Saturday, October 1, 2011

GIÁ TRỊ DINH DƯỖNG VÀ Y KHOA CỦA RONG BIỂN


Phỏng theo bài tường trình của giáo sư Subhuti Dharmananda, Ph.D Viện Nghiên cứu Y khoa Đông phương – Portland Oregon và Dr. Ryan Drum
Hiện nay có 4 loại rong biển (seaweed) chính được dùng trong việc chữa bệnh  đông y:



. Loại Laminaria (còn gọi là kelp hay haidai), một loại rong có màu nâu
. Ecklonia có màu xanh hay còn gọi là kunbu
. Loại Sargassum có màu nâu còn được gọi là haizao.
. Loại Pyrphora có màu đỏ là nguồn của zicai (nori để bao sushi).
Rong biển hút nhiều chất dinh dưỡng từ lòng đại dương cho nên chứa đựng hơn 36% chất khoáng trong trọng lượng của nó. Những chất khoáng này gồm có soldium, calcium, magnesium, potassium, chlorine, sulfur và phosphorus; và chất dinh dưỡng cực nhỏ như iốt (iodine), sắt, đồng, selenium, molybdenum, fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt.


Chất iốt (iodine) có nhiều trong rong biển và là chất dinh dưỡng tuyệt vời cho tuyến giáp (thyroid) vì nếu thiếu iốt (iodine) sẽ dễ sinh ra bướu cổ. Lượng iốt chứa nhiều nhất trong rong màu nâu (kelp hay laminaria) từ 1,500 ppm đến 8,000ppm (1 phần triệu) trong khi đó rong màu xanh và đỏ chỉ chứa từ 300ppm đến 300ppm mà thôi nhưng cũng là quá cao so với tất cả cây thực vật. Một thanh niên khỏe cần hấp thụ 150  mg mỗi ngày, như thế chỉ cần ăn một ít rong biển thì đã đủ. Chỉ cần 1 gram rong màu nâu đủ cung cấp từ 500mg đến 8,000mg iốt rồi, ngay đến rong màu xanh và đỏ dùng để bao sushi cũng cung cấp từ 100-300mg iốt cho mỗi gram. Trong thức ăn của Nhật họ đều cho vào hơn 1 gram rong biển mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể con người hấp thụ dễ dàng lượng iốt lớn vì tuyến giáp (thyroid) rất cần cho mô tế bào. Đa số nhân loại trên thế giới hiện nay không dùng đủ lượng iốt vì cây thảo mộc trên lục địa chứa quá ít iốt. Ngay nhiều quốc gia phải thêm iốt vào muối biển để cung cấp lượng tối thiểu về iốt. Vài nước đang phát triển như Trung quốc và Ấn Độ vẫn còn dùng lượng thấp iốt.


Ngoài chất iốt rong biển còn chứa nhiều calcium nhưng ít hơn so với lượng iốt. Chất calcium chứa trong rong biển độ 4%-7% và với lượng này thì 1 gram rong biển cho 70 mg calcium khô trong khi con người cần 1,000mg calcium mỗi ngày. Nhưng rong biển chứa nhiều calcium hơn tất cả thực phẩm không từ sữa.
Lượng chất đạm (protein) chứa trong rong biển tùy theo màu, chẳng hạn như rong nâu chứa 5-11% trong khi đó rong đỏ chứa đến 30-40% và rong xanh có 20% chất đạm. Một vài loại rong cực nhỏ (microalgae) chứa đến 70% chất đạm như sprirulina.
Hàm lượng sinh tố A (carotene 20-170ppm) trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với càrốt.
Vitamine C (500-3,000ppm) trong rong biển nâu và đỏ là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng. Vitamine B12 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình ôxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 kéo dài sẽ gây rối loạn trao đổi chất của các tế bào.
Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, calcium và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe. Acid fat béo (1-5%) trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Chuyên gia Thẩm mỹ cho rằng rong nâu kelp có tác dụng thải chất fat trong cơ thể không phải vì rong nâu không chứa fat và ít calorie – một lá rong biển nori bao sushi chỉ chứa 12.6 calo. Một giáo sư đại học Newcastle về tế bào học, ông Jeff Pearson cho biết:”vài loại thuốc làm giảm cân bằng cách ngăn ngừa enzyme làm tan mỡ có thể làm giảm lượng mỡ thải vào ruột già, nơi đó mỡ sẽ tiêu hóa với vi khuẩn làm phình ruột ra. Trong khi đó rong biển cũng ngăn chận enzyme tan mở nhưng không gây triệu chứng phụ”. Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên áp dụng món canh hay juice rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình. Rong biển còn chứa dồi dào chất antioxydant, vitamins B1 (làm não hoạt động tốt), B2 (giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng) và B12.
Người ta dùng nhiều rong màu nâu (porphyra) trong thức ăn. Tiếng Tàu gọi là zicai nhưng khi chuyển thành bánh tráng thì người Nhật gọi là nori dùng để cuốn sushi hay bán ra như thức ăn nhẹ snack.
Rong biển có vị mặn nên dễ đánh tan đờm trong cổ. Vì rong biển rất nhẹ nên rất tốt để chữa người bị tuyến giáp. Bệnh nhân suy tuyến giáp vì thiếu quá nhiều iốt, rong biển là nguồn dồi dào iốt nhất. Thiếu iốt nhiều sẽ có nguy cơ mắc bướu cổ.
Chúng ta hoặc con cái chúng ta có thói quen mua potato chips trong bọc để ăn vặt. Potato chips không những làm béo phì vì chứa nhiều lượng cholesterol. Chúng ta tập dần thói quen mỗi ngày bằng cách thay thế potato chips bằng một ít rong biển khô gói trong bao. Lúc đầu vị rong biển hơi khó ngửi nhưng dần dà rồi chúng ta sẽ quen. Nếu tìm cách nấu canh với rong biển lại càng tuyệt vời chẳng những tốt bổ dưỡng sức khỏe mà còn ngừa được nhiều thứ bệnh.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, rong biển là loại thức ăn thường được dùng phối hợp trong thực đơn cho những người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, người cao huyết áp và người bị suy tuyến giáp trạng.
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu