Tuesday, November 15, 2011

ĐÔI ĐŨA


Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”. Vậy tại sao lại gọi là đũa ? theo văn hiến ghi chép, người dân miền Giang Nam miền Đông TQ cho rằng, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau, mà những người đi thuyền trên sông lại rất kỵ “thuyền ngừng Lại” , vì trong tiếng TQ từ trọ đồng âm với từ ngừng, nên đặt ngược ý là “đũa”  trong tiếng TQ đồng âm với từ nhanh. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữc trúc với chữ nhanh, bởi đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” .
Đũa có nhiều loại : đũa tre, đũa inox, đũa gỗ mun, đũa nhựa vv. Ngày xưa, đầu đũa hơi tròn và không nhọn, nhưng sau khi đôi đũa Hàn Quốc sử dụng nhọn đầu gia nhập vào Việt Nam, các đôi đũa ngày nay cũng sản xuất đa phần là đũa nhọn đầu, chắc vì tiện lợi cho việc gắp thức ăn chính xác và thẩm mỹ. Ngày nay sử dụng đũa ở những nơi như picnic hay tiệc nhỏ thì đũa tre là tiện lợi khi dùng xong là vứt bỏ.
Dân gian thường nói : Vợ chồng ví như cặp đũa tương đồng nhau
Đôi ta như đũa trong kho
Không tề, không tiện, không so cũng bằng.
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Xung quanh đôi đũa khá nhiều câu truyện hay ca dao tục ngữ như câu truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt’’ hay ta có câu “Vơ đũa cả nắm”, “Đũa mốc lại chòi mâm son”…


Ngày nay, vợ cao chồng thấp rất phổ biến, vì các cô gái trẻ ngày nay được ăn uống và rèn luyện cơ thể nên chiều cao có khá hơn thế hệ trước đây, các cô gái trẻ thì cao hơn 1m70 là chuyện bình thường, trong khi mấy anh nam giới hay các cụ lấy vợ trẻ thì chiều cao vẫn thế, nên phải đổi thế là :
Đũa nhọn đầu tiện dụng
Chồng già vợ trẻ như đôi đũa lệch.


Vợ chồng cũng không ngoại lệ, cũng được so sánh như cặp đũa kia, nếu mai mắn thì tương đồng, đồng tịch đồng sàng. Còn ngược lại, thì mang nỗi buồn muôn thuở. Nhưng người Việt Nam được rèn luyện đức tính chịu đựng từ ngàn xưa, nên dù có không thuận buồm xuôi gió cũng mà đi hết quãng đời còn lại nếu không được mai mắn có tấm chồng ‘Đồng sinh đồng tử, cưu mang đồng lần’. Dân gian hay ví dõm : Hai vợ chồng giỏi thì trở nên khá giàu, còn kẻ giỏi người dỡ thì trung trung, còn cả hai cùng dỡ thì chỉ có nước nghèo, nhưng điều cốt lõi là ăn đời ở kiếp, con cháu khỏe mạnh, đó là câu nói dân gian an ủi số phận những kẻ nghèo hèn.
Đa phần gia đình ở hải ngoại con cháu không đông đúc như trong nước, những đứa trẻ còn có ông bà thì ông bà dạy dỗ, làm sao sử dụng những đôi đũa dân gian, cha mẹ ngày nay cũng không thể thúc ép con cái sử dụng đũa như quê nhà, vì ở trường chúng ăn bằng dao nĩa, khi về nhà chúng ăn theo thói quen, nếu có sử dụng đũa cũng chỉ những dịp như lễ tết, đoàn tụ gia đình vì bị bắt buộc. Sử dụng đũa nếu không được tập tành từ thuở nhỏ, chắc chắn cũng chẳng dễ dàng gì, ngay cả người lớn như Phương Tây cũng học nhiều năm, mới có thể sử dụng tương đối thành thạo gắp thức ăn như Á Đông.
Nếu dọn mâm cơm mà có nhiều đôi đũa chắc chắn gia đình đông đúc vui vẽ, còn khi dọn mâm cơm chỉ có một hay hai đôi đũa chứng tỏ gia đình vắng vẽ thiếu tiếng trẻ thơ, hay trẻ không biết ăn bằng đũa, điều đó thể hiện những gia đình hải ngoại.


Gia đình trong nước, khi dọn mâm cơm lên bàn, lúc nào cũng ba bốn đôi đũa, chứng tỏ sự vui vẽ đông đúc trong nhà, tiếng cười trẻ thơ lẫn người già, nhưng nếu cha mẹ già hay ông bà không khỏe chắc chắn rằng những đôi đũa kia cũng không hiện diện đầy đủ trên mâm, rồi có nhiều lo âu lại đến với khổ chủ.


Cuộc sống là cả sự lạ kỳ, người Á Đông dùng đũa, Tây Phương lại dùng dao nĩa, nhưng dao nĩa chỉ có thể làm từ hai loại nhựa hay inox mà thôi. Rồi Tây lại học cách dùng đũa nếu có người thân hay bạn bè là Á Đông, còn người Á Đông ra hải ngoại, bắt buộc sử dụng dao nĩa, vì không có sự chọn lựa, nhưng sự tập luyện này dễ hơn học cách sử dụng đũa của người Phương Tây. Ngày nay, các nhà hàng Tây Phương cũng để vài đôi đũa phục vụ khách, nếu có yêu cầu từ người Á Đông, nhưng không phải là phổ biến ở các nhà hàng sang trọng.
Đôi đũa thể hiện nét văn hóa độc đáo của dân tộc, nó cho thấy rằng chỉ người Á Đông mới sử dụng đũa đến suốt đời, có thay đổi môi trường sống họ cũng mang nó theo ra thế giới bên ngoài, vì đó là phong tục ngàn đời chưa thay đổi. Dù có thay đổi trên nhiều phương diện với cuộc sống tha phương, người Việt vẫn mãi mãi sử dụng đôi đũa kia, vì nó đã đi sâu vào cuộc sống hàng ngày mà chưa có phương tiện nào có thể thay thế thông minh hơn đôi đũa ngày xưa.

Snowynguyen 2011
Tham khảo
http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=6635