Monday, June 27, 2011

PHÁO TẾT VÀ BẦU CUA CÁ CỌP


‘Pháo’ nghe đến không ai quên được vào các dịp: đám cưới, lễ hội hay tết Nguyên Đán. Mùi của pháo làm cho ta xao xuyến ngày tết đến, dù ta có sống nơi đâu. ’Bầu cua cá cọp’ không thể không nói đến vào các dịp tết. Từ đâu mà phong tục đốt pháo và chơi bầu cua cá cọp vào các dịp tết như thế ?
Pháo được khai hỏa chính thức trong đêm Giao Thừa để đón mừng năm mới và trừ ma quỷ. Tục này xuất phát từ thời nhà Chu bên Tàu, theo Đông Phương Sóc, ngày Tết ma quỷ thường xuất hiện, nhất là Xuy Vu và Uất Lũy đã gây ra lắm cảnh tang tóc, nên vào giờ Giao Thừa dân chúng mang ống tre ra đốt để phát tiếng nổ trừ đuổi ma quỷ. Khi chế được pháo, người ta dùng pháo để đốt thành tục lưu truyền đến bây giờ.
Nhưng người Việt chúng ta từ phong tục trở thành thói quen, hể đến các đám đình hay lễ hội, tết đều đốt pháo, và sự kiểm soát thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ dẫn đến rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra cho toàn xã hội. Từ nguyên nhân không kiểm soát nỗi, nhà nước phải đành nghiêm cấm đốt pháo vào các dịp nêu trên. Không khí hội hè đình đám lại buồn bả theo thói quen nghe tiếng pháo nổ này.
Mỗi năm cứ đến ngày tết, từ trong các ngõ ngách đường phố đến các xóm. Mọi người đều chơi Bầu Cua Cá Cọp nhưng trong trò chơi này, chỉ có Bầu, Cua, Cá, Hươi, Tôm và Gà, không có con Cọp. Như thế tại sao gọi là Bầu Cua Cá Cọp. Con Cọp không còn thấy trên các bàn Bầu Cua Cá Cọp như hiện nay.
Bầu Cua Cá Cọp là trò chơi đầu tiên, bắt nguồn từ bên Trung Quốc, Phúc Kiến, người Tàu gọi là Hoo Hey How. Cá (Hoo), Tôm( Hey), Cua ( How). Thật ra trò chơi này cũng tương tự với trò chơi của các thủy thủ người Anh gọi là Crown and Anchor.
Trò chơi nầy ban đầu được các thủy thủ bài ra chơi trên bon tàu trong lúc rỗi rảnh, buồn chán khi ra khơi đánh cá do đó chỉ phổ biến ở các nước Anh, Bỉ, Hòa Lan, và nước Pháp.
Bàn cờ người Tàu nguyên thủy không có con Cọp mà thay vào đó là đồng tiền xu.


Ở Thái Lan, bàn bầu cua có hình nguyên con cọp. Đây mới chính là gọi Bầu Cua Cá Cọp.
Có rất nhiều giả thuyết để giải thích tại sao người Việt chúng ta gọi là bầu cua cá cọp:
1. Có người cho rằng vì sự sùng bái Cọp nên sau này trên bàn cờ không dám đụng con Cọp. Có thể ông cha ta ngày xưa khi khai phá vùng đất ở phương Nam có rất nhiều Cọp dữ, nên sùng bái coi cọp như là Ông Cọp hay Ông Ba Mươi.
2. Những hình ảnh thú vật và trái bầu trên bàn cờ bầu cua đều thể hiện những hình ảnh hiền hòa gần gủi với nếp sống của dân quê ở đồng ruộng trong khi đó cọp là loại thú hại người sống trên rừng núi. Con Cọp không thích hợp với những con vật trên bàn cờ.
3. Bàn Bầu cua cá Cọp thật ra là bầu cua cá cọc. Ngày nay nói sai thành bầu cua cá cọp. Trong từ cổ Việt chữ Cộc có nghĩa là nọc, đực, dương, vật nhọn. Những con thú biểu tượng cho nọc, đực, dương, mặt trời gọi chung là con Cọc hay có tên biến âm của Cọc hay có nghĩa là nọc, cọc, que, vọt, đực. Cọc mang trọn nghĩa của chữ Nọc, trong chữ nòng nọc. Ở đây, ở cõi đất thế gian, con Hươu đực, Hươu Nọc tức con Hươu có Sừng, loài thú bốn chân đi trên mặt đất là con Hươu Cọc, Con Cọc. Sừng là vật nhọn là một thứ Cọc nhọn, một thứ Nọc nhọn mang dương tính. Nhìn vào bàn Bầu Cua ta thấy con Cọc chính là con Hươu ở góc trên bên trái.


Tóm lại phải nói là Bầu Cua Cá Cọc mới đúng, nói Bầu Cua Cá Cọp là sai, truyền thống dân tộc “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên cho mọi người đầu năm đã cùng nhau vui Xuân với các trò chơi của ngày Tết như kêu Lô-tô, lắc bầu cua, vv...
Ngày nay, người dân Việt Nam không được thấy ‘pháo’ vào các dịp này nữa, ‘pháo’ thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền. Từ năm 1994, chính quyền Việt Nam đã cấm đốt pháo, buôn bán và nhập khẩu pháo, vì tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Thay vào đó, nhà nước tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức, điều này không thể thay thế cho tiếng pháo đầu xuân.
Các nước lân cận như Thái Lan,Malaysia, Singapore hay xa hơn là Trung Quốc vẫn đốt pháo trong các ngày tết, do sự nhận thức của người dân và luật phạt nghiêm khắc, tiếng pháo vẫn nổ lách tách vào những ngày này.
‘Tiếng pháo’ hay ‘bầu cua cá cọp’ gắn liền với người dân Việt Nam vào những ngày tết cổ truyền, nếu ta cấm một trong hai thì ngày tết xem một nghi lễ tết chứ không còn là ‘ngày vui của tiếng pháo’ hương vị này sẽ thiếu đi ý nghĩa. Nếu mỗi bậc cha mẹ trong nước nhận thức đúng đắn và kiểm soát chặt chẽ hơn con cái mình, tôi mong rằng việc sản xuất pháo hạn chế và đốt pháo sẽ trở lại như xưa. Mọi người lại nghe tiếng pháo đêm xuân.

Snowynguyen 2010

Tài liệu tham khảo
http://www.cadaotucngu.com/Phorum/topic.asp?TOPIC_ID=853