn vào gương và soi gọi tâm cang kia rồi đút kết nó vào một góc tủ của mình để giữ cái gói này cho mai sau.

Snowynguyen 2012